Hình Ảnh Đẹp's Blog

Thông tin cá nhân

Hình Ảnh Đẹp
Họ tên: Ngọc Trân
Sinh nhật: 9 Tháng 9 - 2009
Nơi ở: Cà Mau
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
Hãy để tất cả con em chúng ta lên tiếng!


Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

 
Câu 8: Phân tích tính tất yếu của sự tồn tại các thành phần kinh tế và đặc điểm-vai tò của thành phần kinh tế Nhà nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta? Nêu những giải pháp chủ yếu để thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhều thành phần ở nước ta hiện nay?
          * Tính tất yếu của sự tồn tại các thành phần kinh tế:
          Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất. Thành phần kinh tế tồn tại ở những hình thức tổ chức kinh tế nhất định, trong đó căn cứ vào quan hệ sản xuất (mà hạt nhân là quan hệ sở hữu) nào thống trị để xác định từng thành phần kinh tế.  
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập mà có liên hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh tế.  
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cơ cấu kinh tế trong đó các thành thành phần kinh tế cùng tồn tại và phát triển như một tổng thể, giữa chúng có quan hệ vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau.  
Sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần là đặc trưng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và là tất yếu khách quan:  
+ Một số thành phần kinh tế của phương thức sản xuất cũ (như kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân...) để lại, chúng đang có tác dụng đối với sự phát triển lực lượng sản xuất; một số thành phần kinh tế mới hình thành trong quá trình cải tạo quan hệ sản xuất cũ và xây dựng quan hệ sản xuất mới (như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước). Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan, có quan hệ với nhau cấu thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.  
+ Nguyên nhân cơ bản của sự tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, suy đến cùng, là do quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quy định. Thời kỳ quá độ ở nước ta, do trình độ lực lượng sản xuất còn rất thấp, tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, lại phân bố không đều giữa các ngành, vùng... nên tất yếu còn tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế.  
Sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần không chỉ là một tất yếu khách quan, mà còn có vai trò to lớn vì:  
+ Một là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế, tức là tồn tại nhiều hình thức tổ chức kinh tế, nhiều phương thức quản lý phù hợp với trình độ khác nhau của lực lượng sản xuất. Chính sự phù hợp này đến lượt nó, có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân.  
+ Hai là, nền kinh tế nhiều thành phần làm phong phú và đa dạng các chủ thể kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển kinh tế hàng hoá, tạo tiền đề đẩy mạnh cạnh tranh, khắc phục tình trạng độc quyền. Điều đó góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững, cải thiện và nâng cao đời sống của nhân dân, phát triển các mặt của đời sống kinh tế xã hội.  
+ Ba là, tạo điều kiện thực hiện và mở rộng các hình thức kinh tế quá độ, trong đó có hình thức kinh tế tư bản nhà nước. Đó là những "cầu nối", trạm "trung gian" cần thiết để đưa nước ta từ sản xuất nhỏ lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa.
+ Bốn là, phát triển mạnh các thành phần kinh tế và cùng với nó là các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh là một nội dung cơ bản của việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.  
+ Năm là, sự tồn tại nhiều thành phần kinh tế đáp ứng được lợi ích kinh tế của các giai cấp, tầng lớp xã hội, có tác dụng khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước, như sức lao động, vốn, tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý để tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Đồng thời cho phép khai thác kinh nghiệm tổ chức quản lý và khoa học, công nghệ mới trên thế giới.
          * Đặc điểm của thành phần kinh tế Nhà nước:
          Kinh tế Nhà nước dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất.
          Kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nên kinh tế.
          Kinh tế Nhà nước rộng và mạnh hơn doanh nghiệp Nhà Nước, bao gồm những ngành trọng yếu: kết cấu hạ tầng kinh tế, ngân sách, tín dụng, ngân hàng, bảo hiểm, những cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ then chốt, một số doanh nghiệp Nhà nước, cơ sở có nhiệm vụ quan hệ đặc biệt đến quốc phòng-an ninh…
          Kinh tế Nhà nước giải quyết mối quan hệ giữa quyền sở hữu của Nhà nước và quyền quản lý kinh doanh của các chủ thể doanh nghiệp Nhà nước.
          * Vai trò của kinh tế Nhà nước:
          Kinh tế Nhà nước phát huy vai trò chủ đạo trong nên kinh tế, là lực lượng vật chất quan trọng và là công cụ để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nên kinh tế.
          Kinh tế Nhà nước nắm giữ các vị trí, lĩnh vực then chốt trong nền kinh tế,vì vậy nó chi phối hoạt động của các thành phần kinh tế khác và toàn bộ nền kinh tế.
          Kinh tế Nhà nước có nhiệm vụ rất quan trọng trong việc cung cấp sản phẩm công cộng cho nền kinh tế như: đường sá, sân bay, bến cảng, điện, nước…đây là sản phẩm thiết yếu cho sự phát triển 1 nền kinh tế.
          Kinh tế Nhà nước là công cụ vĩ mô điều tiết nền kinh tế thị trường, không chỉ vậy còn có tác dụng mở đường cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
          Vì doanh nghiệp Nhà nước là bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế Nhà nước nên khi nói đến va trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước thì không thể bỏ quên các doanh nghiệp Nhà nước, một bộ phận đóng góp một phần không nhỏ cho sự phát triển của nên kinh tế quốc dân. Được thể hiện ở chổ: doanh nghiệp Nhà nước đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ; nêu gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế-xã hội và chấp hành pháp luật.
          Kinh tế Nhà nước tạo nền tảng cho việc xây dựng chế độ xã hội mới-chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
          Những giải pháp chủ yếu để thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhều thành phần ở nước ta hiện nay:
          + Phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước:
   Qua gần 20 năm đổi mới, thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần đã đưa lại những chuyển biến tích cực trong cơ cấu các thành phần kinh tế của nền kinh tế quốc dân. Trước hết là khu vực kinh tế Nhà nước, các doanh nghiệp đã từng bước được sắp xếp lại, nhiều doanh nghiệp tiếp cận được thị trường, đầu tư theo chiều sâu, đổi mới cơ chế quản lý và công nghệ, hoạt động có hiệu quả hơn nên đã chiếm được vị trí quan trọng.
Nhìn chung trong kinh doanh hiệu quả kinh tế chưa cao, còn bộc lộ nhiều hạn chế. Do vậy, trong thời gian tới, cần tiếp tục phát huy vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước. Các doanh nghiệp Nhà nước cần được phát triển trong những ngành, lĩnh vực trọng yếu như: kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, hệ thống tài chính, ngân hàng, bảo hiểm. Những cơ sở sản xuất, thương mại, dịch vụ quan trọng và những doanh nghiệp liên quan an ninh, quốc phòng. Doanh nghiệp Nhà nước có quy mô vừa và lớn, có công nghệ tiên tiến - hiện đại. Cần phân định rõ doanh nghiệp mang tính chất kinh doanh vì lợi nhuận và doanh nghiệp mang tính chất kinh doanh không vì lợi nhuận.
Phải triển khai tích cực và vững chắc việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước để huy động thêm vốn, tạo thêm động lực thúc đẩy doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, làm cho tài sản Nhà nước ngày càng tăng lên, chứ không phải tư nhân hoá. Bên cạnh những doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước, sẽ có nhiều doanh nghiệp Nhà nước nắm đa số hay nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. Cần đổi mới và tăng cường hđ của kinh tế Nhà nước trong lĩnh vực lưu thông, phân phối.
* Củng cố nâng cao vai trò của các thành phần kinh tế tập thể
Trong những năm trước đây, mô hình HợP TÁC XÃ đã góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển KT – XH và vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Nhưng khi chuyển sang cơ chế thị trường, loại hình HợP TÁC XÃ này đã bộc lộ nhiều khiếm khuyết, hđ không có hiệu quả, đời sống của xã viên ngày càng khó khăn. Do vậy đã dẫn đến việc giải thể hàng loạt đơn vị HợP TÁC XÃ. Hiện nay đã có bước đổi mới cả về hình thức, nội dung phương thức quản lý kinh doanh, nên xuất hiện nhiều hình thức hợp tác kiểu mới.
Trong thời gian tới cần phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng từ thấp tới cao, từ các HợP TÁC XÃ kinh doanh tổng hợp đến các HợP TÁC XÃ chuyên ngành, HợP TÁC XÃ dịch vụ, HợP TÁC XÃ cổ phần… HợP TÁC XÃ phải theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi, quản lý dân chủ. Thực hiên phân phối theo kết quả LĐ và theo cổ phần đóng góp. Nhà nước cần có chính sách ưu đãi giúp đỡ kinh tế tập thể phát triển có hiệu quả.
*Phát triển thành phần kinh tế tư nhân (cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân):
- Kinh tế cá thể, tiểu chủ
Xuất phát từ đặc điểm của nước ta là 1 nền sx nhỏ và LĐ thủ công chủ yếu, nền kinh tế cá thể, tiểu chủ còn có vị trí quan trọng, lâu dài. Nhà nước cần giúp đỡ kinh tế cá thể, tiểu chủ giải quyết khó khăn về vốn, về khoa học và công nghệ, về thị trường tiêu thụ sp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong quá trình vận động, phát triển cần hướng dẫn kinh tế cá thể, tiểu chủ từng bước đi vào làm ăn hợp tác 1 cách tự nguyện, or làm vệ tinh cho các doanh nghiệp Nhà nước hay HợP TÁC XÃ.
- Kinh tế TB tư nhân
Với quan điểm thừa nhận sự tồn tại của thành phần kinh tế TB tư nhân, đến nay Đảng ta khẳng định: “ Kinh tế TB tư nhân có khả năng góp phần xây dựng đất nước”. Từ nhận thức đó trong tg tới  Đảng ta chủ trương cần khuyến khích  TB tư nhân đầu tư vào sx để phát triển kinh tế. Nó không bị hạn chế bởi quy mô và địa bàn hđ trong những ngành mà pháp luật không cấm. Nhà nước cần bảo hộ quyền sở hữu và lợi ích hợp pháp để họ yên tâm đầu tư kinh doanh. 1 mặt, tạo đk và môi trường thuận lợi cho họ làm ăn. Mặt khác, phải tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước để hướng dẫn họ làm ăn đúng pháp luật, có lợi cho quốc kế dân sinh. Đồng thời cần hướng kinh tế TB tư nhân dần dần đi vào con đường TB Nhà nước.
* Phát triển các thành phần kinh tế ư bản Nhà nước, thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
- Phát triển đa dạng các hình thức kinh tế TB Nhà nước
Qua thực tiễn hơn 10 năm thực hiện luật đầu tư cho thấy: kinh tế TB Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc động viên tiềm năng to lớn về vốn, công nghệ, khả năng tổ chức quản lý … của các nhà TB, vì lợi ích của công cuộc xây dựng CNXH. Trong thời gian tới, chúng ta cần phát triển đa dạng các hình thức kinh tế TB Nhà nước, nhằm tạo thế và lực cho doanh nghiệp VN phát triển, tăng cường sức hợp tác và cạnh tranh với khu vực và thế giới. Cần cải thiện môi trưòng đầu tư và nâng cao năng lực quản lý để thu hút vốn đầu tư của nước ngoài. Đồng thời phải bảo vệ quyền hợp pháp của người LĐ trong các xí nghiệp hợp tác liên doanh với nước ngoài.
- Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài
Đối với thành phần kinh tế nàychúng ta phải có biện pháp khuyến khích đầu tư phát triển sx, kinh doanh, nhất là tập trung hướng vào sx hàng xuất khẩu, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế, XH gắn với thu hút công nghệ hiện đại, tạo thêm nhiều việc làm.
Cải thiện môi trường kinh tế và pháp lý để thu hút mạnh vốn đầu tư của nước ngoài.
 
 

 

> Trả lời nhanh
Bình luận của bạn sẽ được đăng sau khi chủ blog kiểm duyệt và chấp nhận
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Tin nhanh

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30

Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com