Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nguyễn Mạnh Bình

12.VỊNH KHOA THI HƯƠNG - Trần Tế Xương

VỊNH KHOA THI HƯƠNG

( Trần Tế Xương)

MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp Hs hiểu được:
+Qua bức tranh về khoa thi hương năm Đinh Dậu tác giả phê phán:Hiện thực nhốn nháo,ô hợp của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu cùng tâmsự của mình trước cảnh đất nước
+Nghệ thuật thơ trào phúngcủa Trần Tế Xương

Photo Sharing and Video Hosting at
Photobucket

I-Tìm hiểu chung:
1-Hoàn cảnh sáng tác:1897nhà thơ dự kì thi Hương ở Nam Định.trong kì thi nàycó sĩ tử Hà Nội xuống thi chung,có các quan Toàn quyền Đong dương và Công sứ Nam Định đến dự.
2
-Thể loại và đề tài: Thơ Thất ngôn bát cú

Đề tài thi cử.

3-Đại ý:Thể hiện thái độ mỉa mai ,châm biếm .phẫn uất của nhà thơđối với chế độ thi cử đương thời và đối với con đường thi cừ của riêng ông.
II
-Đọc hiểu:
1-Hai câu đầu :

Nhà nước ba năm mở một khoa

Trường Nam thi lẫn với trường Hà

· Có tính tư sự,nhằm kể lại cuộc thi

· Nhà nước ba năm mở một khoa:Quy định bình thưởng của lệ thi cử-nhưng trứớc đây là triều đình tổ chức thi nay là:”nhà nước”cho thấy sự thay đổi.

· Trường Nam thi lẫn với trường Hà.

Một sự bất thường ,Vì trước đây sĩ tử ở Nam Định với Hà Nội thi riêng.Nay sĩ tử từ Hà Nội xuóng Nam Định thi.Mà là thi “lẫn”:Sự ô hợp,nhốn nháo,thiếu tính trang nghiêm nề nếp của trường thi.

2-Hai câu thực:

Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ

Ậm oẹ quan trường miệng thét loa.

· Tả thực quang cảnh trường thi với hính ảnh nhân vật trung tâm của trường:

· Sĩ tử(Người đi thi):lôi thôi”thể hiện tư thế xốc xếch và cả tư cách của người trí thức một thời là những bậc trên của xã hội,

· .Quan trường (người coi thi):ậm oẹ,miêng thét loa.quan phải thét vào loa điều khiển thí sinh vì trưòng thi quá rộng.

· Từ mô phỏng âm thanh:”Ậm oẹ” nói không ra tiếng rõ ràng, nhưng vẫn là giọng điệu phách lối,hách dịch của những kẻ dựa vào thế thần mà không có thực quyền.

· Sử dụng phép đảo ngữ gây ấn tượng mạnh mẽ cho người đọcvề sự sa sút của “nho phong sĩ khí” một thời.Hình ảnh chân thựcđối nghịch hoàn toàn với vẻ nho nhã,nề nếp của người ứng thí và vẻ tôn nghiêm đáng kính của quan coi thi trong truyền thống của chế độ thi cử.

· Hai câu đối nhau tạo thành bức tranh sinh động rất buồn cười của một trường thi.Cảnh khôi hài đó phản ánh thực trạng xã hội láo nháo nhố nhăng của chế độ đương thời..

3-Hai câu luận:

Lọng cắm rợp trời quan sứ đến

Váy lê quét đất mụ đầm ra.

· Cảnh tượng đối lập với câu thực:Láo nháo/Long trọng

· Tô đậm thêm bức tranh hiện thực ở hai câu thực.Vẫn là tả thực trong kì thi năm Đinh Dậu 1897 có vợ chồng ông toàn quyền Pháp Paul Doumer và vợ chồng Công sứ Nam Định Le Normand đến dự.

· Cảnh tượng này chân thực đúng với bản chất xã hội Việt nam đương thời.

· Cảnh đón tiếp diễn ra long trọng:”lọng cắm rợp trời”để đón “ông Tây,mụ đầm”.Cảnh tượng vong quốc của dân ta .

· Phép đối,phép đảo ngữ tạo nên sức mạnh đả kích,châm biếm dữ dộisâu cay:Lọng trước người sau,váy trước,người sau.Cảnh hài hước khi tả” lọng “ che đầu quan sứ đối với “váy” của mụ đầm tạo ra tiếng cười nhưng ẩn trongđó là nỗi xót xa.

4-Hai câu kết:

Nhân tài đất Bắc nào ai đó

Ngoảnh cồ mà trông cảnh nước nhà.

· Chuyển từ giọng điệu mỉa mai ,châm biếm sang trữ tình.Đây là lời thốt ra một cáh tự nhiên trước cảnh tượng chướng tai gai mắt.

· Đất Bắc chỉ vùng Bắc Hà nói chung ,Hà Nội nói riêng là nơi lừng danh kinh đô nghìn năm, nơi gặp gỡ hội tụ của bao hiền tài,ưu tú của đất nứoc.Câu thơ hướng về bản thân mình và hướngvề những ai có tâm huyết tấm lòng với vận mệnh dân tộc hãy nghĩ đến nỗi nhục vong quốcvà còn chút tự hào về truyền thống dân tộc hãy “ngoảnh cổ” mà trông cảnh nước nhà.

· Ngoảnh cồ:nặng nề nhuốm màu sắc trào phúng trâm biếm.Bởi thực tế quanh ông có bao kẻ làm ngơ quay mặt với nỗi nhục vong quốc.Âm điệu của câu thơ đau xót

II-Kết luân:Qua bài Lễ xướng danh năm Đinh Dâu 1897,Tú xương đã ghi lại cảnh tượng trưòng thi nhỏ bé nhưng bộc cái bản chất của cả xã hội thực dân nửa phong kiến đương thời.

· Với thể thơ Đường luật vốn trang nghiêm đài các nhà thơ đã viết thành một bài thơ trào phúng đả kích sâu cay bày tỏ thái độ lên án mạnh mẽ.Ẩn sau đó là tấm lòng đau xót của nhà thơ.


bởi: Thanh Thuý trong Oct 11 2007, 07:37 PM

Thầy ơi, em ở Yên Châu thuộc tỉnh Sơn La, em rất thích học văn nhưng vốn từ vựng của em rất ít. Em muốn thầy giảng cho em kĩ hơn về hai cau thơ: Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ. Ậm ọe quan trường miệng thét loa được h0k ah. nếu được em rất rất cảm n thầy đấy ạ

bởi: nguyenmanhbinh trong Oct 11 2007, 11:39 PM

Chào em Thanh Thúy! Rất vui vì có một hs Sơn La ghé thăm.
Hai câu ấy thuôc phần Thực của bài thơ. Hình ảnh trường thi phản ảnh bộ mặt của nhà nước PK VN khi đó: Từ sĩ tử đến quan trường đều nhếch nhác... Từ láy lôi thôi và ậm ọe được đảo lên trên càng làm rõ cái lộn xộn, nhố nhăng ( Chú ý hai câu có đối nhau để nổi bật thái độ châm biếm của tác giả...

bởi: mỹ linh trong Oct 2 2010, 11:10 AM

thua thầy, em ở nha trang ạ. sao em kiếm hoài mà không có 1 bài phân tích nào về bài thơ chúc tết- của tế cụ tễ xương hết ạ

bởi: Xuan Dat trong Oct 4 2010, 01:34 PM

thay oi phan tich gium em hinh anh si tu va quan truong trong bai Vinh Khoa Thi Huong cua Tran Te Xuong di ak

bởi: G. trong Aug 28 2011, 09:10 PM

· Ngoảnh cồ:nặng nề nhuốm màu sắc trào phúng trâm biếm.
.em tìm trong từ điển không có từ này. thầy sai chính tả rồi.

bởi: p_khanh trong Feb 21 2012, 07:58 PM

em muốn tim những bài văn viết về trần tế xương mà

bởi: p_khanh trong Feb 21 2012, 07:58 PM

em muốn tim những bài văn viết về trần tế xương mà

bởi: p_khanh trong Feb 21 2012, 07:58 PM

em muốn tim những bài văn viết về trần tế xương mà

bởi: võ thị thuỳ dung trong May 21 2012, 04:45 PM

thầy ơi em cần xem những câu thơ nói về nỗi đau xót về bản thân và thời cuộc trong thơ Tú Xương mà em không tìm thấy,thầy vui lòng giúp em nhé!em xin trân thành cám ơn thầy !

bởi: Guest_huyen trang_* trong Jul 25 2012, 02:54 PM

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com