Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN

 I  Lập luận và các yếu tố của lập luận :

       1) Lập luận là gì ?

            Lập luận là nêu lên những ý kiến của mình về một vấn đề nhất định bằng cách dựa vào các sự thật đáng tin cậy và các lý lẽ xác đáng.

            - Nêu rõ luận điểm của mình : tán thành hay phản đối.

            - Nêu ra lý lẽ dẫn chứng và tổ chức lý lẽ, dc hợp lý (luận chứng).

       2) Các yếu tố của lập luận :

           a) Luận điểm : là ý kiến xác đáng của người viết về vấn đề được đặt ra.

              Vd : Tác phẩm Chí Phèo xây dựng thành công nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình.

               Để thuyết minh cho luận điểm lớn, người ta thường đề xuất các luận điểm nhỏ. Các luận điểm ấy liên kết với nhau để soi sáng, thuyết minh cho luận điểm lớn của toàn bài.

       b) Luận cứ : là những lý lẽ và dc dùng để thuyết minh cho luận điểm.

       c) Luận chứng : là sự phối hợp, tổ chức các lý lẽ và dc để thuyết minh cho luận điểm.

            Luận chứng phải chặt chẽ, tránh cực đoan, một chiều, phải biết lật đi lật lại vấn đề để xem xét cho cạn lý hết lẽ.

        III Một số cách luận chứng :

     1) Diễn dịch : từ một chân lý chung, quy luật chung mà suy ra các hệ luận, các biểu hiện cụ thể.

      2) Quy nạp : từ những chứng cứ cụ thể mà rút ra những nhận định khái quát.

      3) Phối hợp diễn dịch với quy nạp : mô hình cấu tạo của toàn bài văn : tổng - phân - hợp.

      4) Nêu phản đề : lật ngược vấn đề.

                 Nêu luận điểm giả định và phát triển đến tận cùng để chứng tỏ là luận điểm sai. Từ đó khẳng định luận điểm của mình.

      5) So sánh :

           * So sánh tương đồng : từ một chân lý đã biết suy ra một chân lý tương tự có chung lôgích bên trong.

           * So sánh tương phản : đối chiếu các mặt trái ngược nhau để làm nổi bật luận điểm.

      6) Phân tích nhân quả :

           * Trình bày nguyên nhân trước, chỉ ra kết quả sau.

           * Chỉ ra kết quả trước, trình bày nguyên nhân sau.

           * Trình bày hàng loạt sự việc theo quan hệ nhân quả liên hoàn.

      7) Vấn đáp : Nêu câu hỏi rồi trả lời hoặc để người đọc tự trả lời.

        III . Một số kiểu lỗi về lập luận :

1)     Luận điểm không rõ ràng :

        - Nói lan man mà không nêu được ý kiến nhất  

 định, đánh giá của mình về vấn đề đặt ra.

        - Diễn đạt thiếu mạch lạc nên không làm rõ được nội dung.

    2) Luận cứ không chuẩn xác, không đáng tin cậy :

        - Trích dẫn thiếu chính xác , dẫn đến bình giảng không đúng.

        - Nêu dc đúng nhưng hiểu sai lầm dc.

    3) Luận chứng thiếu lôgích :

        - Lập luận có mâu thuẫn (các luận điểm trái ngược nhau, luận cứ trái ngược với luận điểm)

        - Lập luận không nhất quán ( luận điểm một đằng, luận cứ một nẻo).

        - Lập luận không đủ lý do.

3 Củng cố – Dặn dò :

  *  Khái niệm – các quy tắc  lập luận.

  *  Nhắc lại một số kiểu lỗi về lập luận thường gặp của hs trong quá trình làm bài.

  *  HS làm bài tâp 3 tr. 23 ở nhà.

      a)   Gợi ý: Hãy lấy ý trong câu làm câu tổng quát.

-         Tìm các ý nhỏ để triển khai ý tổng quát.

-         Nâng ý tổng hợp (ý của đề) lên

     b) “Trong tác phẩm Vi hành… hư cấu nghệ thuật.” ( câu tổng quát)

          Tác giả đã sử dụng hình thức kể chuyện độc đáo để chỉ ra cái lố lăng, kệch cỡm của KĐ, ách thống trị độc ác tại thuộc địa, sự mất tự do, dân chủ; tác giả đã dùng dạng văn hài hước, mỉa mai kết hợp với lối tạo đối lập, chơi chữ, tạo tình huống nhầm lẫn …       

 


bởi: hồ kim lâm trong Sep 30 2007, 04:03 PM

tui muốn biết nhân cách nhà nho trong bài: "bài ca ngắn đi trên bãi cát" của cao bá quát

bởi: nguyenmanhbinh trong Sep 30 2007, 06:08 PM

Chào bạn Hồ !
Điều bạn muốn hỏi chưa thật rõ ràng! Nhân cách Nhà Nho theo quan niệm của đạo Khổng thì bạn nên đọc chữ "LỄ" trong Ngũ Thường. Nếu nói về nhân cách nhà nho của cụ Cao Bá Quát thì tôi có thể nói rằng: Khát vọng thì lớn mà đời lại quá nhiều kẻ xôi thịt! Hiểu thế nào được tư tưởng nổi loạn của cụ Cao! Ngày xưa, theo quan niệm đương thời thì cụ Cao đáng chém đầu nhiều lần vì cái khát vọng nổi loạn ấy. Ngẫm cho cùng, cụ Khuất Nguyên cũng đã từng bi phẫn mà thốt lên: " Mọi người say, chỉ mình ta tỉnh" và rồi trẫm mình vào dòng Mịch La đấy thôi! Vài điều trao đổi cùng bạn...

bởi: ranagrok91 trong Oct 19 2007, 05:16 PM

Thầy ơi gợi ý cho em cái đề 1 trang 53 SGK 11 Cơ bản

bởi: Sơn trong Oct 20 2007, 09:08 PM

Thưa thầy,em có một điều thắc mắc muốn hỏi .Xin thầycho em biết nghĩa của câu " ... chết đuối trên cạn..." trong bài Chiếu cầu hiền của Ngô Thì Nhậm .Quả thật nó rất khó hiểu

bởi: nguyenmanhbinh trong Oct 20 2007, 10:01 PM

Trả lời Sơn:
Chú thích (4) trang 69-Ngữ văn 11 đã nói khá rõ! Trang Tử muốn nói người đi ở ẩnn như " Chết đuối trên cạn". Ta có thể hiểu đơn giản hơn:Sống đấy nhưng thực sự thì coi như đã chết! vì họ "không làm gì để khảng định được sự có mặt-có ích- của mình với cuộc đời...Vài lời cùng em!

bởi: ch trong Oct 5 2010, 05:52 AM

thầy cho con hỏi là có phải các nước khác cũng viết luận văn theo cách trên không thầy. con hoc ở nước khác và đang viết về một luận văn phân tích từ một mẫu truyện "grief and a headhunter's rage" của tác giả Rosaldo, nhưng thầy của con biểu là phải summary trước rồi sau đó mới trình bày lập luận của tác giả ... bây giờ con không nhớ về văn phân tích trước đây nữa. thầy có thể giúp con không?
[email protected]

bởi: thuý vy trong Nov 16 2010, 07:49 PM

thầy gợi ý cho em bài tập này đi ạ!
Nêu các luận điểm từ luận điểm: " Một người sao thành xã hội " bằng cách nêu phản đề
Thầy giúp em

bởi: balloon trong Apr 16 2011, 11:24 PM

Thua thay cho em hoi may cau nay duoc khong a?

Câu 1: Đọc đoan văn sau và trả lời câu hỏi:
" Niết bàn là cái tuyệt đối ko bị giới hạn,là sự diệt tắt của ham muốn,vọng tưởng,hận thù,sự hủy diệt của ý niêm sai lầm về ngã. Theo phật giáo Tiểu thừa,niết bàn và luân hồi sinh tử là 2 phạm trù khác biệt nhau.Còn theo phật giáo Đại thừa,niết bàn có thể thực hiện được ngay trong cõi đời này.Ng` chứng ngộ chân lí niết bàn là ng` hạnh phúc nhất trần gian.Ng` ấy thoát khỏi mặc cảm và ám ảnh, phiền não, lo âu,sức khỏe tinh thần thoải mái,ko tiếc qua khứ, ko mơ mộng về tương lai.Họ trong sạch.từ hòa,đầy lòng thương,thông cảm và khoan dung.Họ phục vụ ng` khác trong sạch,ko nghĩ về ngã và lòng khát khao " trở thành"
( Trần Đăng Sinh - giáo trình tôn giáo học)
1) Đoạn văn trên có câu chủ đề ko? Nếu có thì nằm ở đâu?
2) Ý chính của đoạn văn?
3) Kiểu lập luận cơ bản trong toàn đoạn văn là gì?

Câu 2: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
" Duyên ( Pratyaya) là những điều kiện.Sự sinh thành của một cái bàn chẳng hạn, tùy thuộc ở những điều kiện như gỗ,cưa,đinh,búa,ng` thợ mộc... là những duyên cần thiết cho sự phát sinh của cái bàn.Sự sinh thành của 1 đứa bé cúng tùy thuộc ở những duyên như tinh huyết của cha mẹ,thời gian thai nghén,sức ấm...Sự sinh thành của nền dân chủ cũng tùy thuộc những duyên như ý thức về quyền lợi và bổn phận của ng` dân,sự tranh thủ chính trị,sự bảo vệ, hiến pháp...bất cứ 1 sự vật nào trong vũ trụ,tinh thần hay vật chất đều do sự tập hợp của các duyên mà thành.Sự vật nương vào nhau mà sinh thành và tồn tại,ko có sự vật nào có thể tự mình sinh ra mình và tự mình tồn tại độc lập với những vật khác.Đó là yếu lí duyên khởi của đạo phật"
( Thích Huyền Quang - Thích Nhất Thạch: Đạo phật AD vào ĐS hàng ngày)
1) Đoạn văn có câu chủ đề ko? Nếu có thì nằm ở đâu?
2) Ý chính của đoạn văn?
3) Kiểu lập luận của đoạn văn này là gì?
4) Từ câu " sự sinh thành của 1 cái bàn..." đến " tồn tại độc lập với những vật khác" thể hiện kiểu lập luận nào? ( có gì khác so với cả đoạn văn?)

cau 3:
“Nước mềm, đá rắn, thế mà nước chảy mãi, đá cũng phải mòn. Sợi dây nhỏ, cây gỗ lớn, vậy mà dây cưa mãi gỗ cũng phải đứt. Con kiến nhỏ, cái tổ to, thế mà kiến tha lâu cũng đầy tổ. Người ta cũng vậy, phàm làm việc gì dẫu thấy khó cũng đừng ngã lòng.Gặp việc gì khó ta cũng cứ vững lòng mà làm, cứ cố vào, cố nữa, cố luôn mãi, thì việc dẫu khó đến đâu, cũng có ngày ta làm nên được. Những kẻ hay ngã lòng chẳng bao giờ làm được việc gì cả”
Hãy cho biết:
1) Đề tài của văn bản trên?
2) Có bao nhiêu đoạn văn trong vb? Ý chính của mỗi đoan?
3) Lập luận trong đoạn văn thứ nhất thuộc kiểu lập luận gì?
4) Mối quan hệ giữa 2 đoạn văn trong vb có gì đặc biệt ( về nội dung va hình thức)? Chúng thể hiện kiểu lập luận gì?
Em cam on thay nhieu nhieu a!!!

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com