Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

“CÁI NGHỀ LÀM THẬT, ĂN CHƠI”

Anh Đinh Đình Chiến, bạn tôi, một thầy giáo lâu năm gắn bó với nghề. Tôi vừa nhận được Mail này từ anh hồi 6g chiều nay. Mạn phép anh đăng lên đây hầu chuyện cùng các bạn...
MB

“CÁI NGHỀ LÀM THẬT, ĂN CHƠI”

Đang bực mình với các Lý Thuyết Gia dạy văn, các ngài cho rằng học trò thời nay dốt văn là do các thầy dạy kém và phán rằng :Cách các thầy dạy cũ quá,học sinh tiếp thu thụ động, không khai thác được tiềm năng văn học trong các em. ...Một đồng nghiêp tôi lúng búng trong miêng:  - có khỉ đâu mà tiềm với chã năng...
       - cuối tháng 10 / 2006 tôi đi tp HCM gặp nhà văn Hoàng Đình Quang -anh nói :”- cái nghề văn làm thật, ăn chơi”. Ông thấy không ( nói với tôi) có văn cũng được ,không có văn cũng được. Có ai chết vì không có văn đâu! cũng như hoa ấy, đêm tân hôn không  văn ,không  hoa người ta vẫn đẻ con xòn xòn. Ấy vậy mà khổ thân ông nhà văn lại cặm cụi thức khuya dậy sớm lọ mọ với câu với chữ... đến con cái nó cũng không hiểu bố đang làm gì mà lục cục hàng đêm…
        Cạnh nhà tôi có một gia đình khá giả, bà vợ sáng nào cũng phải tất bật lo chuyên ăn cho thằng con quí tử học lớp 4. Các món ăn bày ra la liệt, chỉ món nào thằng con cũng lắc đầu. Chỉ chỏ không được, bà mẹ phải bưng tô, bưng bát múc từng thìa phồng mang trợn mắt đút cho con. Nhưng chỉ nuốt được miếng thứ nhất, đến miếng thứ hai thì ngậm miệng, năn nỉ thế nào nó cũng không há. Bà vợ nhờ sự cộng tác của ông chồng. Ông năn nỉ hứa nếu con ăn hết chén cơm bố sẽ mua cho bộ trò chơi điện tử mới. Thằng bé thích chí hưởng ứng ngay. Nhưng nuốt đến miếng thứ năm thì nó ói. Bao nhiêu công sức mẹ nó làm được trong buổi sáng thế là hết...Thằng bé khóc.
        Các bậc cha mẹ gặp nhau thường khoe con học bằng này bằng nọ về anh văn, về vi tính, khoe con được học thêm môn toán,lí, hoá,sinh với thầy này thầy nọ. Chứ có ai khoe con mình học thêm văn?. Các bậc phụ huynh say mê nói về tương lai con cái :cháu thi khối A ,cháu thi khôi B...cháu sẽ vào đại hoc bách khoa, đại học xây dựng, đại học giao thông.. ấy vậy cho nên con mới học đến lớp ba ông bố đã khuân luôn cả dàn vi tính hàng chục triệu đồng về. Còn thi đại học khối C,hay những khối có môn văn thì có được mấy trường, và có mấy ngành ?...Nếu hỏng nguyện vọng một thì nguyện vọng hai, ba đi đâu ? nghề gì ? còn các trường cao đẳng,trung câp thuôc khối C ,của môn văn  ? ...
       Học sinh bậc trung học phổ thông cũng đã biết cách chọn cho mình một tương lai, chọn cho mình một trường ,một ngành,và cũng từ đó chọn cho mình một cách học.và môn văn chỉ là môn học cho biết.các em chọn cách học văn giống như học các môn sử ,địa, giáo dục công dân vậy...thuộc những điều ghi được khi nghe thầy giảng là tốt  lắm rồi.
Gặp được những giờ văn hay các em cũng rất thích, nhưng lại thích theo kiểu để thưởng thức như nghe một bài hát hay trong một chương trình ca nhac . các em không có thời gian để đào sâu ,để suy ngẫm ,...” để khơi cái nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những điều chưa ai có”. .. đến với môn văn các em như khách qua đường.
       Lại nói về đứa trẻ hàng xóm ,người mẹ  thương con, muốn cho con được ăn nhiều món. Nhưng nhu cầu có hạn,khả năng hấp thu cũng có chừng, Làm sao ép được con trẻ.
     … Vẫn biết văn học là nhân học,học văn là học cách làm người,nhưng trong cơ chế nay,trong thực tế này học sinh lại có quyền lựa chọn hướng đi và cách học cho mình. Hầu hết phụ huynh cũng thế,họ đã hướng cho con mình học các trường,các ngành mà khi ra trường dễ xin được việc làm và có đôi chút thu nhập.
      Trong trường trung học phổ thông số học sinh thích học văn  ít. Chã thế mà sau ba năm dạy thí điểm hai ban :ban khoa học tự nhiên (khtn) ; ban khoa học xã hội và nhân văn (khxh và nv) đem chương trình ra áp dụng đại trà thì có khoảng 23% học sinh đăng kí học ban khtn,có 7% đăng kí học ban khxh và nv, số đông còn lại 70% đăng kí vào ban cơ bản: Rồi từ ban này đẻ ra úm bà lằng các nhóm môn tự chọn:ban cơ bản tự chọn ba môn toán ,lí, hoá. lớp khác lại chọn ba môn toán,hoá, sinh...rồi lại tự chọn bám sát ,tự chọn nâng cao  ,thế là hướng dẫn của bộ ,hướng dẫn của sở cứ liên tục bay về các trường. Các nhà lãnh đao cấp " hạ tầng" rối lên. Đầu năm thầy hiệu trưởng cố giải thích về chuyện chọn ban,phụ huynh ngơ ngơ ngác ngác như kẻ bị tẩu hoả nhâp ma.Còn học sinh lại càng phải tìm đủ mọi cách, mọi thời gian để học thêm vì chương yrình vừa mới ,vừa khó.Các tiết chữa bài tập ở trên lớp so với chương trình cũ ít đi. Khi hỏi tại sao các em đăng kí học môn văn ít , một số thầy cô dạy văn  không trả lời mà còn cho biết thêm : trong số 7% số học sinh học ban khxh và nv đăng kí tự chọn học tăng tiết môn  văn không phải là các em thích môn văn ,mà vì các em học không nổi mấy môn tự nhiên.Thực tế  cũng đã không ít học sinh giỏi  tham gia kì thi học sinh giỏi môn văn nhưng lại thi đại học khối A,B . Hẩm hiu công lao thầy cô cùng học trò khổ luyên. Chẵng có thầy cô dạy văn nào khoe với bạn bè mình có bao nhiêu học trò thành đạt. Số đông và rất đông  học trò cũ làm nên sự nghiệp về lại thăm trường, trong tíu tít niềm vui hội ngộ các thầy cô dạy văn cũng chỉ sẽ sàng ngồi mớm vào mí chiếu hóng chuyện cùng học trò và các thấy cô dạy toán, lí ,hoá ,sính, anh.    
      Nói về đội ngũ các thầy cô giáo trong trường phổ thông ngày nay cũng đã có ranh giới phân chia của sự giàu nghèo tuỳ thuôc môn dạy của từng người. Một bên là các thầy cô khá giả vì dạy thêm được , con số này tập trung ở các thầy cô dạy các môn toán ,lí, hoá, sinh ,tiếng anh và một bên là các thầy cô dạy các môn xã hội được tiếng là "đói mà lại hay nói chuyện đạo đức dạy đời ". Một bên là tranh thủ mọi thời gian để dạy ở nhà ,nên viêc tham gia các hoạt động khác của trường bị hạn chế.Còn một bên các thầy cô dạy các môn xã hội không ai học thêm nên rảnh rỗi được phân công tổ chức và quản lí các hoạt động ngoài giờ.các thầy càng tổ chức nhiều hoạt động ngoài giờ thì càng "rách việc" cho các "đại gia" trong viêc dạy thêm.Vậy là ngấm ngầm” xã hội đen” hoặc "diễn biến hoà bình" . Bộ giáo dục,các sở giáo dục cũng rất đau đầu vì những điều không tốt về dạy thêm học thêm. Bộ đã có nhiều qui đinh nghiêm ngặt, thậm chí có tỉnh quản lí không được thì ra lênh cấm .Nhưng dạy thêm vẫn cứ tràn lan, tiêu cực trong dạy thêm, học thêm vẫn cứ diễn ra hàng ngày. ..và cứ thế ngành giáo dục đã phải “sống chung với lũ,”  dư luận, cả trong các đơt triều cường của những lần họp quốc hội.Các quan chức bô giáo dục đào tạo đã bao phen khổ sở trước các câu hỏi của báo chí hoặc của dư luận về chyện dạy thêm ,học thêm. Trên cấm cứ cấm.  Nhiều phụ huynh cứ đưa con đến nhà thầy. một thầy phải dạy, hai thầy phải dạy,mà thầy chỉ dạy riêng cho con chúng tôi thôi.,tiền bạc  khỏi phải nói. Vừa có tiền, vừa được tiếng, các thầy đâu có nề hà sớm trưa chiều tối. Các thầy vẫn dạy theo lối cũ đấy chứ thế mà học trò đăng kí học “ào ào như thác lũ”!. Đến mùa luyện thi nhiều lớp học thêm không đủ chỗ ngồi…Các thầy dạy văn nhìn cái sự say sưa dạy của đồng nghiêp các môn tự nhiên mà thèm .Bao nhiêu lần bâng khuâng tự hỏi : giá như , đại giá như môn văn học trò cũng học say sưa như thế…giá như môn văn phụ huynh cũng cho con học chuyên cần như thế…giá như có nhiều trường đại học đều thi môn văn như thế…và giá như ra đời học sinh tốt nghiệp ngành văn dễ xin được việc làm như thế…thì...thôi chỉ là giá như. Ngày thương ai cũng nói tiếng Việt, ai cũng viết tiếng Việt, ai cũng thấy chỉ cần chừng ấy chữ nghĩa Việt thế là đủ , chỉ nên lo những môn nào thiết thực hơn để sau này có cái mà kiếm cơm.

    Nơi tôi ở là một huyện miền núi của một tỉnh miền trung, nhân dân ở đây trên 80% sống bằng nghề nông, vậy mà hầu hết con cái họ không biết ruộng nhà mình ở đâu nói chi đến chuyện làm. Làm bố ,làm mẹ  không ai muốn con mình phải khổ ,họ làm tất cả vì con và ai cũng kì vọng ở con mình, điều đó rất chính đáng.  Nhưng kì vọng của bố mẹ là nỗi khổ của con. Bao nhiêu ông bố bà mẹ tình nguyên chạy xe ôm chở con hết lớp học này qua lớp học khác .học thêm toán,lí hoá, tiếng anh, vi tính…thươnh cho con trẻ phải học quần quật, không có thời gian chơi .Trên lớp tranh thủ kẻ hở giữa hai tiết học bọn trẻ trò chuyên được vài ba câu,hết giờ ở trường  là lao vào viêc học thêm  mà bố mẹ lâp trình sẵn cho đến khi về tới nhà mêt lữ, ăn vội chén cơm là ngồi vào máy vi tính. Con cái luôn được bố mẹ quan tâm chăm bẳm. Nhưng trẻ nhỏ thời này muốn quan tâm đến ai chúng cũng đâu còn thời gian ,  đâu có cơ hội để quan tâm.Thành thử sự quan tâm ấy là việccủa các ông bố ,bà mẹ, của người lơn,còn bọn trẻ chủ yếu là  lo mà học,học. Tôi  đã chứng kiến cảnh có rất đông học sinh chen nhau để xem một tai nạn giao thông ,sau khi xem xong chỉ trầm trồ :” – ghê thật,” –“sợ quá” “ kinh khủng...”! Thế đó,  Cảm xúc “rô bô –máy tính” vi rút đã xâm nhập cảm xúc văn chương.  

    Thực ra nói thế nhưng không phải hoàn toàn là thế.Có lần vì hoàn cảnh khó khăn,một em học sinh đang học lớp mười một bỏ học.Thầy cô bạn bè không có cách gì giúp được em .Ngày ngày nhìn vào chỗ bàn bỏ trống ai cũng nao nao. tuần sau trong một giờ học văn thầy giáo đọc bài thơ do thầy sáng tác .Bài thơ có tựa đề :Tiéng rao.

       Nội dung bài thơ :        Lớp học trống không một chỗ

                                            Buổi chiều hôm ấy mua rơi.

                                            Cái nghèo trở nên tội lỗi

                                            hất em khỏi chỗ em ngồi.

                                                              *

                                             Từ đó đầu đường,cuối phố                                                                                                                                 

                                             Vẵng nghe những tiếng rao dài

                                             Vé đây ...vé đây ...ai vé ...?

                                             Rao hoài- mà nào có ai !

                                                             *

                                             Chiều nay ngang qua lớp học

                                             Tiếng rao bỗng gãy giữa chừng

                                  -          Vé đây…vé đây…ai vé…

                                         Bên đường -người khách rưng rưng…!

Lớp học lặng yên,giọng đọc ngắt quãng nhiều lần. nhiều em bật khóc.Giờ học hôm ấy không tài nào tiếp tục đươc.Cả thầy và trò đều im lặng. Không ai dám nhìn thẳng vào mắt nhau,nhưng ai cũng suy nghĩ về một hướng , đó là người bạn bỏ học hôm rồi. Có phải đó là văn hay đó chỉ  là cuộc đời ? .Cuôc đời thì rất thật, còn văn chương ở đâu đó xa xôi .Cuộc đời đang là ẩn số nhưng thồi gian và khả năng các em có hạn ,phải có sự lựa chọn. Đã là lựa chọn thì có điều được điều không. Mọi người hay dùng khái niêm trả giá cho những trường hợp như thế.

     Cháu bé lớp bốn kia  đã rất cố gắng để xứng đáng vơi lòng thương yêu và sự  đông viên của bố mẹ. Nhưng  em không thể một lúc ăn nhiều món và đâu phải món nào cũng hợp khẩu vị của em.Bà mẹ luôn ca cẩm với hàng xóm láng giềng về sự cực nhọc của mình trong viêc ăn uống của con. Còn các bà hàng xóm đôi lê đôi mách ngồi  lại xầm xì chê bai người mẹ kia không biết cách chăm  con. Còn thực tế thì thằng bé rất  phổng phao khoẻ mạnh ,trẻ con hàng xóm mấy đứa sánh bằng. Vậy mà bà mẹ ca cẩm thì cứ vẫn luôn ca cẩm. Mọi người chê bai vẫn cứ mãi miết chê bai. Ở trường thương lắm các thầy cô dạy văn. Mỗi giờ dạy văn là một giờ cực nhọc.  Vẫn biết môn văn là môn rất quan trọng  nhưng nó chưa phải là món chính của  khẩu vị thời nay. Đừng trách các em và cũng không nên đỗ mọi lỗi cho thầy .Nếu như món VĂN được đưa vào menu ẩm thực của mọi nhà trong thời kì nước ta hội nhập WTO thì các đầu bếp cũng ra trò lắm đấy.

  Thôi thì mong sao  :_ giá như cho đến giá như…                                                                      Thằng bé lớp 4 nhà kìa sáng sáng vẫn bị mẹ bắt ăn những món nó không thích, và học trò thì biết chọn học những môn cần thiết để trong tương lai dễ kiếm được viêc làm. Còn các thầy dạy văn ngày ngày  cứ phải khuân cái món ăn ít hợp với khẩu vị mọi người ấy để lên lớp  nói với học trò.

 

   

         Tháng 11 năm 2006

          ĐINHĐÌNHCHIẾN                                                                                                                                                                         Trường thpt Hùng Vương                                            

                                                      Đức Linh _Bình Thuận

                                         địa chỉ :  [email protected]

 

 



VnVista I-Shine
© http://vnvista.com