Tổ của tôi có 6 nam, 8 nữ cùng trang lứa và đã có gia đình, có cùng sở thích là hát karaoke. Tổ qui định đến kỳ lương là hùn nhau đi hát một lần ra trò.
Hôm nọ, tôi bận tiếp khách, cả nhóm đi trước. Nói chuyện chưa được bao lâu thì thằng Hùng điện: “Ra quán karaoke nhanh. Hát cả giờ thiếu mình ông không vui”. Tôi đành hẹn khách khi khác, lấy xe chạy nhanh đến chỗ hẹn. Cửa mở, mọi người mừng rỡ reo hò: “Ông uống một ly bia để có hơi hát một bài đi. Máy này nịnh lắm, hôm nay nó biết mình có tiền nên hát bài nào cũng chấm 100 điểm!”.
Thằng Hùng bảo nó hát trước để cho tôi nghỉ mệt. Nói xong, nó cất giọng: “Khung cửa sổ hai nhà cuối phố... không khép bao giờ...”, vừa hát nó vừa nắm quần tôi kéo. Nó lại cao giọng: “Nào ai đã một lần dám nói...” lần này nó ghé tai nói nhỏ: “Cửa sổ quần ông đó!”. Tôi hoảng hồn nhìn xuống thì hỡi ơi, quần tôi bị hư phẹcpơ- tuya trống hơ trống hoác. Tôi lẳng lặng kéo áo ra khỏi quần cho che chỗ trống. Ráng hát một bài rồi nại lý do: Biến mà quê.- Cuối tiết thứ 5, tin nội bộ ký túc xá loan đi trong giảng đường: Nhỏ N. sẽ đi chợ! Vậy là một tấm giấy được chuyền tay từng người. Khi đến tay nhỏ N. thì đã chi chít: “1.000đ đậu hủ; 500đ nước tương, 1 bịch chè chuối, 500đ rau má...”.
Chuông reng, nhỏ N. bàn giao tập vở cho nhỏ bạn cùng phòng. “Đặt giùm tao nồi cơm, 1 lon thôi!”. Lúc ấy, nhỏ T. mới sực nhớ mua thêm 2 gói mì tôm ăn trưa, nó liền viết vô bàn tay nhỏ N. 2 chữ “MT-2” to tướng. Trời trưa, bụng đói, đồ đạc lỉnh kỉnh, nhỏ N. cứ loay hoay mãi với cái “mật hiệu” MT-2 trên tay. Chịu, không suy ra là cái gì, thôi thua luôn, đành về! Hôm ấy, nhỏ T. không có “Mờ tê” để ăn, nhưng từ đấy món “Mờ tê” thành món “nổi tiếng” nhất ký túc chúng tôi...
Xe buýt sinh viên
Ét-vê mà đi học bằng xe buýt là đa lợi: Thứ nhất: Khỏi phải tập thể dục buổi sáng, vì cuốc bộ từ nhà đến trạm chờ xe buýt đã mướt mồ hôi hột, chân ngày càng dẻo dai. Thứ hai: Thường xuyên thưởng thức cảm giác mạnh! Đó là những hôm vừa ra đến trạm đúng lúc xe chuyển bánh thì phải co giò mà đua theo anh phụ xe sẽ đứng ngay cửa giơ một tay ra nắm lấy tay SV lôi lên xe.
Ta sẽ có cảm giác y như đang nhảy dù nghệ thuật lúc được kéo bổng lên và khi đáp an toàn trên xe, tim bạn sẽ nhảy lambada loạn xà ngầu. Thứ ba: Dễ có cơ hội “giao lưu” cự ly gần với các nàng SV. Vừa lên xe phải nhanh chân chiếm ngay một ghế trống (nếu còn) mà an tọa. Để những trạm sau... lỡ có một bạn nữ dễ thương nào đó thì nhường ghế cho người ta ngồi, sau đó tùy “bản lĩnh” mà tha hồ “là lá la”.
Còn nếu không có ghế trống thì đứng, mà nhiều ét-vê trai khoái đứng lắm vì quãng đường đến Thủ Đức dài khoảng 15km thế nào cũng có mấy “cha” lạng lách trước đầu xe... Bác tài sẽ đạp thắng và bình hơi “xì” một phát, vì mất thăng bằng, tất cả đổ dồn về phía trước, thế là có ét-vê trai mất “tay lái” và nhào vô mà ôm người khác...
Lợi dụng cơ hội, ngày nào cũng có hàng khối ét-vê trai lên kế hoạch ôm, đụng, kể cả hôn trộm để sau đó là những tiếng kêu “Kỳ quá... kỳ quá!” của mấy nàng. Thế mới có mấy câu thơ bất hủ viết trên ghế xe buýt, đại loại như: “Bác tài đạp thắng nghe... xì... Sinh viên nhào lộn thở khì... hôn nhau Bác tài bẻ lái cái ao (ào) Sinh viên lịch sự chào nhau... u đầu”.
Đó là chưa kể đi xe buýt bạn không phải lo giấy phép lái xe, mũ bảo hiểm, mua bảo hiểm, tiền xăng nhớt, hao mòn xe cộ... lại tiện lợi an toàn, không tổn thọ vì bụi bặm đường xa... Bởi tam tứ lợi như thế, nên xe buýt ét-vê là... muôn năm!
Nguyên do
Hai SV nói chuyện với nhau:
SV nữ: Sao anh cứ mặc cái áo ấy hoài vậy?
SV nam: À! Bởi vì nếu cởi nó ra thì sẽ không bao giờ anh mặc lại nó lần nữa em ạ!
SV nữ: Sao vậy?
SV nam: Áo anh hàng... vỉa hè 10.000đ, với độ dơ như thế này thì làm sao nó qua được các đợt tẩy siêu sạch hả em?
SV nữ: !!!
1.001 lý do đi trễ
8 giờ kém 10 phút, tại giảng đường: - Anh hãy cho biết lý do đến lớp muộn? - Dạ, em bị tắc đường ở Ngã tư Sở ạ! - Chấp nhận được, còn anh, vì sao đến trễ 20 phút? - Dạ, em cũng bị tắc đường ạ! - Tạm chấp nhận, nhưng ở đâu? - Dạ ở toa-lét ký túc xá trong trường ạ!
Ngôn ngữ ét-vê
Sinh viên mà đã “phun” thì vô cùng đa dạng và phong phú, dư xăng để bổ sung vô từ điển tiếng Việt. Toàn là những câu nói “ghê rợn”, ví dụ như: “Con” này ác như thú!”; “Ẻm” của thằng X. nhìn “phê lòi mắt”; “Em là “sư tử” hình người”; “Đập” chết ăn thịt bây giờ!”; “Thằng này độ này “củ chuối” quá!”; “Dạo này, tao vẫn “phình phường” thôi!”...
Đã thế, hệ ngôn ngữ hè phố hầm hố này còn có nguy cơ gia tăng hiệu ứng chói tai từ khi có Gala cười xuất hiện. Nào là: “Lốp” độ này căng thế!”; “Em biết “lốp” anh căng rồi!”; “Này hai đứa ấy là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau... đấy!”; nào là “Về quê có mang... “trứng và chuối” ra không?”; “Mày có muốn răng môi lẫn lộn không?”. Ối giời ơi! “Khủng khiếp” quá!...
Tình huống ngủ gật: Đoạn văn lạ
Giờ lý luận văn học, cả lớp đang cắm cúi làm bài. Ở khu vực cuối lớp, An loay hoay ngọ ngoạy tứ tung, cắn bút, rồi lấy chân khều khều vô “chảo” của Bình ngồi ở bàn trên. Vài phút sau, một tờ giấy vo tròn ném xuống. An mừng rỡ, cắm cúi chép lia lịa, khoảng hơn 10 phút sau, một tờ giấy lại ném xuống, An lại cắm cúi chép...
Tuần sau, tiết trả bài kiểm tra bài viết, giảng viên tủm tỉm cười nói với cả lớp: - Trong bài làm của An có một đoạn văn viết rất lạ, các bạn nghe để tham khảo nhé! Nói xong, cô tằng hắng rồi đọc: - “ ... Thế là Nguyệt chia tay Lãm trong một đêm trăng... và còn một tờ nữa, mày cứ lo chép cho xong tờ này đi, làm gì mà cứ thúc mông tao hoài vậy...”. An ngồi chết trân trong khi cả lớp cười ngả nghiêng ngã ngửa...
Mánh lới SV: I-A xê ra…
Du ét-vê VN mới sang Nga học, tiếng Nga vẫn còn võ vẽ, nhưng anh em đã biết sáng chế khối cách để sống được bên xứ lạ. Đến quầy điện máy, ét-vê ta muốn mua quạt, thế là tay trái giơ ngón trỏ và ngón giữa, cắm vào hai lỗ mũi còn ngón trỏ tay phải quay tròn... Người bán hàng hiểu ngay. Ví như một chuyện ở cửa hàng rau: Mấy cô cậu VN xúm quanh quầy cứ nhao nhao: “I-a, i-a...”, thì một cô (có vẻ sang Nga trước) tiến đến rẽ đám đông và nói: - I-A thì xê ra, mờ nhe đã! Cô nhân viên lập tức bán hàng cho cô ta.
- Sáng nay, trong sân vườn thanh lịch của quán café nằm trên đường Alexandre de Rhodes (Quận 1, TP.HCM) có một nhóm các nhà báo quây quần bên bàn tròn rôm rả bàn về vụ ông Đỗ Tư Đông, phó chủ nhiệm khoa Báo chí, trường Cao đẳng Phát thanh Truyền hình Trung ương I, gạ nữ sinh V.A. đổi “tình” lấy điểm.
Hôm ấy, tôi cũng ngồi nhâm nhi một mình ở bàn bên cạnh, nghe họ nói sao thì ghi lại vậy. Tất nhiên đây là loại thông tin chưa được biên tập. Mở đầu một nhà báo (NB) hỏi đồng nghiệp:
NB 1: Cái tay Đỗ Tư Đông làm đến chủ nhiệm khoa Báo chí, nhưng liệu có viết nổi bài báo nào ra hồn không? Ở đây có ai đọc được bài gì của y chưa?
NB 2: Chưa. Nhưng nghe nói 17 năm trước, y từng là phó phòng biên tập báo Hà Giang.
NB 3: Ở những địa vị cao, hễ người có đức có tài thì bay mà lên. Người có nghề đấu đá thì đạp lên đầu người khác mà lên. Người thuộc lớp bò sát thì bò bằng đầu gối mà lên. Người có tư duy kinh tế thì đổi mà lên. Đường nào rồi cũng đến thành La Mã...
NB 2: Đổi là sao? Đổi mới ư?
NB 3: Không. Đâu có sang thế! Nghĩa thông thường thôi - tức đổi chác ấy. Thời trước thì cái gì cũng qui đổi ra thóc. Nay thì tiền, vàng, hàng, gái, ôtô, nhà lầu... thiếu gì cái để đổi. Đối với hạng người như Đỗ Tư Đông hay Bùi Tiến Dũng (PMU 18) thì chỉ có con đường đó. Có thứ đem đổi lên trên mà lấy chức quyền. Có thứ (như điểm thi tốt nghiệp chẳng hạn) thì đem đổi xuống dưới mà lấy “tình”. Kinh tế thị trường mà!
NB 1: Biết vậy rồi, nhưng không hiểu cụ thể cái phép đổi ấy ra sao?
NB 2: Cụ thể hả? Xin mời nghe một vài câu trong cuộn băng ghi âm mà cô nữ sinh V.A. ghi được trong cuộc gạ gẫm của Đỗ Tư Đông (Đ.T.Đ.) vào tối 25-7 tại nhà riêng của đương sự:
Đ.T.Đ.: Sợ gì, chúng nó đi xin, mình cũng đi xin chứ việc gì phải sợ. Em phải làm để đạt được mục tiêu của em chứ!
V.A.: Nhưng phải đánh đổi cả đời con gái à thầy?
Đ.T.Đ.: Cả! Em còn trinh không?
V.A.: Đương nhiên.
Đ.T.Đ.: Còn trinh sao trông lại hơi mập thế?...
NB 3: Hễ “còn” thì chắc y sẽ đổi cho vài cái điểm 10; “mất” thì chắc chỉ được 7 - 8 nhỉ!
NB 4: Tởm quá! Giống hệt ngôn ngữ trong nhà thổ.
NB 1: Bằng vào câu: “Chúng nó đi xin, mình cũng đi xin” của Đỗ Tư Đông, có thể suy ra việc xin, cho đổi chác ở trường này đã thành cơ chế bình thường. Nghĩa là “bên A” không chỉ một mình Đỗ Tư Đông và “bên B” không chỉ một mình cô nữ sinh V.A. mà còn nhiều nữ sinh khác đã và sẽ trở thành đối tác.
NB 3: Chắc chắn là vậy rồi.
NB 2: Nữ sinh V.A. không chịu bán rẻ nhân phẩm, nên đã dũng cảm đương đầu với Đỗ Tư Đông để tố cáo y trước công luận. Nhưng còn những nạn nhân bó tay chịu “đổi” thì những mảnh bằng tốt nghiệp dơ dáy do Đông cấp phát từ trước tới nay liệu có đủ giá trị chuyên môn để hành nghề phát thanh truyền hình không?
NB 4: Không phát thanh truyền hình thì còn thiếu gì nghề khác! Ít ra cũng học ở trường này cái nghề “đổi”. Miễn chịu đổi và có cái mà đổi thì lo gì!
NB 1: May mà cô bé V.A. đã giành toàn thắng. Nếu không sẽ còn biết bao nữ sinh khác phải bị giày vò tủi nhục.
NB 2: Toàn thắng ư? Chưa chắc. Sau khi sự việc xấu xa này được làm rõ, V.A. và một số nữ sinh tích cực đấu tranh bắt đầu nhận được đòn thù. Họ bị bắt báo cáo, kiểm điểm, bắt nhận lỗi và bị bôi đen lý lịch học tập... Hình như các tổ chức của Đảng, của Đoàn ở trường này không hề biết làm gì để bảo vệ học sinh của mình, bỏ mặc cho các phần tử tích cực tranh đấu phải đơn độc đối phó với một ban lãnh đạo hằn học vì lo sợ cho những chiếc ghế và nồi cơm của họ.
NB 4: Dầu sao thì nhà trường cũng đã tỏ ra có thiện chí khi chịu cấp cho V.A. một cái bằng tốt nghiệp loại trung bình.
NB 2: Nhân vụ này, các cơ quan có trách nhiệm nên mở rộng điều tra, thanh lý môn hộ, làm tổng vệ sinh môi trường giáo dục ở cái trường này. Nếu cần phải tắt đèn làm lại từ đầu, nghĩa là phải đổi, đổi...
NB 3: Đổi gì nữa đây?
NB 2: Đổi mới. Có thế mới mong lấy lại được lòng tin của phụ huynh và học sinh. Nếu không, còn ai dám cho con em vào học trường này! - Ủa mà sao cà phê hôm nay đắng dữ vậy nè? (Vẫy tay gọi cô tiếp viên). Có khi nào cô quên cho đường vào cà phê không vậy? Cô tiếp viên mỉm cười lễ phép: - Dạ không dám quên đâu. Vị đắng ấy có khi không phải từ cà phê, mà từ câu chuyện mấy chú nói nãy giờ đấy!
Than ôi đường, trường!
TTC - Tháng trước đường khánh thành xong
Tháng sau đường rỗ tổ ong, ổ gà.
Ổ trâu đến tháng thứ ba
Ổ voi, lạc đà tháng bốn, tháng năm.
Vào trường dột nóc mà căm
Cai thầu gặm nhấm mấy trăm triệu đồng
Tường đổ, móng nứt, cửa long
Đinh rơi, gỗ mục bàn cong cả rồi
Thế này chỉ chết dân thôi
“Tiền chùa” để các ngài xơi ngon lành
Tháng trước quốc lộ khánh thành
Tháng sau nhà sếp đình huỳnh khai trương
Giàu nhanh từ những con đường
Bầu, cai mở cuộc thương trường cạnh tranh
Đường hỏng nhanh, sếp phất nhanh
Nhà cai, nhà sếp khung thành đế vương.
javascript:emoticon(':kiss:')
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com