Đừng quên gọi cho tôi
I don’t promise you that… I will make you laugh
![]() But I can cry with you
![]() If one day you want to run away
Don’t be afraid to call me
I don’t promise to ask you stop
But I can run with you
If one day you don’t want to listen to any body
Call me and… I promise to be very quiet
![]() But…
If one day you call and there is no answer
Come fast to see me…
Perhaps I need you
Bạn bè
chat chit đi!
Âm nhạc Hội ngốc xít's Blog
Welcome to music Thực đơn người xem
Bài viết cuối
Bình luận mới
chip con trong
Bản tin lớp học ngày 10/1/07
hoingocxit trong Father and daughter nguyentien at trong Tạm biệt năm! bí mật trong Một ngày mưa Tacaza trong Một ngày mưa Web -Blog
|
Năm ấy, tôi phải xa thành phố để tham dự trại sang tác văn học. Khi tôi bước xuống máy bay trở về Atlanta, cả nhà đang chờ tôi.. Sau những cái ôm hôn thắm thiết và nồng hậu, tôi tíu tít kể cho mọi người nghe về chuyến đi của mình – ít ra là tôi cố làm như vậy. Có vẻ ai cũng muốn thổ lộ với tôi điều gì đó, nhất là Jeremy 8 tuổi. Cứ nhảy loi choi để được lắng nghe, thằng bé hét lên hầu át tiếng các anh chị nó, thậm chí cả tiếng chồng tôi, Jerry. Mọi người đều cần điều gì đó ở mình, tôi nghĩ. Họ không muốn nghe về chuyến đi của mình. Mà Jeremy cứ luôn miệng nói gì thế nhỉ? “Tranh áp phích, Mẹ à! Con cần vẽ tranh áp phích. Ở trường con có tổ chức một cuộc thi.” Tôi đẩy nó ra, bảo sẽ nói chuyện đó sau. Về nhà, tôi tất bật chỉnh điện thoại, chuông cửa, máy giặt, rửa xe, trả lời các câu hỏi, và lau chùi những vết dơ ố trong nhà. Hì hục làm, tôi cố gạt đi nhận thức gớm ghiếc rằng: cho dù mình có cố gắng thế nào chăng nữa cũng chẳng thể đáp ứng hết những đòi hỏi của gia đình. Trong khi tôi lăng xăng làm việc, bận quyết định phỉa làm gì tiếp, thì Jeremy cứ nhì nhèo: “Con cần giấy vẽ tranh áp phích, Mẹ à.” Nhắng nhít vậy chứ từ từ nó bắt đầu nhỏ giọng lại, gần như chỉ còn nói riêng mình nghe thôi. Bởi vậy mà tôi xếp lời thỉnh câug của Jeremy vào hàng cuối cùng trong danh sách những việc cần làm ngay. Có lẽ nó sẽ quên phéng vụ giấy vẽ áp phích, tôi hy vọng. Vào ngày thứ bas au khi trở về nhà, tôi cố dành 15 phút đểđánh máy một bài báo. Vừa ngồi vào máy chữ, tôi đã nghe tiếng máy gịăt ngừng lại - cần phỉa bỏ thêm một đống quần áo nữa vào. Hai cú điện thoại quan trọng cần phỉa phúc đáp. Cô con gái adx nhiều lần nài nỉ tôi lắng nghe nó ngâm một đoạn thơ trong Canterbury Tales. Mấy con mèo cứ meo meo ở ngay trước mặt tôi, đòi ăn. Ai đó làm đổ nước cam ra sàn bếp và chùi tèm lem vào khăn tắm khô. Đã quá thời gian sửa soạn bữa tối mà tôi vẫn chưa ăn bữa trưa. Tuy nhiên tôi vẫn cố gắng hào hứng đánh máy thêm vài phút quay giá. Chợt một cái bong nhỏ bé phủ lên mấy trang giấy của tôi. Chẳng cần ngước lên tôi cũng biết đó là ai. Nhưng rồi tôi cũng liếc nhìn. Jeremy đứng yên lặng nhìn tôi. Ôi lạy chúa, đừng có để nó kèo nhèo nữa. Con biết là nó cần giấy vẽ tranh áp phích. Nhưng con cũng cần đánh máy. Tôi mỉm cười yếu ớt với Jeremy và lại cắm cúi làm tiếp. Nó nhìn tôi vài phút nữa rồi lặng lẽ bỏ đi. Tôi lõm bõm nghe nó ca cẩm “Ngày mai là hạn chót rồi” Tôi ham viết đến nỗi suýt bỏ qua lời nó. Nhưng tôi cũng không thể cưỡng lại tiếng nói cứ thôi thúc trong tim mình. Phải mua giấy cho con ngay!Lập tức, tôi đóng máy vi tính lại. “Chúng ta cùng đi mua giấy nào, Jeremy”. Nó đừng phắt và quay lại, nhìn tôi không cười cũng không nói - cứ như không nghe vậy. “Đi nào,” tôi giục giã, vớ lấy cái bóp và chìa khoá xe hơi. Nó vẫn đứng đực ra . “Mẹ có cần mua gì thêm không mẹ?” “Không, chỉ mua giấy vẽ tranh áp phích cho con thôi” tôi vừa nói vừa tiến ra cửa. Nó lùi lại sau, ngần ngừ “Mẹ ra cửa hàng chỉ vì con thôi à?” Tôi dừng lại và nhìn sát thằng bé. Chà, vết nước sốt gì đó nó ăn ở trường bết và áo sơmi, giày không cột để long thong, vệt nước cam vẫn còn vương trên khoé miệng, khiến Jeremy trông hệt chú hề. Đột nhiên , một vầng sáng rạng rỡ bừng trên gương mặt Jeremy, xoá tan vẻ nghi ngờ. Không bao giờ tôi quên được khoảnh khắc ấy. Nhanh nhẹn đến ngạc nhiên, Jeremy chạy ào xuống cầu tahng, nó ngoái đầu lại hét toáng lên “Hey, Julie Jen, Jon, mẹ đưa em đi cửa hàng nè! Có ai cần mua gì không?” Không ai trả lời, nhưng nó cũng chẳng để ý. Nó chui tọt vào xe với vẻ mặt hân hoan như buổi sang ngày Giáng Sinh. Ở cửa hàng, thay vì chạy trước, Jeremy nắm chặt tay tôi và kể tía lia về cuộc thi vẽ tranh áp phích cổ động. “Tụi con thi vẽ chủ đề phòng cháy chữa cháy. Cô giáo thông báo từ lâu lắm rồi, lúc đầu con nói với mẹ, mẹ bảo để sau hẵng tính. Rồi mẹ đi công tác. Ngày mai là cuộc thi kết thúc rồi. Con phải vẽ gấp gấp lên mới được. Ngộ nhỡ con đoạt giải thì sao há?” Nó cứ líu ríu kể mãi, mặc dù chỉ đòi mua giấy vẽ có một lần. Jeremy không cần lời xin lỗi của tôi – và cũng chẳng cần thiết vì như vậy sẽ làm hỏng mất niềm vui của con. Vì vậy tôi chỉ lắng nghe thật chăm chú, như thể không còn việc gì trên đời quan trọng hơn. Mua giấy vẽ xong xuôi, tôi hỏi: “Con còn cần mua gì nữa không?” “Mẹ mang đủ tiền chứ?” nó lí nhí. Tôi mỉm cười, bỗng cảm thấy mình giàu cío biết bao. “Đủ chứ, hôm nay tình cờ mẹ có rất nhiều tiền. Con cần gì nào?” “Con cần hồ dán và một ít giấy vẽ kĩ thuật được không mẹ?” Tôi mua nhưũng thứ con bảo và tưói quầy thu ngân. Vố thường rất dạn với người lạ, Jeremy liến thoắng khoa: “Cháu sẽ vẽ một bức tranh áp phích. Mẹ cháu dẫn cháu tới đây để mua các dụng cụ cần thiết đấy.” Nó cố tỏ ra nghiêm trang, nhưng mặt lộ vẻ hớn hở. Suốt buổi chiều hôm đó, Jeremy một mình hí hoáy với bức tranh. Hai ngày sau, tên người thắng giải được công bố trên loa phóng thanh của trường. Jeremy đoạt giải! Kế đó, bức tranh của Jeremy được đem đi thi cấp quốc gia. Nó lại đoạt giải tiếp! Thầy hiệu trưởng gởi cho Jeremy một bức thư và kèm theo tờ ngân phiếu 5 đôla. Jeremy viết một câu chuyện về cuộc thi. Nó cất trong tủ quần áo nên tôi đọc được. Một câu hiện rõ, đập ngay vào mắt tôi “Rồi mẹ ngừng đánh máy, lắng nghe tớ và dẫn tớ đi cửa hàng”. Vài tuần sau, một phong bì màu vàng to tướng được gửi đến, đề tên ngưòi nhận là Jeremy. Nó mở ra và đọc thật chậm – cứ như không tin vào bằng chứng nhận giải thưởng “Bằng chứng nhận Jeremy West đã xuất sắc đoạt giải cuộc thi vẽ tranh áp phích chủ đề Phòng cháy chữa cháy bang Georgia” Tấm bằng do chính thống đốc bang ký. Jeremy bổ nhào xuống sàn nhà, lăn lộn vui mừng, cười hể hả. Chúng tôi lồng tấm bằng vào khung treo lên tường. Giờ đây mỗi khi nhìn nó tôi lại nhớ ra mình suýt nữa đã bỏ qua lời thỉnh cầu của Jeremy, suýt nữa quên mua giấy vẽ tranh áp phích cho con. Marion Bond West
|