Hình Ảnh Đẹp's Blog

Thông tin cá nhân

Hình Ảnh Đẹp
Họ tên: Ngọc Trân
Sinh nhật: 9 Tháng 9 - 2009
Nơi ở: Cà Mau
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Hãy để tất cả con em chúng ta lên tiếng!


Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

 
Câu 3: Phân tích nguồn gốc, bản chất của giá trị thặng dư và các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư trong CNTB ?
- Nguồn gốc bản chất của giá trị thặng dư:
+ Trong mọi xã hội, sức lao động là yếu tố sản xuất chủ yếu, sức lao động là toàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một con người đang sống và được người đó đem ra vận dụng. Ví dụ như: Phát minh khoa học, cãi tiến kỷ thuật hay lao động sản xuất ra của cải vật chất, ... khi sức lao động trở thành hàng hoá giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động, tức là quá trình lao dộng tạo ra hàng hoá. Trong quá trình ấy, chính lao động tạo ra một lượng giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động , tức là tạo ra giá trị thặng dư.
+ Giá trị thặng dư là một bộ phận giá trị mới do lao động của công nhân tạo ra, dôi ra ngoài giá trị sức lao động , là kết quả lao động không công của người lao động. Do đó, nếu quá trình lao động dừng lại ở điểm mà giá trị sức lao động thì chỉ có sản xuất giá trị giãn đơn, khi quá trình lao động vượt quá điẻm  đó mới có sản xuất giá trị thặng dư.
+ Vậy nhân tố quyết định việc sản xuất giá trị thặng dư theo quan điểm chủ nghĩa Mac là nhân tố sức lao động của người công nhân (Chủ yếu là giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động).
+ Muốn sản xuất ra giá trị thặng dư (m), trước hết nhà tư bản ra thị trường những thứ cần thiết như: Tư liệu sản xuất, sức lao động của người công nhân, ... Sau khi có được hai loại hàng hoá đó, nhà tư bản kết hợp với nhau trong quá trình sản xuất và tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị ban đầu mà nhà tư bản bỏ ra, phàn lớn hơn đó gọi là giá trị thặng dư (m).
Ví dụ: sản xuất mía thành đường
Các phương pháp bóc lột giá trị thặng dư trong CNTB
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối: Là phương pháp sản xuát giá trị thặng dư bằng cách kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu; trong khi năng suất lao động, giá trị sức lao động và thời gian lao động tất yếu không thay đổi.
·       Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là cơ sở chung của chế độ tư bản chủ nghĩa. Phương pháp này được áp dụng phổ biến ở giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản, khi lao động còn thấp.
·       Với lòng tham không đáy, nhà tư bản mọi cách kéo dài ngày lao động để nâng cao trình độ bóc lột. Nhưng do giới hạn về ngày tự nhiên, về sức lực con người nên không thể kéo dài vô hạn. Mặt khác, còn do đấu tranh quyết liệt những giai cấp công nhân đòi rút ngắn thời gian lao động cũng không thể rút  ngắn chỉ bằng thời gian lao động tất yếu. Một hình thức khác của sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối là tăng cường lao động vì tăng cường lao động cũng giống như kéo dài thời gian lao động trong ngày trong khi thời gian lao động càn thiết không thay đổi.
+ Phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối: Là phương pháp sản xuất giá trị thặng dư do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách hạ thấp giá trị sức lao động, nhờ đó tăng thời gian loa động thặng dư lên trong điều kiện độ dài ngày lao động, cường độ lao động cũng như cũ.
·       Để hạ thấp giá trị sức lao động thì phải giảm bớt giá trị các tư liệu sinh hoạt và dịch vụ cần thiết cho người công nhân. Muốn vậy, phải tăng năng suất lao động xã hội trong các ngành sản xuất tư liệu tiêu dùng và các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để sản xuất ra các tuw liệu sản xuất tiêu dùng.
-        Giữa hai phương pháp sản xuất giá trị thặng dư tương đối và sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối có điểm giống nhau đều làm tăng thời gian lao động thặng dư của người công nhân không chỉ đủ nuôi sông mình, mà còn tạo ra phần thặng dư. Song, hai phương pháp này có sự khác nhau về cách thức làm tăng thời gian lao động thặng dư.
+ Giá trị thặng dư siêu ngạch: Là giá trị thặng dư thu được do người áp dụng công nghẹ mới sớm hơn các xí nghiệp khác, làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó. Khi đa số các xí nghiệp đều đổi mới kỹ thuật và công nghệ thì giá trị thặng dư sieu ngạch của doanh nghiệp đó không còn nữa.
·       Xét từng đơn vị sản xuất tư bản chủ nghĩa, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét về toàn bộ tư bản, giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng thường xuyên. Vì vậy, giá trị thặng dư siêu ngạch là một động lực thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động.
·       Giá trị thăng dư  siêu ngạch là giá trị thặng dư tương đối giống nhau ở chỗ đều là tăng năng suất lao động. Vì vậy giá trị thặng dư siêu ngạch là biến tướng của giá trị thặng dư tương đối. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau: giá trị thặng dư siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động cá biệt; còn giá trị thặng dư tương đối thì dựa trên cơ sở tăng năng suất lao động.
 

 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Tin nhanh

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com