Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Mâm cơm Việt's Blog

2 hỗn hợp kỳ diệu giúp chữa trào ngược axit

Nước dừa là loại thức uống được nhiều người yêu thích, đặc biệt là vào mùa hè. Vậy người bị đau dạ dày có nên uống nước dừa không?

Nước dừa là thức uống tốt người bị dạ dày

Trong nước dừa có chứa khá nhiều kali, muối khoáng, chloride và canxi,.. đều là những dưỡng chất quan trọng đối với sức khỏe cơ thể. Nhờ tính hàn nên nước dừa có khả năng làm mát và giải nhiệt khá tốt. Đặc biệt, thành phần enzyme trong nước dừa cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ tốt trong việc điều trị một số bệnh như trĩ, đau viêm loét dạ dày đại tràng, tiểu đường, viêm gan và một số bệnh khác.

Nước dừa mang lại nhiều lợi ích cho hệ tiêu hóa nhờ khả năng chống viêm và hỗ trợ hoạt động vận chuyển các chất. Là thức uống giải khát tự nhiên, không chất bảo quản, không màu thực phẩm, thì không có lý do gì mà bệnh nhân đau dạ dày lại từ chối nước dừa.

Ngoài ra, các nghiên cứu y khoa cho biết, nước dừa giúp ngăn ngừa hiệu quả các bệnh về đường tiêu hóa, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và bảo vệ hoạt động của dạ dày tốt hơn. So với các loại thức uống khác, nước dừa được xem là thức uống có tính an toàn cao, không bị nhiễm chất hóa học.

Như vậy, với câu hỏi người bị đau dạ dày uống nước dừa được không có thể trả lời là hoàn toàn có.

Tuy nhiên cũng cần lưu ý, bệnh nhân đau dạ dày chỉ nên uống tối đa một quả/ ngày vì nước dừa khá lạnh, uống nhiều có thể gây đầy hơi, cứng bụng.

Một số loại đồ uống tốt cho người bị đau dạ dày

Nước cà rốt và bạc hà

Thoạt nghe có vẻ hơi băn khoăn, nhưng thức uống này vừa có thể giúp vượt qua cảm cúm mùa lạnh, vừa làm nhẹ dạ dày vì cung cấp dưỡng chất.

Cà rốt rửa sạch để nguyên vỏ, cắt khoanh, đun chín với 4 tách nước và một muỗng nhỏ lá bạc hà khô (hoặc một nhúm lá bạc hà tươi). Nghiền cà rốt qua rây và uống khi còn nóng. Có thể thêm một lát gừng tươi để tăng tác dụng xoa dịu hoặc một chút nước chanh cho dễ uống. 

Theo https://ift.tt/2uVLQ9t

Trà gạo

Để giảm đau dạ dày và ngăn chặn cơn tiêu chảy, hãy đun 1/2 tách gạo với 6 tách nước trong 15 phút. Lọc bỏ gạo và cho thêm một chút mật ong hay đường vào trà và uống nóng.

Giấm táo

Hỗn hợp gồm một muỗng canh giấm táo, một tách nước nóng và một muỗng mật ong sẽ làm dịu cơn khó tiêu, có thể làm êm các cơn đau quặn và đầy hơi. Thức uống này còn ngăn chặn triệu chứng xót rát dạ dày.

Sữa chua

Khi bị đau bụng, chắc chắn chúng ta không có hứng thú với các chế phẩm từ sữa, nhưng với chất lượng của sữa chua vi sinh, đồng nghĩa với lợi khuẩn sống, là một giải pháp tốt vì chữa lành các khó chịu về tiêu hóa cũng như kích thích hệ miễn dịch. Nên chọn sữa chua không đường, không béo và không mùi.

Đau dạ dày cấp nếu không được phát hiện và xử lý đúng cách, kịp thời có thế trở thành đau dạ dày mãn tính.

1. Đau dạ dày cấp tính là gì?

Đau dạ dày cấp tính là bệnh thường gặp ở nhiều lứa tuổi khác nhau. Bệnh chỉ xảy ra các phản ứng ở niêm mạc do những tác nhân hoặc vi khuẩn độc hại. Nó khởi phát và biến chứng rất nhanh. Bởi thế, phải có giải pháp xử lý kịp thời, dập tắt triệu chứng, loại trừ gốc bệnh và các nguy cơ chuyển biến thành đau dạ dày mãn tính.

2. Nguyên nhân đau dạ dày cấp tính

Có rất nhiều yếu tố có thể trở thành nguyên nhân dẫn đến tình trạng viêm dạ dày cấp tính. Tuy nhiên chúng ta chỉ cần chú ý những nguyên nhân cơ bản đó là:

a. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Nhiều người quan niệm cứ bị bệnh là uống thuốc, tuy nhiên việc sử dụng các loại thuốc tây mà đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh giống như “một con dao hai lưỡi”, bởi ngoài việc có tác dụng diệt khuẩn thì nó cũng rất dễ khiến người phải gánh chịu những tác dụng phụ. Mà điển hình nhất chính là tác dụng phụ đến sức khỏe của dạ dày.

b. Từ vi khuẩn HP

Các nhà khoa học trên Thế giới đã chứng minh được rằng ra vi khuẩn HP là một nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh lý về dạ dày. Cơ chế gây bệnh của vi khuẩn này đó là sau khi vào dạ dày nó sẽ gây axit hóa môi trường dạ dày, từ đó tạo nên các vết loét trên bề mặt của niêm mạc dạ dày.

3. Triệu chứng viêm dạ dày cấp

Ăn những loại thực phẩm có chứa chất kích thích như thực phẩm cay, nóng, đồ ăn nhiều dầu mỡ, thuốc lá…. cũng được xác định là một nguyên nhân gây viêm dạ dày cấp tính.

Ngoài những yếu tố kể trên thì các bạn cũng cần chú ý viêm dạ dày cấp tính có thể xuất hiện do những tác nhân khác như: Bị căng thẳng – stress kéo dài, bị nhiễm khuẩn cấp…. Vì vậy các bạn cần đặc biệt chú ý để xác định được nguyên nhân gây bệnh một cách chính xác nhất.

4. Triệu chứng

Khi viêm dạ dày cấp xuất hiện, người bệnh có thể có những biểu hiện chính đó là:

a. Buồn nôn và nôn

Đây là triệu chứng mà những người bệnh có thể trải quả ngay khi vừa ăn xong. Các chất nôn, dịch nôn có thể còn kèm theo máu. Triệu chứng này xuất hiện và kéo dài rất dễ khiến người bệnh rơi vào trạng thái suy kiệt, mất nước vì vậy người bệnh cần đặc biệt lưu ý.

b. Đau tức ở vùng thượng vị

Hầu hết những bệnh đường tiêu hóa đều có thể gây ra những cơn đau ở thượng vị, vì vậy người bệnh cần chú ý để tránh không bị nhầm lẫn khi nhận diện viêm dạ dày cấp. Thông thường, đặc trưng của viêm dạ dày cấp đó là những cơn đau ở thượng vị thường rất dữ dội và nóng rát lên tận cổ họng.

c. Mệt mỏi, chán ăn

Bệnh viêm dạ dày cấp tính xuất hiện sẽ khiến cho các dịch vị axit xuất tiết ra một cách quá mức so với lượng cần thiết. Điều này sẽ dân đến một hệ quả đó là gây hiện tượng căng tức và chướng bụng, từ đó không kích thích được cảm giác thèm ăn ở người bệnh. Lâu dần khiến cơ thể trở nên mệt mỏi, suy nhược.

d. Chảy máu dạ dày

Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, các thức ăn được đưa vào dạ dày sẽ phải tiếp xúc với những vết loét trên bề mặt niêm mạc. Nếu là các loại thức ăn thô, cứng sẽ tác động và gây ra chảy máu tại các vết loét. Từ đó bệnh nhân có thể sẽ bị nôn ra máu, hoặc khi đi ngoài phân sẽ lẫn máu.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com