Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

25-26. TÂY TIẾN - Quang Dũng

TÂY TIẾN

QUANG DŨNG

I / GIỚI THIỆU :
1. Tác giả :
Bùi Dình Diệm (Dậu ) :1922 – 1988
+Quê quán : Làng Phùng, Đan Phượng, Hà Tây.
+Tham gia cách mạng từ 19/8/45, làm công tác Tuyên truyền, báo chí
+Sáng tác : Viết truyện, thơ, nhạc, hoạ…
Õ Ong là nghệ sĩ tài hoa …
2. Hoàn cảnh sáng tác :

Năm 1947,đoàn Tây Tiến được thành lập ,với nhiệm vụ tiến về phía Tây … Đây là đơn vị có nhiều những thanh niên trí thức Hà Nội tham gia . Quang Dũng là đại đội trưởng trong đoàn quân ấy. Đơn vị hoạt động ở vùng Tây Bắc và kết hợp với bộ đội Lào …

Năm 1948, Quang Dũng xa đơn vị đi nhận nhiiệm vụ ở đơn vị khác . Về dự hội nghị toàn quân tại Phù Lưu Chanh thuộc tổng Hà Nam cũ, nhớ Tây Tiến, Quang Dũng viết bài thơ này .

II / BỐ CỤC :

Bài thơ có 4 khổ, chia làm 4 đoạn :

1.Khổ 1 : Tây Tiến và chặng đường hành quân gian khổ .

2.Khổ 2 : Những kỷ niệm sinh hoạt trên đường hành quân .

3.Khổ 3 : Chân dung người lính Tây Tiến .

4.Khổ 4 : Tinh thần người lính Tây Tiến .

ð Tất cả đều thống nhất ở mạch cảm xúc : Nỗi nhớ Tây Tiến .

III / PHÂN TÍCH :

1.Những chặng đường hành quân gian khổ .

a)Hai câu thơ đầu : Như là mạch cảm xúc chủ đạo cho toàn bài thơ:

Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi !

Nhớ về rừng núi, nhớ chơi vơi .

Hô ngữ, cách gieo vần “ ơi “ ở cuối câu thơ và từ láy chơi vơi như nâng con người lên cùng với rừng núi, cùng với con sông Mã, nơi gắn bó cùng tác giả và đoàn quân suốt chặng hành quân …

b)Thiên nhiên Tây Bắc :

· Xa xôi hẻo lánh : Những địa danh như Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu khá lạ tai, gợi lên những miền xa heo hút .

· Hoang vu, hiểm trở :Tác giả đã thành công trong hình tượng thơ cảnh đèo dốc hiểm trở :
Dốc lên khúc khuỷu / dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao / ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
ð Những con đường gập gềnh . câu thơ như bẻ làm đôi qua cách ngắt nhịp . Những từ láy kết hợp với thanh trắc …

¨ Thiên nhiên đầy những hiểm hoạ khôn lường :
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người

¨ Tuy vậy, Miền Tây còn có những cảnh đẹp như những bức tranh thuỷ mặc : Mây lấp sườn non, mưa giăng xa khơi, bồng bềnh mây trắng ,có cả những Mường Lát hoa , những mùa em thơm thảo … gợi khát khao khám phá …

è Nỗi nhớ Miền Tây hoang vu hiểm trở nhưng cũng đầy vẻ đẹp lãng mạn hào hùng .

c) Bước hành quân gian khổ của người lính Tây Tiến :
* Những cảnh mây sớm, mưa chiều, sương đêm, thác gầm cọp dữ… và cả những con đường gập ghềnh hiểm trở đã làm cho :

Anh bạn dãi dầu không bước nữa

Gục trên súng mũ, bỏ quên đời

¨ Tuy nhiên, những người lính ấy vẫn tràn đầy tinh thần lạc quan, vẫn cảm nhận được hương hoa len trong làn hơi sương lạnh buốt, vẫn vui với mùa em thơm thảo tình quân dân …

è Với bút pháp hiện thực và lãng mạn đan xen, đầy chất hội hoạ, Quang Dũng đã dựng lên chặng đường hành quân gian khổ của người Tây Tiến ; như hiện lên trước mắt ta cả hình tượng đoàn quân trong cảnh núi rừng bao la trùng điệp …

3. Khổ thơ thứ hai :Cảnh sinh hoạt trên đường hành quân

· Quang cảnh sinh hoạt đầy vui tươi như một đám cưới : ( 4câu đầu )
Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa
Kìa em xiêm áo tự bao giờ
Khèn lên man điệu, nàng e ấp
Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ .

ð Cách sử dụng hô ngữ, cách dùng động từ bừng, cách phối hợp cả âm thanh, nhịp điệu, ánh sáng … tạo lên không khí vui tươi, tràn đầy tinh thần lạc quan của người lính , tràn đầy tình quân dân thắm thiết, thểchất hào hoa của người lính Tây Tiến
Nếu như 4 câu đầu là cảnh shoạt vui tươi thì bốn câu sau lại gợi lên cảnh vượt thác đầy chất lãng mạn anh hùng :
Người đi Châu Mộc chiều sương ấy
Có thấy hồn lau nẻo bến bờ
Có thấy dáng người trên độc mộc
Giữa dòng nước lũ hoa đong đưa
Hình ảnh thiên nhiên, con người qua cảm nhận của nhà thơ-lính đa thấm đẫm chất lãng mạn ,được xây dựng bằng nhạc, bằng thơ … với những sắc thái nhớ nhung pha lẫn dịu dàng thao thức .
3.Đoạn 3 : Khúc ca bi tráng về người lính Tây Tiến
a)Hình ảnh đoàn quân oai dữ (bên ngoài ):nhưg vẫn hào hoa .
+không mọc tóc, Xanh màu lá
+, dữ oai hùm ,mắt trừng gởi mộng…
+Đêm mơ …kiều thơm  Những gian khổ thiếu thốn, nhưng vẫn hiên ngang, oai dũng .(liên hệ tới “Nhớ rừng “…) nét tương phản càng rõ sức mạnh tinh thần của đoàn quân cách mạng .
b)Cuộc đời chiến đấu hy sinh đầy bi tráng :
+Cái “bi” : Tàn tạ, tiều tuỵ trong hình hài :những từ láy rải rác, những hình ảnh mồ viễn xứ, áo bào thay chiếu , về đất …cùng hệ thống từ Hán Việt gợi nên nỗi đau xót thấm thía nhưng bi mà không luỵ . Họ như những tráng sĩ hy sinh anh dũng trên chiến trường “Da ngựa bọc thây, áo bào liệm xác “
+Cái “ Hùng “: Họ vẫn toát lên tinh thần Quyết tử cho Tổ Quốc Quyết sinh, họ chẳng tiếc đời xanh ; ngã xuống như là sự trở về với đất . Và chính dòng sông Mã đã thay lời sông núi , tấu lên khúc nhạc bi hùng trước sự hy sinh của họ…
 Tóm lại : Bằng chính trải nghiệm của mình, Quang Dũng đã dựng lên bức tượng đài về người chiến sĩ Tây Tiến cả về hình dáng bên ngoài lẫn phẩm chất bên trong của họ . Đó chính là biểu tượng đẹp đẽ về người lính Cụ Hồ trong thời chống Pháp gian lao mà anh dũng , là hiện thân của chủ nghĩa anh hùng cách mạng …
4.Bốn câu cuối :Nỗi nhớ cuối bài .
+Nhịp thơ chậm lại ,từ láy Người đi không hẹn ước…một chia phôi gợi lại cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ .
+Thời gian xác định ( mùa xuân ấy ) như khắc vào nỗi nhớ của tác giả .Tinh thần của đoàn quân vẫn mãi tiến về phía trước : “ Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi .Đó chính là tinh thần “ Một đi không trỏ lại “ của những người chiến sĩ trong kháng chiến chống Pháp .
VI / TỔNG KẾT:
1)Nội dung :Qua việc bộc lộ nỗi nhớ về Tây Tiến, những hình ảnh & những kỷ niệm đầy bi hùng của một thời kháng chiến đã đi qua mà không bao giờ trở lại, nhà thơ Quang Dũng đã miêu tả vẻ đẹp lãng mạn của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam ( Qua hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến ) trong thời kỳ chống Pháp
2) Nghệ thuật :
- Bút pháp tả thực + lãng mạn đầy tài hoa …
- Nhịp điệu thơ phù hợp với cảm xúc trữ tình .
- Cách sử dụng những tữ ngữ vừa hiện đại , vừa cổ kính  Thành công trong nghệ thuật bộc lộ tâm trạng …Bài thơ được viết theo cảm hứng LMCN, điều ấy thể hiện như thế nào ở bài thơ ? ( Đề 65-66/125bv tr.312  317 )
( Nhận xét chung về bút pháp, p/c thơ ? )
• Hình ảnh người lính TT. Tác giả không che giấu những tổn thất, những nỗi đau, cái bi – nhưng do cách nhìn của nhà thơ, cái bi trở thành cái hùng ( bi tráng ). Bi mà vẫn đẹp và hào hoa.
 Tham khảo Đề thi ( Tốt nghiệp TLV năm 1999 – 2000,: (Đề 69/125bv)
Đề thi Tốt nghiệp 2001-2002 : Câu giáo khoa
* Chuẩn bị : “Bên kia sông Đuống”– Hoàng Cầm

Photo Sharing and Video Hosting at
Photobucket



VnVista I-Shine
© http://vnvista.com