Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

jun_dat's Blog

FATHER...

Cha nó có nguy cơ bị bệnh tiểu đường? hay đúng hơn là đã bị… nó không thể nghĩ gì hơn điều gì tồi tệ hơn vậy?

Cha… tiếng gọi thân thương mà nó vẫn dành cho người đã sinh thành dưỡng dục ra nó. Nó không biết tại sao tại sao phải gọi là “Cha” mà không phải là “Ba” hoặc là “Bố”, nhưng khi nó cất lên tiếng gọi “Cha” thì nó cảm thấy thân thương và ấm áp lạ kỳ. Nhiêu đó là đủ, cần gì nghĩ cho nhức đầu hihihi.

Dưới lăng kính  của nó, “Cha” là người tuyệt vời nhất như Mẹ vậy. Cha có cách quan tâm và chia sẻ của Cha, và Mẹ có cách quan tâm theo cách riêng của Mẹ. Cha ít nói, ít khi đánh mấy baby của Cha, nhất là khi tôi là một ngoại lệ đặc biệt (người ta vẫn gọi tôi là con mót, vì cách 10 năm từ khi ông anh tui ra đời mới đến tôi). Cha ít đánh nhưng chưa bao giờ nó dám nghĩ Cha hiền cả, mấy ông anh cũng “rét” Cha một cây. Không biết sao chỉ cần Cha nhìn vào mắt nó là nó đã thấy run xèn xẹt khi mình  vừa làm điều gì có lỗi. Dưới con mắt đầy nghiêm nghị và cương trực của Cha, tôi nhỏ bé và run rẩy như chú chim gãy cánh, như con cá mắc cạn … và chỉ cần Cha nẹt thêm vài tiếng nữa thôi là coi như nó xanh mặt và làm theo răm rắp(khác với Mẹ luôn quan tâm nhưng cũng luôn cằn nhằn nó phải thế này thế kia mà nó ít nghe). Cha mới chỉ dành cho nó một trận đòn duy nhất  từ khi nó sinh ra đến giờ, một trận đòn vì tội ham chơi mà quên học. Hôm đó nó trốn đi tắm suối (luôn luôn vậy vì xin thì sẽ không bao giờ được đi), vì không kìm chế nên nó đã ngâm mình qua luôn cả giờ học. Khi nó về tới nhà thì overtime, Cha đã đợi sẵn và … (chuyện gì đến đã đến).

Nó là thằng con trai may mắn nhất xóm (tự nó cảm thấy vậy). Nó luôn tự hào vì Cha thương nó nhất nhà và luôn dành cho nó những phần quà mỗi lần cha đi Sài Thành về. Nó tung tăng chạy đi khắp xóm, khắp làng, bùm bùm chéo chéo (tiếng súng, cha mua súng và mua cả xe dây cót cho nó nữa) cho lũ bạn lác mắt keke. Đi ngủ nó cũng để bên cạnh mình (nó là trùm ngủ với Mẹ, tật này hình như qua cấp 3 mới bỏ được vì nó là con út và vì lúc đó phòng ốc còn nhỏ hihi), nó sợ mấy ông anh sẽ cướp mất của nó hiiihi.

Cha thường cõng nó trên lưng, chạy vòng vòng và đùa giỡn với nó. Cha cõng nó đi khắp xóm du lịch … nó chỉ còn nhớ rất ít, và bây giờ còn đọng lại chỉ là một cảm giác, một điều gì đó xa xăm không rõ những đủ để nó nhận ra.

Nó bị bệnh, hễ trở trời là bệnh. Căn bệnh mà chính nó tự gây ra cho nó. Lục lại trong ký ức nó không thấy hình bóng Cha bên cạnh nó lúc nó lâm bệnh. Sao vậy nhỉ? nó nhớ rõ mồn một Mẹ nó làm gì, nói gì khi nó bị bệnh. Mẹ sát chanh lên lưng nó cho đỡ sốt, nói với nó những câu trấn áp, nó thấy yên tâm hơn. Nhưng nó hay tủi thân, hễ có người khác tới thăm mà nói câu gì có vẻ thương cảm la nước mắt nó lại lăn dài, kỳ lạ. Bởi vậy nó không muốn người khác tới thăm mà chỉ muốn ngồi với Mẹ. ah`, đúng rồi, lúc đó Cha đi mua thuốc hihih. Chắc rồi, vì Cha biết nó uống thuốc ở đâu thì sẽ hết bệnh. Nó chỉ hợp với một chỗ duy nhất, và hễ mắc bệnh thì chỉ cần 3 liều là bệnh tan biến.

Cha bị bệnh, uh chẳng gì lạ. Cha bị tiểu đường, đó lại là vấn đề khác. Nó đã từng vật lộn hàng đêm không ngủ khi nghe hung tin Mẹ bị bệnh tim. Nó thường suy nghĩ nếu không còn Mẹ, đời nó vô nghĩa. Uh, nó thương thương Mẹ lắm, nó không dám nghĩ… nếu điều đó xảy ra. Và bây giờ khi Mẹ đã lành bệnh, nó lại biết tin Cha. Cũng như Mẹ, khi được hỏi thì Cha sẽ nói không sợ vì quy luật tự nhiên là vậy, nhưng sâu trong mắt Cha và phía sau lời nói ấy là một sự lo lắng vô bờ, đó cũng là điều tất nhiên khi còn người ta cảm thấy bất lực trước một thế lực không thể chống lại.

Nó bắt Cha ở lại, bắt anh ở lại. Mai nó phải đi làm, và anh sẽ chở Cha đi khám bệnh. Nó muốn anh chở Cha tới bệnh viện mà Cha nghe người ta nói là sẽ chữa được để Cha yên tâm. Nó sẽ cầu nguyện cho Cha, nó sẽ làm tất cả để Cha vui, tự hào về nó. Nó sẽ tự tạo ra đôi mắt nghiêm nghị của Cha trên mỗi bước chân của nó, mọi nẻo đường nó đi để nó cảnh giác và không lạc bước, sa ngã. Nó đã khóc, nước mắt nhoè… thôi đi qua chở Cha đi bệnh viện


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com