Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nhantam's Blog

Ngày lành tháng tốt. BÀI GÓP Ý

                                                            GÓP  Ý  BÀI  
                                            “Ngày lành tháng tốt”
Cháu kính chào Cậu.
Đọc đi đọc lại bài viết của Cậu  “Ngày lành tháng tốt”  mới thấy thấm sự cao sâu.
Cậu àh, cháu cũng hiểu được 3 yếu tố mà người muốn “coi ngày” phải hiểu trước khi “gửi trứng cho ác”
 
Thực sự cháu là người đã học ngành Địa lý địa chất, cháu cũng đã học sâu về thiên văn, khí tượng…một cách khoa học, chứ không mê tín. Học trên cơ sở nắm vững các yếu tố tự nhiên vận hành trong vũ trụ và nghiên cứu những biểu hiện, của các yếu tố đó … làm (gây ra) ảnh hưởng (xấu; tốt) như thế nào (tính quy luật) đối với vạn vật và con người…
Và con người (thực thể làm chủ) phải hành động ra sao? Để tránh / hạn chế những thiệt hại hay phát huy những cái Tốt mà phục vụ đời sống con người.
Một khi khoa học kỹ thuật phát triển và đồng thời con người ta trở nên khá giả… và có tri thức tốt… con người đã Chinh phục (làm chủ) hầu hết các hiện tượng tự nhiên… Trong khoa học không có ngày tốt ngày xấu.
 
Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều người mê tín vẫn thường phải coi thầy về chuyện Ngày lành tháng tốt…Mà thiếu nhận thức sâu, thiếu kiến thức thì cuối cùng hoàn toàn là mê tín dị đoan.
 
Để trở thành một người Thầy (coi ngày) thật không dễ, như Cậu đã nói. Vận hành trong trời đất đâu như trong  Tiểu thuyết Tam Quốc Chí. Nói rằng Khổng Minh Gia Cát Lượng là người “trên thông thiên văn dưới tường địa lý”
Nhưng đó là tiểu thuyết qua ngòi bút tô vẽ đánh bóng mà thôi thực sự có hay không?Và có được người lý tưởng như Khổng Minh mới có thể làm thầy để “phán” chuyện dương gian.
Ngày nay nhiều người mới biết vài trự đã đòi làm “thầy” thì nhiều lắm… mà thầy đó làm gì có tâm sáng cho được.
 
Sách cũng tả phí lù. Đủ chuyện… đúng sai ai nào biết, sách có được trung tâm nào giám định đâu?Có thể có giám định cũng chỉ là xin con dấu để xuất bản (nộp tiền vô thì có) và người giám định đó có đủ năng lực? trình độ….?
 
Lịch.
Trên cơ sở người Tàu làm (thực chất họ làm rất khoa học) nhưng áp dụng tại VN không hoàn toàn đúng.
Như Cậu nói, Trung Hoa rộng lớn bao gồm 5 múi giờ (+5 đến +9) VN nằm gọn trong múi giờ thứ +7.(Trước đây VN chia 2 miền, có 2 giờ khác nhau: giờ SG và giờ HN)
Khi làm lịch họ căn cứ đúng ngay vị trí địa lý khu vực (hẹp) đó rồi tính các yếu tố dữ liệu để làm lịch (khu vực đó)
Cậu nói hàng năm Triều đình nhà Nguyễn phải bắt Khâm thiên giám, làm lại lịch tính theo con trăng tinh tú tại VN mà làm lịch cho VN, là chính xác. Cũng do chênh lệch múi giờ (HN và Bắc Kinh) nên lịch 2 quốc gia này có đôi khi lệch nhau (ăn Tết sớm muộn khác nhau)
Nay VN chưa coi trọng nông lịch lắm (lịch âm) nên nhà làm lịch của VN cũng không biết họ có tính toán cho VN hay không.Hay lại sao chép lịch Tàu rồi sửa sang đôi chỗ để “Việt hóa”…
 
Ảnh hưởng văn hóa Tàu (nhưng có lẽ a/h Tàu mê tín, chứ Tàu cũng có người không mê tín) nên văn hóa VN cũng hỗn tạp như vậy đó.
Các nước phát triển họ đâu biết coi ngày gì đâu mà họ cũng xây nhà lớn, xây biệt thự sống no ấm hạnh phúc, đi xe hơi xịn…. Không biết họ có cúng xe khi mới mua về không??? Mà quê hương họ ít tai nạn giao thông như VN? Hay hè hay hè…
 
Cháu đang xem qua bài Về làng mà Cậu gửi, có lẽ đây cũng là bài tâm đắc của Cậu khi hoài niệm về một thời chưa xa.
Có nhiều điều khi soi lại thấy vấn vương trong lòng.
Cám ơn Cậu đã gửi cháu bài rất hay.
 
Cháu tranh thủ nghỉ trưa trao đổi vắn tắt với Cậu nên chưa hết được ý… Cháu của Cậu. 
 


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com