Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

NHẮN MÙA THU TRỞ LẠI

Teen sành điệu, nỗi lo của phụ huynh

Teen sành điệu, nỗi lo của phụ huynh
   Buổi sáng sinh nhật 16 tuổi của Tú, bố cô bé để mảnh giấy: “Con gái yêu thích quà gì?” trên bàn ăn. Tối đến, mảnh giấy hồng đính gương mặt cười lỏn lẻn ghi dòng chữ: “Con mơ chiếc Piaggio - LX125”.
   Tú, 15 tuổi, học một trường quốc tế ở Hà Nội, giỏi toán, chơi piano xuất sắc, cực kỳ cá tính, là tình yêu và niềm hãnh diện của cha mẹ. Số tiền không nhỏ họ đã tiêu tốn cho việc học và chơi của cô con gái rượu được coi là khoản “đầu tư” có hiệu quả.
   Nhưng "món quà mơ ước" của cô con gái cưng khiến bà mẹ, giám đốc một công ty may mặc quá choáng. Còn ông bố, chuyên gia ngân hàng, cố gắng đến bế tắc để phân tích cho ra vì sao một “đứa trẻ” mới lớn, chưa hề làm ra một xu nhỏ, lại có thể mơ một món quà trị giá cả trăm triệu đồng.
   Hoá ra, lâu nay, Tú được nuôi dưỡng trong một môi trường quá xa xỉ mà bố mẹ không hề ý thức. Quần áo của Tú đều là hàng ngoại có thương hiệu, mẹ vẫn bảo “mua một lần cho đáng”. Tú học đàn không phải vì cô bé yêu âm nhạc, mà vì bố mẹ nghĩ: “Đàn piano làm tăng đẳng cấp gia đình”. Nhằm giúp con học tốt tiếng Anh, ngoài việc đặt dài hạn một lô báo, tạp chí, họ thường xuyên đăng ký các khoá học hè ngắn hạn ở nước ngoài với chi phí tốn kém.
   Không may mắn sinh trưởng trong gia đình giàu có như Tú, Hoàng có bố mẹ là viên chức bình thường ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Học giỏi, cậu đậu vào lớp 10 một trường công lập nổi tiếng ở trung tâm. Đua bạn bè, Hoàng ngày càng đòi hỏi cha mẹ chu cấp cho mình từ máy nghe nhạc Ipod đến tiền tiêu vặt lên tới vài trăm nghìn đồng mỗi tuần.
   Do thương chiều và muốn con mình không thua kém ai, bố mẹ Hoàng thay vì kiềm chế, giáo dục con về lối sống, cách chi tiêu phù hợp với khả năng của gia đình, lại cố gắng “cày” cật lực để đáp ứng cho cậu. Lâu dần, Hoàng quen với sự chi xài sang, nếu không được đáp ứng, cậu dọa bỏ nhà đi bụi.
   Con quen xài sang tại... bố mẹ
   Dạo một vòng các khu giải trí vào tối cuối tuần, bất cứ cha mẹ nào cũng hoa mắt trước một thế giới đủ màu sắc và phong cách thời trang mới nhất từ Âu, Á, Mỹ được “lăng xê” bởi giới choai choai như Tú và Hoàng.
   Mới tuần trước, xu hướng “ánh bạc” làm mưa làm gió trên sàn catwalk ở New York lẫn Milan, thì tuần này, nó đã phổ biến với “dân” teen Việt chứ không phải giới người mẫu.
   Các em tuổi 15-16, tóc nhuộm màu, bàn tán rôm rả, đá tiếng Anh với giọng “chuẩn”, đặt đồ ăn đúng điệu, pizza phải đi với coke hay Phở 24 kèm kem tráng miệng New Zealand. Chúng chê những bạn bè trang lứa không biết đến “gà rán Kentucky” hay xa lạ với các thương hiệu thời trang là cù lần, nhà quê.
   Không ít phụ huynh đã trải qua thời đói khổ quan niệm phải cho con mọi điều tốt nhất bất kể đúng sai. Có nhiều bậc cha mẹ giàu có, thành đạt nhưng vẫn mang mặc cảm xuất thân từ tầng lớp nông dân hay ra đi từ tỉnh lẻ. Họ không dạy cho con niềm tự hào vì những thành công do ý chí vươn lên trong cuộc sống, mà bỏ tiền ra để con được học trường sang, ăn uống, mua sắm ở những nơi “có đẳng cấp”. Khi con lớn lên một chút thỉnh thoảng lại được phụ huynh đưa đến những cuộc vui chơi, tiếp tân sang trọng để “Nó có cốt cách quý phái từ nhỏ”.
   Với sự suy xét non nớt của trẻ, lâu dần, chúng sẽ mặc nhiên không phân biệt được đâu là phù phiếm, đâu là giá trị đích thực của con người và cuộc sống. Đến một lúc  nào đó, cha mẹ ngẩn ngơ khi thấy con mình “sành điệu” là điều không khó hiểu.

User Posted Image


bởi: Minh Phương trong Jul 5 2007, 07:58 AM

Em thích nhất bức ảnh này
Nhìn trông đã thấy sành điệu rồi ...

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com