Nguyễn Mạnh Bình

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     

Thông tin cá nhân

nguyenmanhbinh
Họ tên: Nguyễn mạnh Bình
Nghề nghiệp: Giáo viên
Sinh nhật: 21 Tháng 10
Yahoo: manhbinhkb  
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
" NHẬT TÂN, NHẬT TÂN, HỰU NHẬT TÂN" ( Ngày Mới, Ngày Mới, Lại ngày Mới ! )




THÔNG TIN MỚI
CÙNG CÁC EM HS CỦA TÔI
User Posted Image

Dãy lầu Nam-Trường THPT NĐC

Năm học 2010 - 2011
Năm học mới đã bắt đầu. Chúc các em có nhiều niềm vui và đạt được những điều mà bản thân em. cha mẹ và Thầy cô hằng mong muốn!
Hãy tự hào mình là hs trường THPT NĐC.

Nguyễn Mạnh Bình
stop.gif

Tin nhanh

(♥ Góc Thơ ♥)

Truyện cười

Người Kinh Bắc

Thân chào các bạn của tôi. Tôi lập Blog này nhằm để trao đổi thông tin. Hãy vào trang này và góp ý kiến phản hồi về tất cả các mục. Mong tin bình luận của các bạn.
Bạn cũng có thể gởi Email cho tôi theo đ/c: [email protected]

Thân ái thumb_up.gif


Trao ĐỔi KiẾn ThỨc MÔn VĂn
Mong được giao lưu trao đổi những kiến thức về môn văn trên lĩnh vực học tập và giảng dạy. Bạn hãy gởi tin, bài cho tôi theo địa chỉ Emal: [email protected]. Cám ơn ban!

Tik Tik Tak

NHẠC TUYỂN TRỮ TÌNH


   Trong: Y kiến trao đổi
 

GIÁO VIÊN VĂN THỜI CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Trưa nay, anh Trần Quốc Toàn – Ban biên tập Tạp chí Thế Giới Mới gọi điện cho tôi và muốn tôi có vài ý kiến về sự quan tâm của giáo viên Văn với công nghệ thông tin (CNTT) và Internet hiện nay... . Số là anh vừa có chuyến đi miền Tây về, muốn khảo sát thực trạng đó. Entry này tôi viết là để trả lời anh.

Tôi là một giáo viên (GV) văn hiện dạy tại trường THPT Nguyễn Đình Chiểu –Mỹ Tho – Tiền Giang. Trường tôi là một trường lớn lại ở trung tâm thành phố nên có thể nói : về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên có thể coi là khá mạnh so với mặt bằng chung của các trường THPT ở Miền Tây này.

Về cơ sở vật chất, trường tôi đã trang bị hầu như đầy đủ cho tất cả các lớp học , mỗi lớp một bộ máy vi tính, một máy chiếu và màn hình lớn để ứng dụng dạy học bằng công nghệ thông tin. Và tất nhiên, để sử dụng nó, đội ngũ quản lý và GV ít nhất cũng phải biết sử dụng khá thành thạo máy vi tính,một vài phần mềm chuyên dụng cho việc soạn thảo giáo án điện tử. Phần lớn các GV của trường đã có “bằng vỡ lòng” ( bằng A ) về CNTT. Tình hình hiện nay không chỉ của trường tôi mà hầu như cả tỉnh Tiền Giang, mọi người đang “ xắn tay, mắm môi mắm lợi” vào việc đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy. Thậm chí, ông Giám Đốc sở đã từng tuyên bố: Giáo viên phải có bằng A tin học, nếu không thì…( nghe anh Đỗ Văn Nhạn, Bí thư chi bộ trường THPT Tân Hiệp nói: Trong năm qua, trường đã cắt lao động tiên tiến đối với tất cả các GV chưa thi lấy được bằng A tin học…)

Vậy là cái phong trào “ người người, nhà nhà soạn giáo án điện tử “ đã là có thực ở Tiền Giang. Nhưng thực chất thì thế nào? Nhìn nhận từ thực tế thì có thể thấy mấy điểm sau:

1. Quan niệm về sự cần thiết của CNTT đối với công việc giảng dạy của giáo viên.

Cách đây khoảng 3 năm thôi, nhiều gv văn chưa thật sự thấy cần thiết sờ tới máy vi tính. Không biết, không cần và không nghe! Việc dạy bằng giáo án điện tử mà tôi ứng dụng, được coi là sự tham khảo thích thú và…tốn thời gian! Đồng nghiệp dạy văn nói: Anh rảnh thời gian thật đấy! ( Vì hồi đó, soan một GAĐT cũng tốn cả tuần ). Một số người quan niệm: “Chỉ đỡ phải viết bảng”, và tránh đươc…”bụi phấn bay bay” . Cái khó khăn lớn nhất và khó nói nhất là cái sự mù vi tính . Gõ được một trang văn bản có mà tốn cả giờ đồng hồ. Lại nữa: nhìn vào các menu điều khiển thì chỉ toàn tiếng anh, hoa cả mắt, đố có biết đường nào mà lần, mà làm! Thôi thì…cứ chê, không thèm sài cho nó chắc ăn! Thậm chí cho đến tận giờ, một số người dù đã lấy được bằng A tin học, vẫn không rành rẽ về các hiệu ứng để mà soạn một bài giảng bằng PowerPoint cho nó ra hồn.

Tôi thì quan niệm khác. Thời đại Kỹ thuật số này mà không ứng dụng tốt CNTT trong nhà trường ( nơi được coi là lò tạo ra tri thức cho xh) thì hỏng! Rồi đây, cái bảng đen sẽ biến mất, thậm chí cả ông thầy truyền thống đứng trên bục giảng cũng sẽ mất! CNTT sẽ biến đổi các hành vi, cách thức hoạt động và việc làm của con người!

Trước đây, muốn có giáo cụ trực quan để giảng một tiết văn cho nó sinh động thì kiếm thật khó. Nay nhờ có CNTT và đặc biệt là mạnh thông tin toàn cầu Internet, việc ấy trở nên thật dễ dàng. Gần như tất cả những sách tài liệu tham khảo, tranh ảnh, âm nhạc và phim ảnh nữa, đều có thể tìm thấy ở Internet! Anh cần hình ảnh của Kim Lân, tranh Đông Hồ, một đoạn hát ca trù hoặc…nhiều thứ khác ư? Chỉ việc vào mạng, gõ vào bô máy tìm kiếm google và …Enter.Có ngay! Cái khó là GV có biết khai thác nó hay không thôi! Hiện trên mạng có cả những thư viện GAĐT với hàng chục nghìn bài cho mỗi môn! Thả sức Download về mà tham khảo. Khi đã nắm vững CNTT để đưa vào giảng dạy, các gv làm việc sẽ thảnh thơi hơn, hứng thú với nghề hơn và hiệu quả hơn!

2. Thực trạng ứng dụng CNTT và sự cần thiết của sự đổi mới cách thức làm việc .

Như đã nói ở trên, giờ cần nhìn nhận thực trạng đội ngũ GV nói chung và GV văn nói riêng với việc ứng dụng CNTT trong giảng dạy. Người ta nói nói : Sự bảo thủ cuối cùng bao giờ và ở thời đại nào cũng thuộc về ngành Giáo Dục. Chỉ đến khi chẳng đặng dừng thì bộ máy GD mới…cải cách! Giáo viên văn với cách dạy truyền thống cũng đang phải gồng mình lên để mà…làm GAĐT. Và khi đã nắm được kha khá rồi thì cứ muốn khoe hết cái biết được của mình đưa vào trong bài giảng. Hậu quả là trong một bài GAĐT, thậm chí một Slide của trình soạn thảo PowerPoint, GV dùng quá nhiều hiệu ứng, quá nhiều màu sắc và định dạng bằng đủ thứ Pont có thể có trong máy. Kết quả là HS hoa cả mắt, hoặc chỉ chú ý vào hình ảnh hay gật gù nghe nhạc mà chớ hề tiếp nhận được những kiến thức cơ bản của bài học. Có người lại tận dụng tối đa các GAĐT trên mạng Internet, tải về và cứ thế là…chiếu lên cho hs xem, thậm chí chưa kịp xoá tên của tác giả đã soạn ra nó. Trước đây có tệ nạn “đọc – chép” thì bây giờ tệ nạn “ Chiếu – chép” cũng chẳng khác là mấy!

Một tiêu chí cần đưa ra là phải có cách làm đơn giản, khoa học và hiệu quả khi xây dựng một GAĐT. Muốn vậy phải đổi mới trước tiên là phương pháp làm việc giảng dạy bằng CNTT. Tất cả những phương tiện hiện đại cũng không thể thay thế người Thầy trước HS. Song người Thầy dạy văn giờ phải thế nào trong việc cụ thể kiến thức giảng dạy vào GAĐT?

Theo tôi, về thực chất một bài giảng CNTT tốt cần tích hợp một cách hợp lý nhất kỹ thuật truyền thông đa phương tiện như âm thanh, hình ảnh, màu sắc…với một bố cục chặt chẽ rõ ràng. Và như vậy, khi bắt tay vào xây dựng một GAĐT, mỗi GV cần phải có kỹ năng lên lớp của nhà giáo, theo từng bộ môn và khả năng hiểu biết của một người làm đạo diễn. Nói vậy khiếp quá, nhưng quả là thế thực! Mình cần phải trù tính trước từng mỗi một hiệu ứng hình ảnh, âm thanh, màu sắc, ánh sáng…khi thực hiện sẽ có tác dụng gì đến sự tiếp nhận tri thức văn trong mỗi đơn vị kiến thức? Không thể tuỳ hứng cho chữ nghĩa bay nhảy tứ tung trên màn hình, âm thanh veo véo nhức tai hay chữ chạy vùn vụt hoa cả mắt …

Điều mà chúng ta dễ nhận ra nhất sự bất cập khi thực hiện “phong trào thi đua dạy bằng GAĐT” đó là tính tuỳ hứng, sự không thống nhất về nguyên tắc, phương pháp và cách thức tiến hành soạn giảng một GAĐT. Cũng dễ hiểu thôi: Chủ yếu là GV tự mày mò học hỏi mà làm, đã được đào tạo bài bản về khoản này từ trong trường Đại học đâu mà trách họ! Trách nhiệm bây giờ thuộc về những nhà lãnh đạo, những người có tầm nhìn chiến lược tương ứng với thời đại mới đối với ngành GD. Cụ thể, GVcần có sự đào tạo lại, hay nói cách khác là cần rất nhiều, rất nhiều những lần tập huấn để GV được học, được biết, được thống nhất mà làm việc cho tốt hơn…

Nói các bạn đừng cười: Có khối GV trong trường tôi chưa biết lướt web, thậm chí chưa biết cả việc tạo lập một địa chỉ Email và như vậy thì làm sao có thể đăng ký làm thành viên của các diễn đàn (forum) để đàm đạo văn chương, để mà nâng cao trình độ! Tóm lại: Lên mạng để...đọc báo, nghe nhạc và ...hết! Khổ vậy!

3. Một vài trao đổi cùng đồng nghiệp, ngõ hầu cùng nâng cao kiến thức.

Tôi là dân tay ngang trong tin học, khoái thì làm và làm đến cùng. Thế cho nên tôi dám tự hào rằng: Mình là tên liều mạng trong tin học. Ấy thế mà lại thu được những kết quả không nhỏ. Kết luận: Đường đi luôn ở phía trước. Anh có muốn và có dám đi hay không mà thôi! Qua nhiều năm mày mò cùng Nét, tôi cũng có được chút đỉnh kinh nghiệm muốn chia sẻ (khoe cũng được) cùng các bạn, các đồng nghiệp dạy văn của tôi.

Trước tiên, bạn muốn làm việc cho tốt trong thời CNTT (it) này, chắc chắn bạn phải cần làm quen và từng bước làm chủ được việc truy cập và sử dụng mạng Internet (Net). Mà khốn nỗi, các từ ngữ của nó lại toàn tiếng anh thì làm sao bây giờ? Vậy nên việc dầu tiên cần làm là tôi cài đặt bộ Lạc Việt Tự điển để tra cứu từ ngữ. Khi đã nối mạng Nét rồi thì tôi đã sử dụng bộ từ điển dịch thuật trực tiếp trên mạng Internet (http://vdict.com/?autotranslation) để mà dịch ngược dịch xuôi!

Việc kế tiếp là phải tạo một hộp thư điện tử (như Gmail hay yahoo mail chẳng hạn) để sử dụng đăng nhập các diễn đàn và trao đổi thông tin với đồng nghiệp...

Một việc tưởng như rất dễ nhưng nhiều người lại không cho là dễ: Đó là việc tìm kiếm thông tin trên mạng. Thực ra mạng Internet đáp ứng gần như mọi yêu cầu về học tập và giải trí của bạn. Vào Nét, trước tiên ta cần phải xác định: Vào để làm việc gì? Tránh khi lạc vào "mê hồn trận " đó rồi lại không biết lối ra, vừa tốn thời gian, sức lực và...tiền cước.

Cách tìm kiếm tài liệu tốt nhất theo tôi là sử dụng một bộ máy tìm kiếm. Hãy nhấn vào thanh địa chỉ (address) và gõ để hiện lên bộ máy tìm kiếm tốt nhất hiện nay: www.google.com.vn. Khi đã có nó rồi, bạn gõ bất cứ từ gì vào ô tìm kiếm, và Enter. Thế là bạn đã có cái mà mình muốn trong tầm tay! (Như là "vừng ơi! mở cửa" vậy! ).

Tôi cũng xin giới thiệu một số địa chỉ mà tôi hay truy cập để tìm và download tài liệu ( ngoài các báo điện tử) đó là: các trang web của các sở giáo dục trong cả nước[ Ví dụ: SGD&ĐT Tiền giang: www.tiengiang.edu.vn.(các tỉnh khác cũng tưng tự, chỉ việc xoá chữ tiengiang đi, gõ thay vào tên các tỉnh mình muốn tìm)]
www.bachkim.vn (Bài giảng điện tử các môn học, có nhiều bài giảng rất tốt nhưng cũng có những bài quá tệ! hãy cân nhắc khi sử dụng!)
www.vnthuquan.net ( Tất cả các tác phẩm VH cổ điển và hiện đại, trong và ngoài nước, thơ ca, âm nhạc, hội hoạ v.v)

Còn tìm hình ảnh và các tài liệu "độc" khác thì tôi thường vào các trang: www.photobucket.com hay www.Esnips.com. Khi không thể tìm thấy thứ mình cần khi gõ bằng tiếng Việt thì bạn hãy gõ vào bộ máy tìm kiếm bằng tiếng Anh (nên sử dụng dịch vụ dịch trực tiếp từ www.VDict.com để tìm kiếm ra từ tiếng Anh tương ứng và sử dụng...)

Ngoài ra, ta có thể vào google.com.vn để gõ vào tên các trường học có truyền, nổi tiếng, để tự nhìn nhận lại cái nhỏ bé của mình và của trường mình.

Một điều khá lý thú hiện nay là vào các trang blogs cá nhân ( như http://vnweblogs.com hay www.vnvista.com chẳng hạn cũng là nơi mà các bạn có thể tham khảo. Ví dụ:
http://thanhthanhvan.vnweblogs.com http://hotinhtam.vnweblogs.com http://hoingovanchuong.vnweblogs.com.
Trong các blogs này, các bạn có thể giao lưu khá thuận lợi với tác giả của nó!

Viết dông dài một chút, mong anh Trần Quốc Toàn và các bạn đồng nghiệp, các em hs thông cảm. Tôi sẽ gởi một số hình ảnh về giảng dạy CNTT của giáo viên trong trường NĐC để anh tham khảo trong phần góp ý nhé! Thân mến và hứa hẹn một năm học mới (Năm CNTT)đầy khí thế!


Các bạn có thể BẤM VÀO ĐÂY để coi những ý kiến trao đổi về nội dung này trên trang của nhà văn Hồ Tĩnh Tâm.

MB









« Các bài cũ hơn · Nguyễn Mạnh Bình · Các bài mới hơn »

Bình luận

nguyenmanhbinh
Aug 22 2008, 04:54 PM
Bình luận #1


Người Kinh Bắc
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Nhập: 13-April 06
Thành viên: 2,195



Trả lời anh HHH , Anh Trần Quốc Toàn và nhóm phóng viên tạp chí Thế Giới Mới:[u]

Anh Hồ Tĩnh Tâm, Anh Trần Quốc Toàn mến!
Trước hết, tôi rất cảm ơn những ý kiến trao đổi của anh đang trong các comment ở Enytry nay, nhất là anh lại đưa lên toàn bộ bài trả lời của tôi với Trần Quốc Toàn, tạp chí Thế giới mới!
Tôi được anh comment trong Blog BNX,thông báo rất sớm về nội dung trao đổi này. Vậy nên tôi có đôi lời về đề tài này. Trước hêt, để tránh những vụ như :Sẹo đất", "Vòng trắng số không", tôi xin nhấn mạnh: Đây là ý kiến cá nhân của một giáo viên, không ám chỉ ai mà là dám chỉ thẳng. Blogs lợi hại thế đấy!

1.-Trước hết, về bài viết của nhóm PV Thế giới Mới do anh TQT đã đăng (Tạp chí Thế Giới Mới 798-Nhóm phóng viên VHVN thực hiện) là một hướng tích cực trước thềm năm học mới, năm mà Bộ GD&ĐT lấy làm năm CNTT.
Tuy nhiên, nhìn về mặt tổng thể: cách nêu và giải quyết những vướng mắc trong tư tưởng của phần đông các GV Văn nói riêng, GV các bộ môn khác và các cấp quản lý GD nói chung, vẫn chưa thực sự có định hướng rõ ràng trên phương diện định hướng XH của báo chí. Tất nhiên, báo chí cũng có khi chỉ làm cái việc "nêu vấn đề". Nhưng theo tôi, quan điểm của các anh (Tạp chí Thế Giới Mới 798-Nhóm phóng viên VHVN thực hiện) là hơi lệch khi viết như thế này:
" Người Việt Nam ta có tính hay bắt chước. Cái gì “mới”, “lạ” là bắt chước mà không đâu ra đâu, không suy xét xem đúng-sai, hay-dở, lợi-hại thế nào. Thấy người ta trồng tiêu, trồng nhãn thì cũng bắt chước phá vườn trồng tiêu, trồng nhãn. Thấy ai nuôi cá, nuôi tôm thì cũng bắt chước đào ao nuôi cá, nuôi tôm. Nghe nói đi xe đạp điện ít tốn chi phí, không hại môi trường thì móc hầu bao ra mua xe đạp điện.. Thấy việc dùng giáo án điện tử để loè học sinh không biết vi tính cũng hay hay thì bắt chước theo. Người viết không dám chắc chắn nhưng biết đâu việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy Văn cũng như phong trào nuôi ốc bươu vàng. Đến một ngày nào đó nó phải cáo chung để trả lại cho giờ Văn những lời thuyết giảng, những lời bình Văn. Đó mới là một Văn đích thực”.
Ý kiến như trên, quả thực tệ thật, và bi quan thật về GAĐT, về ứng dụng CNTT trong giảng dạy! Vậy thì hỡi ôi các nhà quản lý GD từ bộ trở xuống: Có lẽ năm học này ( Năm CNTT) ngõ hầu thất bại mất!...
(Còn tiếp)
Như tôi đã bày tỏ quan điểm:"Thời đại Kỹ thuật số, không ứng dụng tốt CNTT trong nhà trường ( nơi được coi là lò tạo ra trí thức cho xh) thì hỏng! Rồi đây, cái bảng đen sẽ biến mất, thậm chí cả ông thầy truyền thống đứng trên bục giảng cũng sẽ mất! CNTT sẽ biến đổi các hành vi, cách thức hoạt động và việc làm của con người!"
Tôi rất đồng ý ý kiến của anh Tâm: Máy móc, vi tính, thậm chí cả Internet cũng chỉ là phương tiện cho con người. Điều đáng nói là: Con người làm chủ nó và sử dụng chúng như thế nào!
Chuyện khôi hài và có thể nói là rất tệ khi GV sử dụng CNTT trong giảng dạy là có thực(hiện nay ở trường nào cũng có, nhiều nữa là khác). Nhưng đó là "Cái thuở ban đầu" bỡ ngỡ. Hãy thực sự đến với nó, tìm hiểu và làm chủ nó để phục vụ mục đích giảng dạy của mình, chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều nhiều lần!
Cái thời ông Thầy Đồ ngồi xếp bằng trên sập, quất roi đánh đét bắt học trò ê a đọc theo mình đã qua từ lâu, nhưng nó vẫn tồn tại y nguyên theo phương pháp giảng dạy truyền thống ( Có chăng chỉ “cải cách” chút đỉnh về cáh làm, không thay đổi về phương pháp giảng dạy. Vẫn chủ yếu lấy Thầy làm trung tâm…vũ trụ!)
Tôi chỉ ra cái cách mà các anh trong nhóm PV trên có cái nhìn bi quan, thậm chí không tin vào sự thắng thế của CÁI MỚI là ở đoạn này:
“Giả sử một cấp quản lý giáo dục nào đó tổ chức thí nghiệm theo gợi ý như sau xem cách dạy nào mang lại hiệu quả: Xét tuyển vào lớp 10 hai lớp, mỗi lớp 40 học sinh có trình độ ngang nhau ( 20 khá và 20 trung bình). Một lớp dạy tất cả các môn (trong đó có môn Văn) theo phương pháp “cổ lỗ”: giảng - đọc - chép. Một lớp dạy theo phương pháp hiện đại, tiên tiến: giáo án điện tử - đàm thoại - thảo luận. Hai lớp này được quản lý thật chặt chẽ: ở tập thể, không được đi học thêm , học sinh giữa lớp này và lớp kia không được tiếp xúc, trao đổi bài vở, tài liệu cho nhau. Sau ba năm học cho hai lớp này thi tốt nghiệp chung với học sinh bên ngoài. Xin hỏi lớp nào đỗ tốt nghiệp nhiều?”
Xin phép chưa bàn đến việc đỗ tốt nghiệp nhiều hay đỗ không nhiều ( Bởi vấn đề này cũng rất đáng bàn với cả hệ thống giáo dục về chuẩn kiến thức, về cách ra đề, về cách chấm bài thi và cả trách nhiệm và cái tâm của một nhà giáo đích thực trong giảng dạy bộ môn mình v.v) Tôi chỉ muốn nói về ĐÀNG NÀO HƠN trong việc dạy ứng dụng CNTT cùng những PP mới so với cách giảng dạy truyền thống. Và tôi cũng sẽ GIẢ SỬ như thế này:
Tôi đã từng là tín đồ của Giáo sư Hồ Ngọc Đại. trong “Bài học là gì?” ông có hai thuật ngữ quan trọng là “CÁI” Và “CÁCH”. Nếu ta hành xử với “CÁI” gì thì sẽ phải có “CÁCH” ấy. ( Ví dụ như cuốn gỏi, như ăn xôi gà, như…Người đẹp, thì phải dùng… tay!)

Người Nông Dân xưa có ‘CÁI CÀY”, sẽ có “CÁCH CÀY”: Con trâu đi trước cái cày theo sau và…người nông dân đi sau rốt! Kết quả là: Từ sáng tới trưa cày xong một sào ruộng.Mệt quá. Nhưng thế là tốt rồi!
Người Công Nhân nay có “MÁY CÀY”, sẽ có “CÁCH CÀY” hoàn toàn khác: Ngồi lên cabin, mở máy và…từ sáng tới trưa cày được một hecta. Tạm được, và chưa mệt!
Tóm lại: CÁI& CÁCH, mới và cũ, đằng nào hiệu quả hơn?!
Tôi không phủ nhận những giọng truyền cảm (số này hơi ít) và tình người ấm áp trong những tiết Thầy lên lớp GIẢNG bài. Nhưng anh biết CÁCH máy để sử dụng “CÁI” máy thời kỹ thuật số, những điều tuyệt vời ấy không mất đi mà nó chuyển ngay (và chuyển đươc) tất cả lên màn hình, lên loa (Specke). Nghe đâu người ta còn ứng dụng cả …mùi hương để máy biết lúc nào đó mả toả hương!...
Còn về thời gian và cách thức làm chủ nó trong GAĐT thì thật tuyệt vời! Xin khẳng định rằng: Tất cả các bước tiến trình bài giảng, kể cả thảo luận nhóm, nếu lập trình trước (định giờ), thì tiết học 45 phút sẽ không thiếu không thừa một giây. Bạn hãy thử xem!
(Còn tiếp)
Nói tóm lại: Xu thế tất yếu của thời đại không cho phép ta nghi ngờ rằng việc ứng dụng CNTThiện nay cũng giống như phong tào nuôi Ốc Bươu Vàng.
Kỹ thuật số đã làm cả nhân loại biến đổ.i Để có CÁCH hành xử đúng với nó,ta cần "học, Học nữa-học mãi!"
[size=5][/size][color=darkblue][/color]
User is offlineProfile CardPM
Quote Post
nguyenmanhbinh
Aug 26 2008, 08:41 AM
Bình luận #2


Người Kinh Bắc
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Nhập: 13-April 06
Thành viên: 2,195



Xe

Tôi vưà mơí lên mạng thì tìm đọc ngay bài viết của anh Hồ Tĩnh Tâm về đề tài chúng ta đang thảo luận. (Xem: HTT -cuối comment)
Hai ngày qua, tôi có việc đi saigon, không lên mạng được. Anh Toàn có ĐT cho tôi nói rằng: Những ý kiến của anh Dân đã được tạp chí TGM đăng là ý cá nhân, không phải là quan điểm chính thức của nhóm PV này. Quả thật, vì cách trích dẫn trên trang của anh về lơì của thạc sĩ Nguyễn Anh Dân, giáo viên văn trường PTTH thị xã Sa Đéc, không thật rõ ràng điểm nào là "hết phần trích dẫn" nên tôi đã phát biêủ trong comment của mình ở bài trước trên trang của anh và trên trang của tôi) khá bức xúc. Có thể nói đó là sự hiêủ lầm cũng được, hoặc do lôĩ kỹ thuật cũng được. Tôi xin thành thật nhận lôĩ vơí anh Toàn và nhóm phóng viên nầy.Tuy nhiên, nó lại mở ra cho chúng ta một vấn đề khác ta cần thảo luận:
Tôi rất tâm đắc với những nội dung mà anh Tâm đã nêu lên trong Entry này. Nhân dây cũng có thêm vài điều nữa...
1. Về ý kiến thạc sĩ Nguyễn Anh Dân, giáo viên văn trường PTTH thị xã Sa Đéc khi nhìn nhận về việc ứng dụng GAĐT và công nghệ thông tin trong giảng dạy, (Xin trích nguyên văn từ trang Blog của anh Hồ Tĩnh Tâm):
“Xưa nay không hiếm giáo viên dạy Văn chỉ sử dụng một phương pháp duy nhất là thuyết giảng. Thế nhưng qua lời giảng ấy -những áng văn thơ- đã đi theo người học suốt cả cuộc đời. Thử hỏi ngày nay bao nhiêu lời giảng Văn qua những tiết dạy bằng giáo án điện tử còn đọng lại trong tâm trí học sinh ?
...Người Việt Nam ta có tính hay bắt chước. Cái gì “mới”, “lạ” là bắt chước mà không đâu ra đâu, không suy xét xem đúng-sai, hay-dở, lợi-hại thế nào. Thấy người ta trồng tiêu, trồng nhãn thì cũng bắt chước phá vườn trồng tiêu, trồng nhãn. Thấy ai nuôi cá, nuôi tôm thì cũng bắt chước đào ao nuôi cá, nuôi tôm. Nghe nói đi xe đạp điện ít tốn chi phí, không hại môi trường thì móc hầu bao ra mua xe đạp điện.. Thấy việc dùng giáo án điện tử để loè học sinh không biết vi tính cũng hay hay thì bắt chước theo. Người viết không dám chắc chắn nhưng biết đâu việc sử dụng giáo án điện tử trong dạy Văn cũng như phong trào nuôi ốc bươu vàng. Đến một ngày nào đó nó phải cáo chung để trả lại cho giờ Văn những lời thuyết giảng, những lời bình Văn. Đó mới là một Văn đích thực”.
Về ý kiến này, tôi thực không ngờ đó lại là lời của một Thạc sĩ văn chương ở một trường THP trước thềm năm học mới mà Bộ GD&ĐT chọn là năm CNTT…
Không biết có giáo viên nào muốn “loè học sinh…” như anh Dân nói hay không, nhưng tôi dám khẳng định: Xu thế tất yếu không thể quay trở lại cái gọi là “thuyết giảng” theo kiểu cũ. Việc đổi mới trong việc ứng dụng CNTT vào giảng dạy không thể như “phong trào nươi ốc bươu vàng” Tất nhiên cái gọi là Giáo án điện tử, bài giảng điện tử, đến một lúc nào đó cũng sẽ cáo chung (Vì công nghệ TT luôn đổi mới) nhưng tuyệt nhiên không thể quay lại phương pháp thuyết giảng (tạm gọi là phương pháp cũ, “ phương pháp “cổ lỗ”: giảng - đọc – chép” ) như mà anh Dân nói!...

Bấm vào :  HTT
User is offlineProfile CardPM
Quote Post
nguyenmanhbinh
Aug 26 2008, 08:48 AM
Bình luận #3


Người Kinh Bắc
Group Icon

Nhóm: Members
Bài viết: 1
Nhập: 13-April 06
Thành viên: 2,195



2. Về cách nêu vấn đề của nhóm PV tạp chí Thế Giới Mới (Đã có trong blog này), tôi cho rằng các anh đã đúng khi khơi lên những điều khá bức xúc trong việc ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, nhất là trước thềm năm học mới... Điều đáng nói ở đây là: Trong 4 mục mà các anh nêu lên của bài viết này, xem kỹ lại thì đều là ý kiến riêng của các giáo viên. Có thể do khuân khổ ấn định của một bài báo, các anh chưa nói được nhiều những chính kiến của mình, nhưng theo tôi, còn khá ít về việc định hướng, cổ vũ cho cái mới, cái tích cực. Chỉ nêu lên sự việc mà chưa nêu rõ thái độ của mình với vấn đề trên ra sao, tôi cho rắng chư thế là chưa “ đến đầu đến đũa” vậy…
User is offlineProfile CardPM
Quote Post

 

 Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024 VnVista.com