Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: Y kiến trao đổi
 

Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường

Published on 11/24,2009

 

Hiệu quả của hoạt động ngoại khóa văn học dân gian trong nhà trường

TV

Cô giáo  Phan Thị  Thanh Vân

Nguồn: http://www.gdtd.vn/channel/3062/200911/Hieu-qua-cua-hoat-dong-ngoai-khoa-van-hoc-dan-gian-trong-nha-truong-1915322/

Cập nhật lúc 13/11/2009, 07:23 (GMT+7)

(GD&TĐ) - Giảng dạy bộ môn Văn học, người dạy cũng như người học trước hết phải có niềm say mê, yêu thích văn chương, có tâm hồn nhạy cảm, giàu cảm xúc, thêm vào đó là một vốn tri thức phong phú, vốn tiếng Việt dồi dào...

Nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy bộ môn Văn học, gần đây, trên các diễn đàn nghiên cứu, các hội nghị, hội thảo, người ta đã bàn nhiều đến vấn đề đổi mới phương pháp dạy học. Mối quan tâm bức xúc đối với những người trực tiếp giảng dạy văn học ở nhà trường phổ thông là làm thế nào để phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh, nâng cao hiệu quả giáo dục thẩm mỹ, khơi gợi niềm say mê hứng thú học tập bộ môn Văn học trong tình hình hiện nay.

Giải quyết thực trạng trên, cần phải kết hợp đổi mới phương pháp giảng dạy cả giờ chính khoá lẫn hoạt động ngoại khoá, mà trước hết là phải có một quan niệm đúng về tầm quan trọng, ý nghĩa của những hoạt động ngoại khoá Văn học.

Theo dõi quá trình đổi mới phương pháp dạy học Văn - tiếng Việt ở nhà trường phổ thông trong những năm gần đây, nội dung đổi mới thường tập trung vào giờ chính khoá, còn hình thức ngoại khóa thì ít được chú trọng triển khai. Phải chăng hoạt động ngoài giờ của học sinh là không quan trọng, không đóng vai trò trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập bộ môn? Đã đến lúc cần xác định lại vị trí, vai trò của hoạt động ngoại khoá, phát huy cao độ tính năng động sáng tạo, niềm hứng thú của học sinh.   

Thanhvan

Một buổi ngoại khóa văn học dân gian ở trường THPT Huỳnh Thúc Kháng-Nghệ An

Hoạt động ngoại khoá Văn học theo quan niệm đổi mới phương pháp dạy học là một hình thức tự học tích cực, bổ ích và có hiệu quả, nối liền bục giảng với thực tiễn đời sống, mở rộng, kéo dài trường suy tưởng - thẩm định về bài học cho học sinh; phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học, kiểm tra lại chất lượng dạy học trong giờ chính khoá. Hoạt động ngoại khoá Văn học, vì thế, vừa là hoạt động giáo dục, vừa là hoạt động thẩm mỹ, "góp phần tạo ra lối sống văn hoá và khả năng hưởng thụ văn hoá nghệ thuật cho học sinh. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học, học sinh được phát triển cân đối về trí tuệ, đạo đức, thể dục và mĩ dục" (Phan Trọng luận, Phương pháp dạy văn, Nxb Đại học Quốc gia 1996, Tr. 381).

Hoạt động ngoại khoá Văn học càng cần thiết và bổ ích khi được áp dụng vào quá trình dạy học phần Văn học dân gian ở THPT vì những lí do sau:

Ngoại khoá Văn học dân gian góp phần làm sáng tỏ những đặc trưng cơ bản của Văn học dân gian (tính tập thể, tính truyền miệng, tính dị bản, gắn với sinh hoạt xã hội. . . ) - điều mà giáo viên và học sinh rất khó thực hiện trong giờ chính khoá do hạn chế về điều kiện và thời gian giảng dạy. Ví dụ, để làm rõ đặc điểm gắn với sinh hoạt xã hội của Văn học dân gian, người dạy phải lý giải về hoàn cảnh nảy sinh và môi trường diễn xướng của nó; Làm sáng tỏ tính dị bản thì cần phải so sánh nhiều văn bản khác nhau... Những thao tác này khó có thể thực hiện được trong giờ chính khoá.

Ngoại khoá văn học dân gian cho phép chúng ta khai thác tác phẩm Văn học dân gian ở nhiều góc độ, thoả mãn nhu cầu làm "sống lại" tác phẩm Văn học dân gian trong môi trường diễn xướng, thông qua các hình thức trình diễn bằng lời - nhạc - vũ, làm sáng lên những vẻ đẹp độc đáo của Văn học dân gian .

Ngoại khoá Văn học dân gian cho phép người dạy khắc phục được những bất cập trong chương trình giữa thời gian cho phép và khối lượng kiến thức cần phải truyền đạt; có thể mở rộng và đào sâu những nội dung quan trọng, bổ sung những vấn đề chưa được đặt ra trong chương trình chính khoá. .

Ngoại khoá Văn học dân gian còn tăng cường tính thời sự, tính xã hội cho nội dung bài học. Qua hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian, học sinh có thể hiểu sâu hơn về những giá trị văn hoá dân gian của quê hương, đất nước.  

Hội diễn "TrườngHuỳnh Thúc Kháng với những làn điệu dân ca"  đêm 14/11/2009

 tại nhà hát dân ca tỉnh Nghệ An

Thế nhưng, lâu nay trong nhà trường phổ thông, hoạt động ngoại khoá Văn học được hiểu là hoạt động ngoài giờ học, là một hoạt động phụ, nằm ngoài quản lý chuyên môn. Việc tổ chức ngoại khoá Văn học tuỳ thuộc vào quỹ thời gian vốn rất hẹp hòi, vào năng lực và nhiệt tình của người dạy và nhu cầu, hứng thú của người học. Nó được coi là một hoạt động giải trí, tổ chức theo hình thức một chương trình văn nghệ (ca - múa - nhạc), thiếu nhất quán về chủ đề, sơ sài, phiến diện về mặt nội dung. Sở dĩ có tình trạng như vậy vì chương trình nội khoá lâu nay chỉ chú trọng cung cấp kiến thức về mặt số lượng, coi nhẹ việc rèn luyện kĩ năng, tách rời lý thuyết với thực hành. Mọi yêu cầu mục đích của môn học coi như đã được giải quyết triệt để khi bài giảng trên lớp chấm dứt. Theo chúng tôi, quan niệm về hoạt động ngoại khoá văn học như trên là chưa thoả đáng, chưa quan tâm đúng mức đến lợi ích của hoạt động này trong quá trình giảng dạy và học tập bộ môn.

Tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian là một công việc vừa có ý nghĩa thực tiễn vừa có ý nghĩa khoa học. Tuy nhiên, để tổ chức tốt hoạt động này cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về khâu tổ chức và nghiên cứu kĩ về chương trình. Căn cứ vào tình hình thực tế ở nhà trường phổ thông và nhu cầu học tập của bộ môn, tôi xin đề xuất một số hình thức tổ chức hoạt động ngoại khoá Văn học dân gian cho đối tượng là học sinh lớp 10 như sau: 

Trong nỗ lực tìm kiếm và đổi mới PPDH nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy và góp phần khắc phục tình trạng học sinh thiếu hứng thú học văn, tổ chức các hoạt động ngoại khoá Văn học là một xu hướng khả dĩ đáp ứng tốt những yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng lấy người học làm trung tâm.

Hoạt động ngoại khoá văn học, đặc biệt phần Văn học dân gian không chỉ góp phần nâng cao khả năng tư duy độc lập, tăng cường khả năng sáng tạo trong học tập, kích thích lòng ham muốn tìm tòi, khám phá những kiến thức mới của người học mà còn góp phần hoàn thiện khả năng chuyên môn và kỹ năng sư phạm của người thầy trong quá trình chuẩn bị và "đồng hành" với người học khám phá kiến thức mới. 

Với những điều trình bày trên đây, để góp phần cải thiện thực trạng ngại học văn của học sinh hiện nay, thiết nghĩ hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông là một hoạt động chuyên môn bổ ích, lý thú và có tính khả thi. Hoạt động ngoại khoá Văn học vì thế cần được Bộ giáo dục đưa vào phân phối chương trình và đặc biệt hoạt động này cần được xem là một hoạt động nằm trong sự quản lý chuyên môn ở nhà trường Phổ thông. Có như vậy hoạt động ngoại khoá Văn học trong trường Phổ thông mới được duy trì một cách thường xuyên và có hiệu quả.

                                                                                                                          Phan Thị Thanh Vân   

(Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, số 62 Lê Hồng Phong, TP Vinh, Nghệ An)


 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com