Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

CHIỀU TỐI (Mộ ) - HCM

CHIỀU TỐI 

A.     Yêu cầu:

             Cho HS thấy mấy nét “chấm phá” tả cảnh chiều tối mênh mông đầm ấm.  Từ đó phân tích tâm hồn cao rộng lòng yêu cảnh, thương người của tác giả.

B.     Kiểm tra bài cũ:

1)   Đặc điểm của tập NKTT của HCM ?

2)   Nội dung chính của tập thơ NKTT? Vì sao nói NKTT là bức chân dung tự hoạ con người tinh thần của HCM?

3)   Đặc sắc về nghệ thuật của tập thể NKTT ?

NỘI DUNG

I.Giới thiệu :

        1.Hoàn cảnh sáng tác :

               “ Mộ” là một trong 5 bài thơ được HCM sáng tác trên chặng đường bị giải đi từ Tỉnh Tây đen Thiên Bảo. Bác phải chịu nhiều gian khổ, vất vả.

Đề tài : chiều muộn ® quen thuộc.

                                                 (Màu sắc cổ điển )

II. Phân tích :

Câu 1,2: Cảnh chiều tối ở một xóm núi

* Hình ảnh chim bay về rừng -> chất liệu cổ thi (TK), gợi thời gian chiều tối, gợi cảm giác mệt mỏi.

       * “Quyện điểu qui lâm tầm túc thụ”(chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ)® cánh chim mỏi nhưng đang hướng về sự sống thường ngày, gợi vui vẻ, đầm ấm (khác thơ xưa :“ điểu phi tuyệt”, “điểu phi tận”; “ ngàn mai gió cuốn chim bay mỏi” -> bay về chốn vô tận, vô định, gợi cảm giác xa xăm, phiêu bạt, chia lìa.)

     ® Cảnh chiều muộn được gợi tả bằng một hình ảnh rất quen thuộc vừa ước lệ vừa tả thực.

       * “ Cô vân mạn mạn độ thiên không”: chòm mây lẻ loi, lững lờ trôi qua bầu trời -> (man mác phong vị Đường thi) khung cảnh thiên nhiên nên thơ, nhẹ nhàng, có vẻ hoang vắng (nhưng không ảm đạm), đượm buồn (nhưng không thê lương) phù hợp với tâm trạng người tù bị giải đi.

     Þ Bằng vài nét chấm phá, tác giả đã vẽ lên bức tranh chiều muộn nhẹ nhàng, nên thơ, khoáng đạt, thể hiện tâm hồn Bác cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên. Vẻ đẹp của lời thơ là ở chỗ tác giả không để lộ cái mệt mỏi, cô đơn của chính mình.

     2.  Câu 3,4 : Sinh hoạt của con người.

            Nổi bật trong không gian chiều tối tĩnh lặng là hình ảnh con người.

          * “ Sơn thôn thiếu nữ” (cô gái xóm núi) ® trẻ trung, khỏe khoắn mang lại sức sống cho bức tranh chiều muộn.

          * “ma bao túc” – “bao túc ma”: điệp ngữ liên hoàn, gợi vòng quay liên tục, đều đặn của động tác xay ngô. Công việc lao động vất vả, miệt mài  -> Tấm lòng nhân ái của Bác.

     Tác giả đặt hình ảnh “ sơn thôn thiếu nữ” ở vị trí trung tâm của bức tranh phong cảnh chiều tôi làm cho bức tranh thiên nhiên trở thành  bức tranh  cuộc sống  con người.

(Thơ xưa con người thường nhạt nhoà trước thiên nhiên rộng lớn). Trong bất cứ hoàn cảnh nào, HCM cũng gắn bó với con người nơi trần thế, đặc biệt là cuộc sống nhân dân lao động. 

              * “ lô dĩ hồng ”: lò than đỏ rực xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng vào đêm tối, gợi ấm áp, vui vẻ (B dùng ánh lửa đỏ để thể hiện thời gian đã tối). Hình tượng thơ vận động hướng về sự sống và ánh sáng. Bức tranh chiều muộn trở nên sáng đẹp.

             => Sự xuất hiện hình ảnh người thiếu nũ trong khung cảnh lao động, bên lò than rực hồng đã mang lại ánh sáng và niềm vui, mang lại sức sống mãnh liệt cho người tù xa xứ.

III. Chủ đề:

            Qua bức tranh về thiên nhiên và cảnh SH của con người vào lúc chiều tối,  bài thơ nói  lên  lòng yêu TN, thương con người và  qua đó ta hiều thêm về chất thép của người tù cs Hồ Chí Minh

IV. Tổng kết

            1. Nội dung:

                * Bức tranh chiều tối đơn sơ, mênh mông mà đầm ấm.

                * Tâm hồn Bác cao rộng, hòa hợp với thiên nhiên, dạt dào niềm tin vào cuộc sống và con người             ® bản lĩnh kiên cường.

            2. Nghệ thuật: Bút pháp cổ điển và hiện đại.                  

E CỦNG CỐ:

        Giới thiệu 2 bài văn tham khảo ở sách 125 bài văn.

                 - Phân tích bài Chiều tối – HCM.

                 - Bình giảng bài Chiều tối – HCM.

       F. Dặn dò :

              - Học thuộc lòng bài thơ : phiên âm và dịch thơ.

              - Phân tích bức tranh chiều tối và nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác trong bài “Chiều tối”.

       - Chuẩn bị “ Giải đi sớm”. Chú ý phân tích sự chuyển biến của cảnh và tâm trạng con người   ở bài 1 sang bài 2.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com