Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nhật ký tuổi thơ tôi!...........

GIỚI THIỆU NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

I. GIỚI THIỆU 

Với một đất nước có khoảng 70% dân số sống trong khu vực nông thôn, việc xây dựng và phát triển nông thôn giàu mạnh tạo nền tảng cho sự phát triển của đất nước là một điều cần thiết . Để làm được điều đó, đòi hỏi ở mỗi khu vực nông thôn, mỗi địa phương  cần có một đội ngũ cán bộ có năng lực, vừa có kiến thức, vừa có tâm huyết phục vụ quê hương đất nước. Đáp ứng nhu cầu trên, Trường Đại Học Nông Lâm xây dựng  ngành đào tạo Khuyến  Nông và Phát Triển Nông Thôn kể từ niên khóa 2000-2001.

II. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO

Ngành Khuyến Nông Và Phát Triển Nông Thôn  nhằm đào tạo một lực lượng cán bộ vừa có kiến thức và khả năng kỹ thuật nông nghiệp,  vừa có năng lực nghiên cứu về kinh  tế , về xã hội để thông hiểu phong tục, tập quán cư dân nông thôn hầu có thể  hội nhập vào cộng đồng thôn xã để hổ trợ,  tổ chức, đề xuất các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn. Do đó ngành sẽ đào tạo người học các kỹ năng sau:

       Kỹ năng khuyến nông

 Kỹ năng khuyến nông giúp học viên dễ dàng tiếp cận với cư dân nông  thôn trong việc tìm hiểu, đánh giá thực trạng nhu cầu hổ trợ kỹ thuật sản xuất nông nghiệp  của vùng nông thôn hay truyền đạt những thông tin mới về kỹ thuật, thị trường cho người nông dân.

Kỹ năng kỹ thuật chuyên môn

      Tùy theo sự lựa chọn của học viên, học viên sẽ được trang bị những kiến thức chuyên sâu về cây trồng hoặc vật nuôi cùng sự hổ trợ kiến thức kỹ thuật khác như bảo quản chế biến nông sản, cơ khí nông nghiệp.  Với vốn kiến thức này, học viên sẽ có những lời khuyên chính xác, hợp lý trước những khó khăn về  kỹ thuật sản xuất  của nông dân  trong công tác khuyến nông 

      Kỹ năng quảnlý

       Sẽ giúp học viên biết cách quản lý các chương trình khuyến nông, các dự án phát triển hay trong việc quản lý trang trại

       Kỹ năng phân tích kinh tế xãhội.

       Sau khóa học , học viên có khả năng tính toán hiệu quả kinh tế – xã hội  của các mô hình sản xuất nông nghiệp, phân tích hiệu qủa  và đưa ra mô hình sản xuất phù hợp, lập và thẩm định các dự án phát triển nông thôn. Với những kỹ năng trên, học viên có thể trở thành chuyên gia hổ trợ nhà hoạch định chính sách phát triển vùng, nhà quản lý dự án, chủ trang trại hay là chuyên viên  khuyến nông có năng lực  

    Sau khi tốt nghiệp, học viên có thể làm việc trong các cơ quan cấp tỉnh,  cấp huyện hoặc cấp cơ sở  về các lãnh vực Khuyến Nông,  Nông nghiệp-Phát triển nông thôn hoặc quy hoạch vùng.  Học viên cũng có khả năng hoàn thành tốt các  chức năng trong các hoạt động của các công ty trong các lãnh vực cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra, học viên còn có thể là các nhà tư vấn cho các chương trình và dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn trong cũng như ngoài nước

III. ĐỘI NGŨ CÁN BỘ GIẢNG VIÊN.

 Bộ môn Phát triển nông thôn đang trong xu hướng phát triển lực lượng cán bộ giảng dạy. Hiện nay, Bộ môn có 8 thành viên: 3 tiến sĩ, 2 thạc sĩ, 2 cử nhân và 1 thành viên đang học tiến sĩ tại Mỹ. Hầu hết các cán bộ giảng viên trên bậc đại học đều được đào tạo ở nước ngoài (Canada, Philippin, Pháp, Mỹ). Lực lượng giảng viên trên sẽ phụ trách đào tạo những kỹ năng về khuyến nông, xây dựng và quản lý  dự án,  phân tích chính sách nông nghiệp và chiến lược phát  nông thôn, kỹ năng xâm nhập vào công đồng thôn xã   . Các kỹ năng kỹ thuật nông nghiệp chuyên môn sẽ được đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm từ  các Khoa kỹ thuật  chuyên ngành đảm trách.

IV. ĐỐI TƯỢNG HỌC VIÊN.

 Ngành Khuyến Nông- Phát Triển Nông Thôn đào tạo cho 2 đối tượng chính:

Học viên hệ chính quy (4 năm):Đào tạo ra những cán bộ trẻ nhằm cung cấp lực lượng cán bộ trẻ có năng lực cho các địa phương.

Học viên hệ tại chức (4 năm):Nâng cao kiến thức và phát triển những kỹ năng cần thiết cho các cán bộ đương chức. (Đòi hỏi phải đang  công tác và được cơ quan cử đi học).

Thêm vào đó , chương trình đào tạo cũng đáp ứng nhu cầu học bằng thứ 2 cho các học viên đã có bằng kỹ sư chuyên ngành. Đối tượng này chỉ cần trang bị những kỹ năng về khuyến nông, kinh tế, xã hội, thiết kế và quản lý dự án phát triển trong thời gian 18 tháng hoặc 24 tháng .

Ngòai ra , Bộ môn Phát Triển Nông Thôn còn đào tạo các khóa học ngắn hạn theo nhu cầu cụ thể  của các địa phương.

V. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC               

      A. Kiến Thức Tổng Quát (Giai đọan đại cương): (92tín chỉ)

      Gồm các môn học bắt buộc của chương trình giáo dục đại học.

       B. Kiến Thức Cơ Bản: ( 34 tín chỉ)

        Bao gồm các môn học cơ bản liên quan đến ngành nông nghiệp. (Bắt 
              buộc cho 2 ngành cây trồng và vật nuôi).

        C. Kiến thức kinh tế vàkỹ năng khuyến nông: (65 tín chỉ)

       Gồm các môn học về kinh tế, kỹ năng khuyến nông và kỹ năng quản lý. 
            (Bắt buuộc cho 2 ngành cây trồng và vật nuôi).

         D. Kiến Thức Chuyên Ngành (34 tín chỉ)

        Bao gồm các môn chuyên ngành về  trồng trọt hoặc chăn nuôi. (Phần tự chọn)

 Ghi chú:Hệ chính qui và tại chức học tất cả các phần trên.

Hệ đào tạo bằnh thứ 2 chỉ học phần C và một số môn học bắt buộc  khác gồm tổng  cộng có 90 học phần. Học viên có thể hoàn tất chương trình học nầy trong ba hoặc bốn  học kỳ . Trang chủ

 


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com