Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Mai Phong Trang

TỨ ĐẠI MỸ NHÂN : Bế nguyệt __ ĐIÊU THUYỀN

Đại mỹ nhân : ĐIÊU THUYỀN bế nguyệt

User Posted Image
Hình vẽ theo phong cách cổ

Điêu Thuyền bái nguyệt ở hậu hoa viên của Tư Đồ Vương Doãn, đại thần của Hán Hiến Đế thời Tam Quốc, đột nhiên có một cơn gió nhẹ thổi đến, một vầng mây trôi che khuất mặt trăng. Đúng lúc đó, Vương Doãn bước ra nhìn thấy. Để khen con gái nuôi mình xinh đẹp như thế nào, Vương Doãn thường nói với mọi người rằng con gái mình đẹp đến nổi trăng sáng nhìn thấy cũng phải trốn vào sau lưng mây. Vì vậy, Điêu Thuyền được mọi người xưng tụng là “Bế Nguyệt”.
Ðiêu Thuyền và kế liên hoàn.

Văn học Trung quốc ban đầu có 6 cuốn sách được các nhà phê bình lỗi lạc gọi là "Lục Tài Tử thư", cho đến khi bản "Tam quốc chí" của Trần Thọ, đời nhà Tấn, ra đời thì được xếp vào hàng thứ bảy. Sau đó, có nhiều ấn bản về giai đoạn 60 năm đặc sắc này của sử Trung quốc nhưng nổi bật là ấn bản "Tam Quốc Diễn Nghĩa" của nhà văn tài ba La Quán Trung. Ðiêu Thuyền xuất hiện trong truyện "Tam Quốc Diễn Nghĩa".
Ðiêu Thuyền bị loạn Ðổng Trác nên gia cảnh tan tành, cha mẹ bị giết hết, phiêu bạt lênh đênh, xin vào làm người ở cho quan Tư đồ Vương Doãn. Thấy nàng đẹp, có tài hát hay, đàn giỏi nên Vương Doãn nhận làm con nuôi.
Ðổng Trác vốn làm chức quan nhỏ nhưng nhờ khéo léo dùng lễ vật làm nhân tình, lo lót nên thăng đến chức quan cao, thống lãnh hơn 200,000 quân ở Hiệp Tâỵ Lòng tham không đáy, Ðổng Trác nuôi mộng chiếm luôn ngôi vua.
Nhân dịp triều đình bị loạn Thập thường thị (10 tên hoạn quan), Ðổng Trác lấy cớ bảo giá kéo quân về triều. Ðổng Trác chuyên quyền, khống chế các quan, giết vua Thiếu đế, Hà hậu, và Ðường phi. Ðổng Trác vào cung gian dâm cùng cung nữ và ngủ luôn trên long sàng, làm nhiều điều ngang ngược.
Ðổng Trác có đứa con nuôi tên Lữ Bố, sức đánh trăm người nên Ðổng Trác càng kiêu ngạo, hống hách. Ai chống đối thì bị giết ngay. Trước sự tàn bạo của Ðổng Trác, lòng dân căm phẩn, tất cả 18 chư hầu nổi lên nhưng đều bị Lã Bố dẹp yên. Ðại thắng, hắn càng kiêu căng. Và càng thẳng tay giết chóc.
Vương Doãn nghĩ đến hành vi lộng quyền, sát nhân của Ðổng Trác mà xốn xang, phiền muộn và muốn tìm cách giết đi . Mãi suy nghĩ mà chưa ra một kế nào thì một hôm, Ðiêu Thuyền nói với Vương Doãn rằng nàng tình nguyện làm bất cứ điều gì để báo ơn nuôi dưỡng của Vương Doãn. Vương Doãn cả mừng nói:
"Cha tin lòng của con nhưng ngại con không thực hiện được. Nguyên cha con thằng Ðổng Trác là phường hiếu sắc, bây giờ cha muốn dùng "liên hoàn kế", trước đem con hứa gả cho Lữ Bố rồi sau lại hiến con cho Ðổng Trác. Con ở giữa tùy cơ ứng biến làm cho hai cha con nó trở lại giết hại lẫn nhau.
Nếu làm được như vậy là con liều thân giúp nước, công nghiệp vô cùng to lớn."
Ðiêu Thuyền vâng lời. Vương Doãn bày tiệc tại nhà, mời Lữ Bố đến dự Trong bữa tiệc, Vương Doãn không ngớt lời ca tụng sức mạnh oai dũng của Lữ Bố làm cho Lữ Bố hừng chí, uống rượu hết bát này đến bát khác. Ðộ một lát, Vương Doãn truyền quân hầu đi nghỉ, chỉ để vài thị nữ ở lại châm rượu. Khi thấy Lữ Bố đã thấm hơi men, Vương Doãn truyền thị nữ phò Ðiêu Thuyền ra Mặt hoa mơn mởn, lại trang điểm vô cùng diễm lệ, mình liễu uyển chuyển, Lữ Bố vừa trông thấy giựt nẩy mình, tưởng là tiên nữ hạ phàm, nhìn không chớp mắt! Vương Doãn bảo Ðiêu Thuyền mời rượu Lữ Bố. Nàng uốn hai bàn tay ngà ngọc nâng ly rượu mời, anh mắt long lanh như sóng nước hồ thu đưa tình, bốn mắt nhìn nhau, rồi lại nhìn nhau nữa khiến cho kẻ ngẩn ngơ, người ngơ ngẩn. Vương Doãn giả say. Lữ Bố mời Ðiêu Thuyền ngồi. Có phải là "Tình trong như đã, mặt ngoài còn e" không? (!) Lữ Bố rõ ràng là "chết ngắc", cứ ngồi ngây người ra như tượng gỗ! Sau đó, Vương Doãn bảo Lữ Bố:
"Lão muốn đưa con gái lão qua làm tiểu thiếp tướng quân để hầu hạ trang anh hùng duy nhứt thời nay. Chẳng hay tướng quân có lòng thương yêu dung nạp không?"
Tất nhiên là Lữ Bố còn gì sung sướng cho bằng. Vương Doãn lại bảo là để chọn ngày lành rồi nay mai sẽ đưa Ðiêu Thuyền sang làm vợ Lữ Bố.
Ngày hôm sau, Vương Doãn lại mời Ðổng Trác đến nhà ăn tiệc. Vương Doãn ra lệnh tấu nhạc, rồi mời Ðổng Trác uống rượu. Khi trời về chiều, rượu đã ngà say Vương Doãn mời Ðổng Trác vào hậu đường. Bấy giờ, đuốc hoa đốt lên ráng rực cả nhà. Vương Doãn chỉ giữ lại mấy cô hầu dâng rượu, rồi thưa với Ðổng Trác:
"Nhà cũng có phường giáo nhạc nhưng sợ kém cỏi vụng về, sợ không đẹp ý Thái sư nên không cho ra diễn tấu. Duy còn một kỳ nữ tài hoa khá lắm, xin cho phép gọi ra hầu."
Ðổng Trác đồng ý ngay. Vương Doãn liền sai kéo rèm. Rèm châu vừa cuốn lên, cùng với tiếng đàn phách sinh huỳnh vang lên thánh thót là Ðiêu Thuyền nhè nhẹ gót hài bước ra, xiêm y tha thướt, mình liễu uyển chuyển múa trước rèm châu như thiên tiên nhập động ...Có bài ca khen Ðiêu Thuyền rằng:
Phải người cung cũ Chiêu Dương?
Xiêm y mây cuốn vương vương cánh hồng
Nhẹ nhàng mình liễu như bông,
Gót hài uyển chuyển trên lòng bàn taỵ
Ðộng đình lạc lối hoa bay,
Lương châu thoăn thoắt sen cài bước chân
Nhà vàng gió cợt cành xuân,
Trăm hoa nhường vẻ thanh tân một người!
(Chú giải: Bài ca này có ý khen Ðiêu Thuyền đẹp như nàng Triệu Phi Yến ở Chiêu Dương cung của Hán Thành đế: hai bàn chân nhỏ bằng hai ngón tay cái làm cho lúc đi thân hình trở nên uyển chuyển nhẹ nhàng, có thể đứng trên bàn tay người ta được (Ðây là chuyện thật của tục bó chân ngày xưa.)
Ðổng Trác nhìn đắm đuối, đờ đẫn như kẻ mất hồn, ngây ngẩn ngẩn ngây. Ðiêu Thuyền lại cầm phách, gõ nhịp cất tiếng ca. Giọng trong như oanh kêu, cao như hạc gọi, khi trầm khi bổng, nghe thánh thót như rót vào tai, mà huyền huyền ảo ảo làm mê hồn tục khách! Ðó chính là:
Nhất điểm anh đào khải giáng thần
Lưỡng hàng toái ngọc phún dương xuân
Ðinh hương thiệt thổ hành cương kiếm
Yêu trảm tà gian loạn quốc thần!

Một đóa anh đào chúm chím môi,
Ðôi hàng răng ngọc rạng xuân tươi.
Hương đưa đầu lưỡi tàng hơi kiếm:
Chém chết gian thần có lúc thôi!

Trong cơn say rượu thịt, sắc đẹp, hát hay, múa giỏi thì đúng là ... Ðổng Trác "hồn phi, phách tán". Vương Doãn lại hứa dâng hiến Ðiêu Thuyền cho Ðổng Trác.
Sau đó, Ðiêu Thuyền về làm vợ cho Ðổng Trác nhưng lại "câu rê" Lữ Bố để càng ngày càng ly gián hai cha con ra. Trong hậu trường, hai cha con Ðổng Trác và Lữ Bố ngày càng thù ghét nhau chỉ vì "đòn sóc hai đầu" của Ðiêu Thuyền.
Một hôm, Ðổng Trác bị cảm, Ðiêu Thuyền tận tụy chầu chực thuốc men, cơm cháo. Trác lấy làm vui lòng lắm. Bố nghe tin vào phòng vấn an. Vừa lúc Trác còn ngủ, Ðiêu Thuyền đứng sau giường nhìn Lữ Bố, lấy tay chỉ lòng mình rồi lại chỉ Ðổng Trác và hai hàng lệ chảy ròng trên má. Bố đau đớn vô cùng. Ðổng Trác giựt mình thức dậy, thấy Lữ Bố đứng nhìn sau giường mãi thì trở mình qua, lại thấy Ðiêu Thuyền nên nổi giận nạt Lữ Bố:
-Sao mi dám giễu cợt ái cơ ta?
Một lần khác, Lữ Bố lén gặp Ðiêu Thuyền. Ðiêu Thuyền tỏ vẻ tươi cười bảo Lữ Bố:
-Lang quân ra sau vườn đến Phụng nghi đình mà chờ thiếp.
Ðiêu Thuyền trang điểm xong, vội vàng bước ra Phụng nghi đình gặp Lữ Bố, rưng rưng nước mắt nói:
-Thiếp tuy là con nuôi của quan Tư đồ song người coi như con đẻ. Người gả thiếp cho lang quân là chọn chỗ xứng đáng cho thiếp trao thân, gởi phận. Mừng chưa kịp no, không dè Thái sư (tức Ðổng Trác) lòng trâu dạ chó, bắt thiếp cưỡng bức như thế này. Sở dĩ thiếp chưa chịu chết vì chưa gặp mặt chồng. Nghĩ lại thiếp ngày nay chẳng khác hoa tàn, nhụy rữa còn phụng sự anh hùng sao đặng. Vậy thiếp xin tự tử trước mặt lang quân để lang quân hiểu rõ nỗi lòng của thiếp.
Nói xong Ðiêu Thuyền nhắm ngay ao sen toan nhảy xuống. Lữ Bố lật đật ôm lại, cảm động nói:
-Ta biết rõ lòng nàng lắm rồi
Gặp đã lâu, Lữ Bố sợ Ðổng Trác về bắt gặp nên xách kích muốn đi. Ðiêu Thuyền nói:
-Thiếp ở chốn khuê phòng nghe danh tiếng lang quân anh hùng trên đời có một, không ngờ lại bị có người kiềm chế như thế!
Nói rồi lại khóc òa lên như mưa như gió một cách bi thảm. Bố lấy làm thẹn thùa, xấu hổ để kích xuống, ôm lấy Ðiêu Thuyền, rút khăn chậm nước mắt cho nàng, tìm lời vỗ về an ủi. Hai người đang bịn rịn, âu yếm, không nỡ buông nhau thì thấy Ðổng Trác! Trác nổi máu ghen sùng sục, Lữ Bố hoảng hồn bỏ chạy, quên cả cây kích dựa lan can. Trác cúi xuống, cầm kích phóng ngay vào người Lữ Bố nhưng không trúng.
Sau đó, do lời khuyên của Lý Nhu, Ðổng Trác muốn gả Ðiêu Thuyền cho Lữ Bố nên gọi Ðiêu Thuyền vào và nói:
-Sao mi dám tư thông với thằng Lữ Bố?
Ðiêu Thuyền khóc nấc lên rồi kể:
-Thiếp đương xem hoa nơi sau vườn, thình lình Lữ Bố bước vào, thiếp hoảng sợ toan chạy trốn. Hắn nói hắn là con của Thái sư, không hề chi, rồi cầm kích rượt thiếp đến Phụng nghi đình. Thấy nó sinh tâm xấu xa như vậy, thiếp định liều mình nhảy xuống ao sen. Nó lại ôm cứng lấy thiếp.
Ðương cơn bối rối thì vừa may ngài vào kịp nên thiếp mới toàn tính mạng. Vậy mà Thái sư không thương lại còn nói oan, nói xấu cho thiếp.
Trác nói:
-Ý ta muốn gả mi cho Lữ Bố, vậy mi có bằng lòng không?
Ðiêu Thuyền thất sắc, nức nở:
-Thiếp đã thất thân với Thái sư, bây giờ Thái sư lại nỡ lòng đem đưa thiếp cho con là một thằng thất phu như thế thì trái đạo quá. Vậy thiếp thà chết còn hơn sống mà chịu nhơ danh.
Nói xong Ðiêu Thuyền bước lại rút lấy gươm treo trên vách toan đâm vào cổ. Trác hốt hoảng, vội giựt gươm, ôm Ðiêu Thuyền vào lòng, v.v....
Cuối cùng, trong âm mưu với Vương Doãn và Lý Túc, chính Lữ Bố là người cầm kích đâm ngay yết hầu của Ðổng Trác.
Trong "Thánh Thán Ngoại Thư", nhà phê bình trứ danh Mao Tôn Cương viết về Ðiêu Thuyền như sau:
"18 lộ quân chư hầu không giết nổi Ðổng Trác, mà một thiếu nữ đào tơ liễu yếu như Ðiêu Thuyền lại giết nổi Trác. Ba anh em Lưu, Quan, Trương hùng liệt không thắng nổi Lữ Bố, mà chỉ một nàng Ðiêu Thuyền thắng nổi. Ôi, lấy chăn chiếu làm chiến trường, lấy son phấn làm khôi giáp, lấy mày ngài làm cung nỏ, lấy nước mắt nũng nịu làm tên đạn, lấy lời tình tứ ngọt ngào làm chiến lược mưu cơ. Xem thế thì cái bản lãnh của "nữ tướng quân" quả là tuyệt cao cường, đáng sợ thay!
Tây Thi với Ðiêu Thuyền cùng lấy sắc khuynh thành. Nhưng việc làm của Tây Thi còn dễ, việc của Ðiêu Thuyền khó hơn. Tây Thi chỉ phải đánh ngã một mình Ngô Phù Sai. Ðiêu Thuyền phải đồng thời đánh ngã cả Lữ Bố và Ðổng Trác. Phải luôn luôn nghĩ mưu kế trong lòng, thay đổi bộ mặt để đối phó với cả hai bên. Ta nghĩ rằng cái công của Ðiêu Thuyền đáng ghi vào sử xanh.
Nếu như, khi Ðổng Trác bị giết rồi, Vương Doãn không vụng về mà gây ra cái loạn Lý Thôi, Quách Dĩ thì cơ đồ nhà Hán đã phục hưng ngay từ đó. Và như thế thì một cô gái như Ðiêu Thuyền há lại không đáng ghi tên vào nơi Phượng các, không được tô tượng ở chỗ Lân đài hay sao ?
Cái tuyệt diệu của kế "liên hoàn" không phải là làm cho Lữ Bố giết Ðổng Trác đâu. Ngược lại, nhằm làm cho Ðổng Trác giết Lữ Bố. Nếu Trác cầm kích, phóng trúng Lữ Bố tức là Trác đã tự chặt một cánh tay và Trác sẽ bị tiêu diệt dễ dàng. Ðó mới là chủ ý.
Sau khi thành Hạ Bì thất thủ, Lữ Bố bị Tào Tháo giết, không biết tông tích của Ðiêu Thuyền ở đâu cả.

User Posted Image
Hình vẽ theo phong cách mới

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com