Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Hình Ảnh Đẹp's Blog

mối quan hệ BC giữa tồn tại xã hội và ý...

Câu 10: Trình bày mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ? Ý nghĩa của vấn đề trên đối với việc "lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động" của đảng ta?
- Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội
Xã hội loài người tồn tại và phát triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó, những quy luật đó được thực hiện thông qua hoạt động của con người, bị chi phối bởi ý thức xã hội của họ. Vì thế nhận thức đúng đán bản chất của ý thức xã hội là điều kiện ý nghĩa quan trọng trong quá trình tìm hiểu lịch sử nhân loại.
Vậy tồn tại xã hội là 1 phạm trù của quan niệm duy vật lịch sử, chỉ toàn bộ đời sống vật chất, kinh tế cuả xã hội mà trước hết là hoạt động sản xuất vật chất và quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất (gọi là quan hệ sản xuất) thích ứng với tính chất, trình độ của những lực lượng sản xuất nhất định.
Kết cấu tồn tại xã hội bao gồm 3 nhân tố chính: phương thức sản xuất; điều kiện địa lý tự nhiên, môi trường sinh thái; điều kiện dân số, mật độ dân cư. Trong 3 nhân tố trên phương thức sản xuất là nhân tố cơ bản nhất, quyết định sự vận động và phát triển của lịch sử loài người.
Ý thức xã hội là một phạm trù chỉ mặt tinh thần của đời sống xã hội, bao gồm toàn bộ những tư tường, quan điểm học thuyết (về chính trị, pháp luật, triết học, đạo đức, văn học, nghệ thuật...) cùng những nguyện vọng, tình cảm, ý chí con người hình thành và phát triển trên cơ sở tồn tại xã hội.
Kết cấu ý thức xã hội bao gồm nhiều yếu tố có cấu trúc phức tạp, đó là ý thức sinh hoạt đời thường và ý thức lý luận, tâm lý và hệ tư tưởng.
Xuất phát từ hai khái niệm trên chúng ta thấy được mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội và ý thức xã hội có mối quan hệ biện chứng và tác động qua lại lẫn nhau. Trong đó tồn tại xã hội là tính thứ nhất, ý thức xã hội là tính thứ hai. Tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, nhưng ý thức xã hội có sự tác động trở lại tồn tại xã hội.
Song chúng thấy vai trò quyết định của tồn ạti xã hội đối với ý thức xã hội:
Tồn tại xã hội sinh ra ý thức xã hội, còn ý thức xã hội là sự phản ánh của tồn ạti xã hội, phụ thuộc vào tồn tại xã hội. Tồn tại xã hội như thế nào thì ý thức xã hội như thế ấy.
Ví dụ: trong một ấp nào đó không có đường giao thông thì ý thức xã hội cũng không có ý thức giao thông.
Mỗi khi tồn tại xã hội biến đổi, nhất là phương thức sản xuất biến đổi thì ý thức xã hội sớm hay muộn gì cũng sẽ biến đổi theo.
Sau giải phóng năm 1976 tồn ạti xã hội củ biến đổi, xã hội mới cũng biến đổi theo.
Đây là nguyên lý, nền tảng là xuất phát của quan niệm duy vật lịch sử, nó thể hiện lập trường của triết học Mác-Lê Nin trong việc giải quyết đúng đắn vấn đề cơ bản của triết học trong lĩnh vực đời sống xã hội.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đối với tồn tại xã hội.
Mặc dù chịu sự quyết định của tồn ạti xã hội nhưng ý thức xã hội có tính đơ65c lập, tương đối của nó.
Ý thức xã hội thường lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội (trong khi tồn tại xã hội củ đã mất đi nhưng ý thức xã hội mới chaư hình và toàn diện).
Ví du: năm 1976 nước ta phương thức sản xuất đã biến đối, tồn tại xã oh65i củ biến đổi, trong khi ý thức xã hội mới chưa xuất hiện, mới bắt đầu hình thành.
Đó là sự phát triển và biến đổi nhanh của đời sống kinh tế.
Tồn tại xã hội củ đã biến đổi rồi, nhưng ý thức xã hội, sức ý của tâ, lý, của thói quen vẫn còn tồn tại day dẳng.
Ví du: chế độ phong kiến đã bị thủ tiêu hơn 1 thế kỷ, nhưng ý thức tư tưởng phong kiến vần còn tồn tại như: trọng nam kinh nữ, đầu óc gia trưởng...
Trong quá trình phát triển ý thức xã hội có thể vượt trước thực trạng tồn tại xã hội (có được như thế do ý thứ, tư tưởng nắm bắt được quy luật khách quan, bản chất cuả sự vật, có thể dự báo chiều hướng phát triển tiến bộ của sự vật).
Ví dụ: Bác hồ dự báo Bắc, nam sụp họp một nhà.
Những tư tưởng khoa học, tư tưởng tiến bộ thì mới làm được điều này.
Trong quá trình phát triển ý thức xã hội có tính kế thừa (tức là kế thừa những giá trị, những thành tựu trước đó).
Ví du: Chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã kế thừa và phát triển những tinh hoa trong toàn bộ tư tưỏng của loài người mà trực tiếp là kế thừa triết học cổ điển Đức, kinh tế chính trị Anh và chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp.
Ý thức xã hội có nhiều hình thái, chúng có mối quan hệ và tác động lẫn nhau, trong đó vai trò của hệ tư tưởng chính trị, pháp luật trong xã hội có giai cấp, ý thức xã hội mang tính giai cấp rất cao.
Sự tác động trở lại của ý thức xã hội đó6i với tồn tại xã hội thường diễn ra theo 2 hướng:
Nếu ý thức xã hội phản ánh đúng tồn tại xã hội, đúng hiện thực, quy luật kinh tế khách quan thì nó sẽ định hướng đúng cho con người trong cải tạo hiện thực.
Nếu ý thức xã hội phản ánh không đúng tồn tại xã hội, không đúng hiện thực, quy luật kinh tế khách quan thì nó sẽ làm cản trở, làm trì trệ quá trình cải tạo hiện thực của con người.
Nói chung ý thức xã hội vai trò của nó phụ thuộc vào những nhân tố sau đây:
Phụ thuộc vào giai trò lịch sử của giai cấp, vươn cao ngọn cờ tư tưởng (tức là những lực lượng giai cấp tiên phong).
Phụ thuộc vào mức độ phản ánh đúng đắn của những tư tưởng đó.
Phụ thuộc vào mức độ xâm nhập của những tư tưởng đó vào quần chúng.
Trong nội dung mối quan hệ tồn tại xã hội và ý thức xã hội, chúng ta phải tòm cá nguồn gốc nguyên nhân của những biến đổi trong đời sống xã hội từ trong tồn tại xã hội, tức là trong đời sống, vất chất kinh tế khách quan của xã hội, chứ không pảhi trong ý thức xã hội, tư tưởng đầu óc con người.
Trong hoạt động thực tiển cần phát huy những tư tưởng tiến bộ cách mạng. Đồng thời đấu tranh đẩy lùi tư tưởng, quan điểm ý thức bảo thu, trì trệ, lạc hậu, phản động.
Phải thường xuyên đổi mới ảc tồn tại xã hội lẫn ý thức xã hội, trong đổi mới tồn tại xã hội cần quán triệt quan điểm toàn diện, đồng bộ, trong đó vai trò của phương thức sản xuất là quan trọng quyết định, trong các hình tahí ý thức xã hội mới xây dựng có vai trò định hướng quan trọng về Chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống pháp luật đang được xâ dựng và hoàn thiện. Xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, xem văn hoá là nền tảng tinh thần trong đời sống xã hội là động lực mục tiêu của sự phát triển kinh tế xã hội..
          - Ý nghĩa của vấn đề trên đối với việc "lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hoạt động" của đảng ta
Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội năm 1991 đã chỉ rõ "Đảng ta lấy chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho mọi hoạt động" đây là kết luận rút ra từ tổng kết sâu sắc thực tiễn lịch sử của đảng ta và cách mạng Việt Nam trong suốt thời kỳ cách mạng từ khi thành lập đảng.
Vai trò cách mạng to lớm của chủ nghĩa Mác Lê Nin chính là sự thống nhất giữa tính cách mạng, tính khoa học được thể hiện tập trung trong việc giải thcíh thế giới, chỉ ra các quy luật vận động khách quan của lịch sử, vạch rõ mục tiêu, con đường, lực lượng, phương pháp, nhằm cải tạo, giải phóng gia cấp, giải phóng con người khỏi cảnh áp bức, bốc lột, bất công, đói nghèo.
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là hệ thống tư tưởng của gai cấp vô sản cách mạng gắn bó chặt chẽ với phong trào cách mạng giải phóng cuả giai cấp vô sản và quần chúng lao động, là vũ khí sắc bén, phản ánh bản chất cách mạng cảu giai cấp vô sản, giải thích và vạch ra con đường, những phương tiện cải tạo thế giới bằng cách mạng, chỉ ra vai trò quyết định của hoạt động thực tiễn trong sự phát triển của xã hội.
Tính cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác-Lê Nin thể hiện trong toàn bộ các nguyên lý cấu thành học thuyết, trước hết các nguey6n lý trụ cột. Những phát kiến về quan niệm duy vật về lịch sử lý luận về giá trị thặng dư, về vai trò và sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân và những phát kiến có ý nghĩa thời đại.
Sự thống nhất hữu cơ giữa thế giới quan và phương pháp luận là một nguey6n tắc quan trọng trong chủ nghĩa Mác-Lê Nin.
Nắm vững chủ nghĩa Mác-Lê Ninkhông phải là tiếp nhận một thế giới quan khoa học mà còn là xây dựng một phương pháp luận đúng đắn. Nguyên tắc khách quan trong sự xem xét sự vật hiện tượng đòi hỏi phải biết phân tích cụ thể theo tinh thần biện chứng, đồng thời ngăn chặn táhi độ chủ quan, tuỳ tiện trong việc vận dụng phương pháp biện chứng.
Sự thống nhất bên trong phương pháp và lý luận làm cho chủ nghĩa Mác-Lê Nin là một học thuyết mỡ, không cứng nhắc, bất biến mà không ngừng sự đổi mới, tự phát triển trong vòng trí tuệ của nhân loại. Toàn bộ học thuyết Mác-Lê Nin có giá trị bền vững xét trong tinh thần biện chứng, nhân đạo và hệ thống tư tưởng cốt lõi của nó, những tinh hoa trí tuệ của các thế hệ kế tục sẽ làm cho chủ nghĩa Mác-Lê Nin ngày càng phát triển hoàn thiện.
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là hệ thống lý luận khoa học về cuộc đấu tranh cách mạng của giai cấp công nhân nhằm tự giải phóng mình; của sử phát triển một cách khoa học, những tư tưởng tiến tiến của xã hội loài người.
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin là cơ sở khoa học của công tác xây dựng đảng, là ngọn cờ đoàn kết những người ****, là cơ sở định hướng để vạch ra cương lĩnh hành động chiến lược, sách lược đúng đắn, đồng thời chủ nghĩa Mác-Lê Nin cũng là cơ sở khoa học để đập tan những luận điệu hành động của bọn phản động, cơ hội sót lọt.
Chủ nghĩa Mác-Lê Nin luôn mãi là nền tảng tư tưởng của đảng ta chỉ đạo toàn bộ sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta, đổi mới tư duy là nhằm khắc phục những qaun niệm không đúng, làm phong phú những quan niệm đúng về thời đại, về chủ nghĩa xã hội, vận dụng sáng tạo phát triển, chứ không phải là xa rời nguyên lý của Chủ nghĩa Mác-Lê Nin. Kiền trì, trung thành với Chủ nghĩa Mác-Lê Nin có nghĩa là nắm vững bản chất cách mạng, khoa học vận dụng một cách đúng đắn, thích hợp với điều kiện nước ta, góp phần phát triển Chủ nghĩa Mác-Lê Nin một cách sáng tạo.
 
 
 
 
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com