Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

giới thiệu " NHẬT KÝ TRONG TÙ"

Ti ết s ố 9      Giới thiệu

NH ẬT K Ý TRONG T Ù

( H ồ Ch í Minh )

Photo Sharing and Video Hosting at
Photobucket

A . YÊU CẦU :

Giúp HS hiểu được nội dung cơ bản và những đặc sắc chủ yếu về hình thức thể hiện và phong cách nghệ thuật của NKTT, để từ đó có phương hướng đúng đắn phát triển những bài thơ rút ra từ tập NKTT được chọn giảng trong chương trình.

NỘI DUNG

I. HOÀN CẢNH SÁNG TÁC :

NKTT được Bác sáng tác trong thời gian Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch giam cầm ở tỉnh Quảng Tây TQ từ 29-8-1942 ® 10 -9-1943

II.ĐẶC ĐIỂM CỦA TẬP THƠ :

- Tập nhật ký được viết bằng thơ ghi lại những sinh hoạt, những suy nghĩ, cảm xúc của Người trong thời gian bị giam cầm

- Tập thơ gồm 133 bài + 1 bài Bác viết sau khi được trả tự do – viết bằng chữ Hán, theo thể thơ tứ tuyệt.

III. NỘI DUNG :

Œ 1)Sự thật về nhà tù và XH TQ những năm 1942 –1943 :

- Bắt giam người vô tội : (cháu bé trong nhà lao TD, gia quyến người bị bắt lính

- Người tù bị đày đọa : ăn đói, ngủ rét, bị cúm ( Cơm tù, Đêm lạnh, cái cùm )

- Người tù bị bốc lột bằng nhiều cách ( Tiền vào nhà giam, Tiền đèn, Lai tân. )

=> Chế độ nhà tù là hình ảnh thu nhỏ của XHTQ thời Tưởng Giới Thạch.

 2)Bức chân dung tinh thần tự họa của HCM

a. Lòng yêu nước thương dân :

" Ngoại cảm" trời Hoa cơn nóng lạnh
"Nội thương" Đất Việt cảnh lầm than
Ở tù mắc bệnh càng cay đắng
Đáng khóc mà ta cứ hát tràn
("Ốm nặng")

(Đêm thu, không ngủ được, Nhớ bạn )...

b. Lòng yêu thiên nhiên, nhạy cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên

Mặc dù bị trói chân tay
Chim ca rộn núi hương bay ngát rừng
Vui say ai cấm ta đừng
Đường xa âu cũng bớt chừng quạnh hưu
( Trên đường đi )

c.Tinh thần kiên cường buất khuất

Thân thể ở trong lao
Tinh thầnở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao
(NKTT)

nghị lưc vững vàng, phong thái ung dung, tinh thần lạc quan CM

Mọi vật xoay vần đà định sẵn
Hết mưa là nắng hửng lên thôi
Đất trời một thoáng thu màn ướt
Sông núi muôn trùng trải gấm phơi...
("Trời hửng")

( Hay như các bài: "Tự khuyên mình", "Giải đi sớm" ... )

d. Tình cảm nhân đạo bao la :

+ Thông cảm với nỗi đau khổ, vất vả của người lao động TQ

Dãi gió dầm mưa chẳng nghỉ nghơi
Phu đường vất vả lắm ai ơi
Ngựa xe hành khách người qua lại
Biết cảm ơn anh được mấy người
(Phu Đường)

+ Thương cảm cho những người phụ nữ và trẻ em – nạn nhân của CĐXH bất công :

Oa! Oa! Oa!
Cha trốn không đi lính nước nhà
Nên nỗi thân em vừa nửa tuổi
Phải theo mẹ đếnở nhà pha
( Cháu bé trong nhà lao Tân Dương)

(hoặc như"Vợ người bạn tù đến thăm chồng", "Gia quyến của người bị bắt lính")

=> NKTT phản ánh tâm hồn và nhân cách cao đẹp của người chiến sĩ CM trong hoàn cảnh tù đày.

IV. NGHỆ THUẬT :

- Có sự kết hợp hài hoà giữa bút pháp cổ điển và hiện đại :

+ Cổ điển : thể thơ tứ tuyệt dùng từ ngữ, thi liệu, phong thái ung dung nhàn tản, giàu cảm hướng về vẽ đẹp thiên nhiên.

+ Hiện đại : Hồn thơ luônhướng về sự sống, ánh sáng và tương lai. Con người luôn vươn lên làm chủ trong mọi cảnh ngộ ( không phải ẩn sĩ mà chiến sĩ )

- Nghệ thuật trào lộng (ghẻ)

- Tứ thơ sáng tạo, có nhiều hình tượng thơ đẹp.

IV. Tổng kết : - NKTT là một tập thơ đặc sắc của HCM.

- Dù ra đời trong một cảnh ngộ đặc biệt, tập thơ vẫn thể hiện tâm hồn cao đẹp bản lĩnh kiên cường, tinh thần lạc quan cao độ của một nhà thơ, một chiến sĩ CM vĩ đại.

- Tập thơ thể hiện một phong cách thơ đa dạng độc đáo dù chưa bao giờ Bác tự nhận mình là nhà thơ.

CỦNG CỐ - DẶN DÒ :

* Hai nội dung cơ bản của NKTT

* Các bút pháp được Bác sử dụng trong tập NKTT.

Chú ý : Màu sắc cổ điển tinh thần hiện đại

*Học thuộc dẫn chứng minh họa ở các nội dung


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com