Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Hình Ảnh Đẹp's Blog

Câu 10: Trình bày sự cấp thiết và nội dung cơ bản

Câu 10: Trình bày sự cấp thiết và nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ỏ nước ta hiện nay? Nêu những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CND, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Cà Mau?
- Trình bày sự cấp thiết của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ỏ nước ta
Qua hơn 20 năm đổi mới nông nghiệp, nông thôn nước ta đã đạt được những thành tựu qan trọng: sản xuất phát triển tương đối toàn diện, liên tục với tốc độ cao, cơ ấcu kinh tế nông thôn bước đầu chuyển dịch theo hướng tăn gtỷ trọng của công nghiệp và dịch vụ, kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh với một số mặt hàng có giá trị xuất khẩu: gạo, cà phê, cao su, thuỷ hải sản….cơ sở hạ tầng, nhất là thuỷ lợi được tăng cường, bộ mặt nông thôn có nhiều chuyển biến tích cực. Nhưng nông nghiệp, nông thôn nước ta vẫn đang đứng trước những thách thức gay gắt.
Một là, nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều tiềm năng chưa được khai thác và khai thác chưa có hiệu quả. Quỹ đất chưa sử dụng còn lớn; chưa khai thác hết tiềm năng của biển, nhất là đanh bắt xa bờ; tỷ lệ sử dụng lao động nông thôn còn thấp 975,5% năm 2002, 80,7% năm 2005). Nông nghiệp, nông thôn chiếm gần 60% lực lượng lao động xã hội, nhưng chỉ đóng góp 20% GDP.
Hai là, nông nghiệp, nông thôn vẫn trong tình trạng sản xuất nhỏ, trình độ lạc hậu, năng suất thấp. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ , nhất là nhiều loại giống cây trồng, vật nuôi còn hạn chế. Công nghệ chế bến và ngành nghề kém phát triển, khả năng cạnh tranh cuủa hàng nông sản thấp. Cơ giới hoá khâu làm đất đạt 54%.
Cơ cấu kinh tế nôg nghiệp, nông thôn chuyển dịch còn chậm, chưa gắn bó hiệu quả với thị trường. Sản xuất nông nghiệp còn phân tán, manh mún, mang nhiều yếu tố tự phát. Công nghiệp nông thôn chậm phát triển, nhất là chế biến nông sản. Dịch vụ còn bất cập, nhỏ lẻ.
Ba là, quan hệ sản xuất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế mới. Quy mô kinh tế hộ gia đình còn quá nhỏ, kinh tế tập thể còn yếu kém, chưa tương xứng tiềm năng, hiệu quả sử dụng đất các nông, lâm trường rất thấp. Kinh tế tư nhân, cá tể còn tự phát, năng lực hạn chế.
Bốn là, nông nghiệp, nông thôn không chỉ là ơi cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp, còn là thị trường tiêu thụrộng lớn sản phẩm công nghiệp. Phát triển khu vực này sẽ kéo theo phát triển công nghiệp và thành thị.
Năm là, sự phân hoá giài nghèo giữa thành thị và nông thôn ngày càng rõ rệt, đời sống của một bộ phân nông dân nông thôn, nhất là vùng sâu, vùng sa, vùng biên giới, hải đaảo, vùng có đông đồng bào dân tộc còn gặp nhiều khó khăn.
Để khắc phục tình trạng nghèo nạn, lạc của vùng nông thôn, Đảng ta đã nêu chủ trương đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, coi đó là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay.
- Nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ỏ nước ta hiện nay
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân:
+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng phá thế độc canh, đa dạng hoá sản xuất, hình thành vùng chuyên canh quy mô lớn đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp và xuất khẩu. Phát triển nền công nghiệp hàng hoá. Tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Hình thành các ngành nghề, làng nghề, hợp tác xã, trang trại kết hợp với phát triển các ngành dịch vụ ở nông thôn.
+ Áp dụng các tiến bộ khoa học-công nghệ trong nông nghiệp và nông thôn. Đẩy mạnh cơ giới hoá hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Tăng cường hệ htống thỷ lợi, thuỷ nông nội đồng; thực hiện điện khí hoá nông thôn nhằm nâng cao năng suất và hệu quả kinh tế, phát triển nông thôn mới. Phát triển công nghệ sinh học (vi sinh, di truyền và hoá sinh học).
+ Xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp. Phát triểnkinh tế hộ nông nghiệp, nông thôn; khuyến khích phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã, kinh tế tư nhân, cá thể. Nhà nước tham gia vào kinh tế nông nghiệp, nông thôn để phát huy vai trò chủ đạo.
+ Mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho nông nghiệp, nông thôn.
+ Xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội cho nông thôn (điện, đường, trường, trạm…). Đây là những điều kiện hết sức cần thiết cho đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
- Những giải pháp chủ yếu nhằm thực hiện CND, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Cà Mau
Một là: Quán triệt và triển khai thực hiện có hiệu quả các chỉ thị Nghị quyết của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII, Nghị quyết TW 7  Khóa X. Trong đó tổ chức, triển khai, thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ then chốt và xuyên suốt. Tập trung lãnh đạo phát triển nông nghiệp toàn diện, sản xuất hàng hóa lớn có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao…
          Hai là: Thường xuyên rà soát, bổ sung, xây dựng mới các quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch. Trước mắt tổ chức thực hiện tốt các Quy hoạch phát triển nông nghiệp nông thôn, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung, thuỷ lợi, ngành nghề nông thôn, phòng chống lũ …
Để sản xuất hàng hóa lớn, đưa chăn nuôi trở thành ngành sản xuất chính cần  tổ chức thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án, đặc biệt đề án trồng lúa trên đất nuôi tôm, sản xuất giống lúa, giống cây trồng phù hợp với điều kiện tự nhiên của tỉnh, mô hình trồng rau sạch, nâng cao năng lực ngành chăn nuôi và thú y, phát triển mạnh nuôi cá bóng tượng, cá trình, gia cầm, thủy cầm, nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm quản canh cải tiến, xây dựng các dự án cho thuỷ lợi, đê điều, giao thông…
          Ba là: Lao động nông nghiệp hiện nay chủ yếu là lao động phổ thông, giản đơn, bằng kinh nghiệm là chính. Đây là nguyên nhân căn bản của năng suất lao động thấp, cản trở sản xuất lớn và chuyển dịch cơ cấu lao động. Để thực hiện có hiệu quả chương trình đào tạo nghề cho nông dân cần kiện toàn tổ chức bộ máy hệ thống khuyến nông và cán bộ nông nghiệp các cấp. Lồng ghép các chương trình, dự án và tăng cường liên kết với nhà khoa học để đa dạng các loại hình, các cấp đào tạo, dạy nghề; chuyển giao, tập huấn, xây dựng mô hình trình diễn. Tuyên truyền, quảng bá, phát động các phong trào thi đua…để không ngừng nâng cao trình độ sản xuất thâm canh, kiến thức quản lý kinh tế và thị trường cho nông dân.
Tích cực ứng dụng khoa học công nghệ mới, giống cây con mới có năng suất, chất lượng, hiệu quả vào sản xuất. Phát triển trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp có trình độ công nghệ cao, góp phần gia tăng giá trị sản phẩm và khả năng cạnh tranh. Thực hiện hiệu quả hơn nữa chương trình cơ giới hóa, thủy lợi hóa, hóa học hóa, điện khí hóa để cải tiến căn bản kỹ thuật sản xuất, thu hoạch bảo quản và chế biến để thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động…
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường nông nghiệp nông thôn, cần giảm hợp lý  sử dụng phân bón vô cơ, thuốc bảo vệ thực vật theo hướng 3 giảm 3 tăng, sản xuất hữu cơ truyền thống và phòng trừ sâu bệnh, phát triển chăn nuôi trang trại, công nghiệp, sử dụng Biogas và các công nghệ, khoa học tiên tiến, đồng bộ để giảm thiểu ô nhiễm môi trường, có các giải pháp ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu…
          Bốn là:  Tăng cường đào tạo cán bộ quản lý cho các thành phần kinh tế để nâng cao trình độ mọi mặt, tăng cường liên kết “bốn Nhà”, phát triển ngành nghề theo hướng “mỗi làng một nghề”, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh, tạo sự đồng bộ và đa dạng trong quan hệ sản xuất, thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hoá  lớn….
          Có chính sách thu hút công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp về nông thôn theo quy hoạch, ưu tiên ngành tạo nhiều việc làm, tiết kiệm đất, hàm lượng công nghệ cao, sản xuất sạch, có giá trị gia tăng cao, để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động,
“ thực hiện ly nông bất ly hương”.
          Tăng cường xúc tiến thương mại, thông tin sản xuất và tìm kiếm thị trường,  khuyến khích các thành phần kinh tế ký hợp đồng sản xuất, tiêu thụ nông sản cho nông dân, gắn với các chính sách hỗ trợ để thu hút đầu tư các dự án sản xuất, chế biến, tiêu thụ nông sản. Đầu tư nâng cấp hệ thống chợ nông thôn. Hỗ trợ các hoạt động xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý sản phẩm, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về hội nhập kinh tế quốc tế và tăng cường công tác quản lý thị trường…
          Năm là:  Xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, đây coi là cuộc cách mạng ở nông nghiệp nông thôn, là chương trình phát triển tổng hợp, địa bàn thực hiện là cấp xã để chăm lo mọi mặt cho nhân dân và phát triển kinh tế nông thôn bền vững. Cần thực hiện các biện pháp đồng bộ, tổng hợp với phương châm nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân cùng làm, do dân, vì dân và dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Các cấp chính quyền và cả hệ thống chính trị vào cuộc quyết liệt với quyết tâm cao. Có phân công trách nhiệm cụ thể, kiên trì, lâu dài, đồng bộ, có lộ trình, trọng tâm, trọng điểm. Cần huy động mọi nguồn lực và khắc phục tư tưởng trông trờ quá nhiều vào đầu tư của Nhà nước, chú trọng sức dân, cùng với sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư. Có hướng dẫn xã thực hiện các tiêu chí, phân loại rõ các công việc sử dụng các nguồn vốn để nhân dân và xã thực hiện. Có cơ chế, chính sách liên kết chặt chẽ 4 nhà với xã xây dựng nông thôn mới để quản lý và tổ chức, thực hiện hiệu quả tạo chuyển biến mạnh mẽ….
          Sáu là: Đất đai là yếu tố và nguồn lực đặc biệt đối với sản xuất, đó là lợi thế, là tâm điểm của phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân. Đổi mới chính sách đất đai là khâu đột phá và là nguyên nhân quan trọng nhất dẫn tới thành tựu của phát triển nông nghiệp.
          Cần áp dụng giải pháp đồng bộ để kích thích quá trình tích tụ, tập trung ruộng đất, như khuyến khích trang trại, doanh nghiệp nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp phát triển ở nông thôn theo quy hoạch, đẩy mạnh đào tạo nghề, chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, cơ giới hóa… vào sản xuất và đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để nông dân phát huy quyền của người sử dụng đất, phân công lại và thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động.
        

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com