Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

NHẮN MÙA THU TRỞ LẠI

NGÔN NGỮ THỜI @

user posted image

NGÔN NGỮ VỈA HÈ " đua nở " !

    Ca ngợi cái đẹp thì “đẹp dã man”, khen một cô gái thì “hơi bị ngon”; còn câu “vụ này có vẻ lục tốn đấy nhỉ” là để nói về một vụ chi tiêu tiền bạc. Đó là vài ví dụ trong vô vàn chuyện về sử dụng ngôn ngữ hiện nay của giới trẻ. Kiểu ngôn ngữ "vỉa hè" ấy đang trở nên thông dụng khắp hang cùng ngõ hẻm, thậm chí còn lây lan đến các cơ quan, công sở và trở nên thông dụng.
   Theo một thạc sỹ ngôn ngữ học, tiếng Việt của chúng ta đang bị sử dụng một cách bừa bãi, nhiều khi trở nên méo mó đáng thương. Chẳng hạn, một số đàn ông dùng từ “hàng” để gọi phái nữ cho dù những người con gái ấy rất đàng hoàng, đứng đắn không phải “dân chơi”.
   Biến tướng hơn cả là những từ hay dùng hằng ngày, như uống bia, rượu thì gọi là “bú”, hỏi ăn cơm chưa thì “đớp chưa”. Có trường hợp một chàng trai hỏi bạn mình đã đưa được người yêu "lên giường" chưa bằng câu “chén chưa”.
   Tiếng bồi, tiếng lóng phổ biến nhất trong giới thanh niên, học sinh. Để khen một người nhiều tiền thì “thầu giầu nhỉ”. Đi xe máy luồn lách trên phố thì “mày thấy tao xà lách tởm không”.
   Ở công sở, ngôn ngữ vỉa hè, chợ búa âm vang khắp các văn phòng: “Chào đại ca, chiều nay đội hình mình đi làm tí máu nhỉ (ăn tiết canh)” hay “Này, đang ở đâu, lết đến chuồng tao rồi đi hít, bắn mấy bi nhé” (sang cơ quan rồi đi uống nước, hút thuốc). Nhiều chữa bị nói méo đi, chệch đi kiểu "đúng roài", "khoái lém"... khiến người nước ngoài sang Việt Nam chẳng hiểu gì cả.
   Trong khi đó, ngôn ngữ "công sở" lại lan ra chợ búa và được sử dụng theo kiểu "nửa mùa". Ở các chợ cóc, chợ tạm, nhiều bà bán hàng đon đả mời chào khách mua thức ăn: “Chào thủ trưởng, thủ trưởng ký hợp đồng giải quyết giùm em nốt mấy lạng thịt đi”.
   Việc sử dụng ngoại ngữ theo kiểu tiếng lóng, tiếng bồi nhiều khi cũng gây phản cảm, nào là “búc phòng” (đặt phòng), “chếch ao, chếch in” (làm thủ tục trả hoặc lấy phòng khách sạn), “thanh kiu anh”, “so ri anh, em pho ghét mất” (xin lỗi anh, em quên mất).
   Anh bạn tôi đang công tác tại một đơn vị viễn thông, không hiểu vì quen miệng hay vô ý hỏi xin một chị công nhân vệ sinh đường phố chiếc “nêm cạc” khiến chị chẳng hiểu gì và đỏ mặt tưởng anh trêu mình.
   Một nhân viên làm việc tại một tổng đài bưu điện ở Hà Nội, đã gặp phải một tình huống khó xử khi giới thiệu bạn gái với mẹ mình bằng ngôn ngữ nửa Anh, nửa Việt. Bạn của anh vốn làm nghề quan hệ công chúng (PR, phát âm chuẩn là Pi - a). Do nghe không rõ hoặc không hiểu, bà cụ nghĩ cô gái làm ở quán bi-a. Cho rằng con gái làm ở những nơi đó thì không tốt, cụ đã ngăn cấm anh và cô bé đi lại với nhau.
   Tất cả những hiện tượng nói năng, phát ngôn bừa bãi này đã trở thành “bệnh”. Nó đã làm mất đi những nét đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt và sẽ rất khó để chữa được căn bệnh này ...

   Khó thể khẳng định ngôn ngữ @ xuất hiện chính xác từ bao giờ nhưng chắc chắn là sau khi Internet trở nên phổ biến ở nước ta. Giới trẻ đã và đang tự tạo ra thứ ngôn ngữ “đặc chủng”, tin nhắn cũng như blog là những công cụ mới nhất để họ thể hiện điều đó. Các công dân mạng bây giờ hầu như ai cũng hiểu rõ Mu không phải là… CLB bóng đá Anh Manchester United mà là Miss you (nhớ anh/em); hay Cu tức See you (gặp lại sau); hay Bít lùm chít lèn không phải “ngoại ngữ khu vực” mà là… biết làm chết liền. Theo đó, Chít rùi nghĩa là Chết rồi (!)…
   Kiểu viết tắt tiếng Anh như đánh đố hay kiểu viết tiếng Việt trại âm nghe lạ tai trên vẫn còn ở đẳng cấp… la đà bởi dân sành điệu bây giờ là phải viết sao cho người khác đọc vô càng cảm thấy “lùng bùng” mới càng sành điệu. Chuyện dùng tiếng lóng hoặc viết tắt thực ra không mới, thời nào cũng có và nước nào cũng có. “Ở nước ngoài, các chatter cũng nói lóng và viết tắt như điên!” - bạn Lê Hoàng, học sinh  lớp 11 nickname badboy nói, và hùng hồn đưa ra dẫn chứng: “Khi tụi nó viết
Paw có nghĩa là: Parents are watching - ba mẹ đang theo dõi đấy (!), Mos tức Mom over shoulder - mẹ đang đứng sau lưng tớ. Theo đó, Omg là Oh my God - lạy chúa tôi; Lol: laughing out loud - cười to lên nào; Brb: Be right back - tớ sẽ quay lại ngay; Ttul: Talk to you later - nói chuyện sau nhé; hay Wu: what’s up - gì thế?... và còn rất rất nhiều, không thể nhớ hết, cũng không thể hiểu hết”.
   Ở Việt Nam, ngay từ khi xuất hiện, những từ ngữ vừa lạ lẫm, vừa khiến người ta “chóng mặt” trên đã lập tức lây lan rất nhanh, không chỉ trong giới học sinh, sinh viên mà trong cả những người lớn rảnh rỗi, chuyên “ngồi đồng” trong các quán cà phê Internet hoặc loay hoay tít mù với chiếc mô-bai nơi quán cóc vỉa hè. Và do đa số phải dùng tiếng Việt không dấu khi chat hoặc nhắn tin, do phải “tung hứng” với nhiều Instal Message (cửa sổ chat) cùng lúc nên các chatter phải thường xuyên viết tắt mới kịp tốc độ, “không thì đối tượng sẽ phải ngủ gật vì chờ!” - một chatter lý giải. Còn tin nhắn thì bị giới hạn bởi số ký tự, vì vậy để chuyên chở nhiều nội dung trong một tin, người nhắn phải tìm cách viết tắt tối đa nếu không muốn bị… tính tiền 2 tin. Nhưng có lẽ, nguyên nhân chính là xu thế hấp thu những cái mới trong cuộc sống liên tục diễn ra theo hướng mở của giới trẻ, điều này làm nhiều bậc phụ huynh đau đầu, lo lắng, khi thỉnh thoảng liếc qua màn hình vi tính hoặc lén đọc tin nhắn của con.
   Nhiều người chau mày khó chịu khi nghe những câu mà theo họ là so sánh khập khiễng, nhảm nhí, vô bổ từ miệng con em mình như: “buồn như con chuồn chuồn”, “chán như con gián”, “nhỏ như con thỏ”, “lớn như con lợn”, v.v… Khi được hỏi vì sao thích dùng ngôn ngữ loại này thì phần lớn các em đều lắc đầu không giải thích, một số em khác nói đơn giản chỉ vì thấy vui vẻ, thoải mái khi nói như vậy, thế là bắt chước nhau nói thôi. “Nếu chat mà dùng lời lẽ nghiêm túc giống như… làm văn trong nhà trường thì sẽ rất “lúa” (nhà quê), khi đó không ai thèm chat với mình nữa!” - nhiều em khác nói. Còn các bậc phụ huynh nói :“Thật không thể hiểu nổi thứ ngôn ngữ méo mó, được viết một cách vô tội vạ như vậy” - đa số phụ huynh bày tỏ. Một giảng viên sư phạm đã nói: “Tình trạng này lan rộng sẽ ảnh hưởng đến tâm sinh lý của các em, các em sẽ mất đi năng lực cảm thụ vẻ đẹp của ngôn ngữ mẹ đẻ…”.
user posted image


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com