Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

NHẮN MÙA THU TRỞ LẠI

TẢN MẠN NGÀY XUÂN VỚI CHỮ " HOÀ "

Tản mạn ngày Xuân với chữ “Hòa”

    Cứ mỗi độ Xuân về, Tết đến là trên phố Hàng Bồ, Bà Triệu, trong Văn Miếu, cùng nhiều nơi khác của Thủ đô Hà Nội lại xuất hiện những "ông đồ nho" thân quen bên nghiên mực tàu và xấp giấy đỏ, sẵn sàng đáp ứng thú chơi chữ tao nhã ngày xuân của mọi người, mọi nhà. Những năm trước, người Hà Nội thành kính với chữ Tâm, chữ Đức, chữPhúc, Lộc, Thọ, Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín... chữ nào cũng là mục đích, niềm khao khát vươn tới của con người, thì năm nay, mọi người lại tin, yêu, thành kính với chữ "HÒA".
   Có những người thích chữ"Nhẫn" để tu thân, tĩnh độ trong cuộc sống: "Muốn hòa thuận trên dưới, nhẫn nhịn đứng hàng đầu", một nét đẹp của người dân đất Việt. Hà Nội năm nay đón Tết Đinh Hợi, một cái Tết rất đặc biệt: Vừa đón mừng Hộinghị APEC với hàng chục nguyên thủ các quốc gia trên thế giới hội tụ tại đây lại đón mừng sự kiện Việt Nam gia nhập WTO... những sự kiện lớn chưa từng có trong suốt chiều dài lịch sử nước nhà, mở ra một bình minh rạng rỡ của dân tộc.
   Một không khí tràn đầy hứng khởi trong sắc Xuân Đinh Hợi. Không biết ai đã khởi xướng dâng lên trước cửa mùa xuân này một chữ "Hòa", để các cụ "đồ nho mới" đua nhau viết tặng mọi người. Có lẽ lần đầu tiên chữ "Hòa" trở thành một biểu tượng duy nhất đúng cho vận hội quốc gia hôm nay.
   Trong chữ Hán có hai chữ Hòa: Chữ "Hòa" là một bộ chữ riêng có nghĩa là cây lúa, và một chữ "Hòa" là nhân hoà, hòa bình, hòa mục, thuận hòa, hòa hợp... với nhiều nghĩa khác nhau. Chữ "Hòa" được tặng, cho, trong mùa Xuân này là chữ Hòa thứ hai: Nhân hòa, hòabình... nó là sự kết hợp của chữ Hòa (lúa) với chữ Khẩu (miệng) thành Hòa (mọi người đều có lúa), với ý nghĩa rộng lớn, cao đẹp hơn: Nhân hòa, Hòa bình, yên hòa, an bình, hòa thuận, chan hòa... Người Hà Nội tiếp nhận chữ Hòa như tiếp nhận một niềm vui mới: Hòa không tranh chấp, trên thuận dưới hòa, hòa mục, hòa hiếu, an lành, chủ hòa, cộng hòa, ôn hòa, hòa chung, hòa nhã, hòa nhập, hòa đồng. Chữ hòa này cũng là "hòa nhi bất đồng" (hòa nhưng không tan đồng).
   Từ trong Kinh thánh chuyện chim bồ câu ngậm nhành ô liu sau nạn Hồng thuỷ, đã trở thành biểu tượng báo hiệu Hòa bình cho nhân loại. Sách xưa nói: Mọi việc lớn trong thiên hạ muốn thập thành phải đắc tam tài: Thiên thời, địa lợi, nhân hòa. Hưng Đạo vương TrầnQuốc Tuấn trước lúc lâm chung đã nói với vua Trần Anh Tông: Muốn yên nước, thắng giặc thìvua tôi đồng lòng, anh em hoà mục, cả nước giúp sức thì giặc phải tan. Vả lại, khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc, đó là thượng sách giữ nước. Ở thế kỷ XV, Nguyễn Trãi viết: Hòa nước sông chén rượu ngọt ngào, trên dưới một lòng phụ tử, lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều, rút cuộc, lấy đại nghĩa để thắng hung tàn, lấy chí nhân để thay cường bạo... Xã tắc từ đó vững bền, non sông từ nay đổi mới.

User Posted Image
   Nhớ lại, trong tuần lễ Hội nghị APEC ở Việt Nam, cơn bão lớn cứ rình dập ngoài khơi, bỗng chậm lại, rồi tan đi. Trời Hà Nội trong xanh đẹp như mùa Thu tháng Tám "Mây của ta trời thắm của ta". Thực là thiên thời - địa lợi - nhân hoà. Những khuôn mặt rạng rỡ của các nguyên thủ quốc gia, có những vị chưa bao giờ tới Việt Nam, xúng xính trong bộ trang phục truyền thống của dân tộc ta, phô trương trước toàn cầu, khiến tâm hồn mọi người dân Việt tràn ngập niềm tự hào vui lớn. Hòa bình, hai tiếng thiêng liêng, vĩ đại, niềm khát khao hạnh phúc tột cùng của nhân loại, không chữ nào sánh kịp.
Năm mới với chữ Hòa, hiền hòa, hòa thuận, hòa mục... không chỉ là hiểu người, biết người, học hỏi người, vui vẻ với thành công của người mà còn là niềm vui chung, hạnh phúc trong tình yêu, trong chan hòa cuộc sống.Nguyễn Trãi đã từng nói: "Hòa bình là cái gốc của nhạc. Thanh âm là văn của nhạc. Xin bệ hạ yêu nuôi dân như con để chốn thôn cùng xóm vắng không còn tiếng oán hận buồn than, như thế mới không mất cái gốc của nhạc". Cái nếp cứng nhắc một thời đã tạo nên những bất hòa, tranh chấp, xích mích từ nhỏ nhặtlớn dần lên trong xã hội, rồi bất hòa trong tôn giáo, tín ngưỡng, sắc tộc... đã từng gây nên thảm khốc.
   Giờ đây, sự hòa hợp đãcho thấy một viễn cảnh tươi sáng. Người nông dân cầu mong "mưa thuận gió hòa", "Phong đăng hòa cốc", lúa chật nhà, gà chật chuồng, người người no đủ, yên vui. Trọng tình làng nghĩa xóm, luôn luôn tôn trọng hòa giải, hòa thuận để chan hòa tình thương yêu, đùm bọc lẫn nhau.
   Ngày Xuân, trong niềm cảm khái cao đẹp trước sự an hòa, thịnh vượng hôm nay, ta không còn nghẹn ngàonhư bài thơ "Ông đồ” của nhà thơ Vũ Đình Liên nữa. Hôm nay, dâng nén tâm hương trước mùa Xuân, xin được mạn phép thử thay một vài từ trong bài thơ ấy:

Đào năm nay khoe sắc
Vẫn gặp ông đồ già
Người xúm quanh đông chật
Xin ông một chữ "HÒA"

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com