Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nhà Thuốc Đa Khoa

Viêm mô tế bào - Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm mô tế bào là gì? Nguyên nhân và cách điều trị?

Một trong những căn bệnh nhiễm trùng da gây ra bởi vi khuẩn phổ biến hiện nay là viêm mô tế bào. Không chỉ lây lan nhanh chóng trên bề mặt da, nó còn đi sâu vào ảnh hưởng các cơ quan trong cơ thể. Do đó, bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe xảy ra. Để có kiến thức đúng đắn về căn bệnh này, mời các bạn cùng xem chia sẻ sau đây.

VIÊM MÔ TẾ BÀO LÀ NHƯ THẾ NÀO?

Viêm mô tế bào là gì?

Như đã đề cập ở trên, đây là loại nhiễm trùng da được gây ra bởi vi khuẩn, bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ độ tuổi nào, đồng thời tiềm ẩn nhiều mối nguy hiểm. Vi khuẩn gây bệnh có thể lây từ bề mặt da sang hạ bì và mô mỡ, xâm nhập vào máu cùng hạch bạch huyết, khiến cơ quan bên trong cơ thể bị tổn thương.

Người lớn khi mắc phải bệnh lý này thường ảnh hưởng chủ yếu ở chi dưới. Trẻ em khi mắt bệnh thường xuất hiện tại vùng mặt và cổ.

Viêm mô tế bào là như thế nào?

Viêm mô tế bào là như thế nào?

Triệu chứng của viêm mô tế bào

Nếu bị bệnh, bạn sẽ gặp các triệu chứng sau đây: Đỏ da, đau rát, sưng viêm, có thể xuất hiện mụn nước, bề mặt da nóng hơn so với vùng da bình thường. Bên cạnh đó, bệnh nhân còn gặp các triệu chứng như sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi.

Nguyên nhân gây bệnh

Hiện nay có nhiều vi khuẩn được cho là nguyên nhân dẫn đến bệnh lý này, phổ biến nhất là 2 loại: Staphylococcus aureus, Streptococcus. Chúng xâm nhập qua vết mổ, vết trầy xước ở da vào cơ thể. Ngoài ra, còn có các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh như:

 Bị bệnh da liễu:

Bao gồm các bệnh nấm chân, chàm, zona gây nên vết loét trên da. Các vi khuẩn xâm nhập vào vết loét này gây nên bệnh.

 Phẫu thuật:

Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp các vi khuẩn gây viêm mô tế bào xâm nhập vào cơ thể.

 Hệ thống miễn dịch suy yếu:

Nếu bạn có hệ miễn dịch yếu do các bệnh HIV/AIDS, tiểu đường, bạch cầu,… gây nên thì bạn có khả năng mắc bệnh nhiễm trùng da cao hơn người bình thường. Bên cạnh đó, việc lạm dụng thuốc corticosteroid còn có thể là nguyên nhân làm hệ thống miễn dịch suy giảm.

 Tiền sử viêm mô tế bào:

Với các bệnh nhân từng bị viêm mô tế bào thì tình trạng này có thể tái phát trở lại.

Ngoài ra, người bị béo phì cũng có dễ bị bệnh lý này hơn so với người cân nặng bình thường.

Những loại viêm mô tế bào liên quan

Ngoài 2 vi khuẩn gây nên viêm mô tế bào đã nêu ở trên là Staphylococcus aureus và Streptococcus gây ra. Thì bệnh lý này vẫn có thể xuất hiện do các tác nhân khác, bao gồm:

++ Bị chó mèo cắn

Vết cắn của chó mèo để lại có thể khiến cơ thể bị nhiễm khuẩn Pasteurella multocida hoặc Capnocytophaga. Đây là những loại vi khuẩn có hoạt động tương tự như 2 loại vi khuẩn gây nên viêm mô tế bào trên.

++ Do nước biển, nước ấm

Có một số chủng vi khuẩn phát triển mạnh mẽ trong nước ấm và nước biển. Do đó, nếu bạn tiếp xúc với 2 nguồn nước này, thì khả năng bị vi khuẩn có tên Vibrio Vulnificus và Aeromonas hydrophila tấn công gây nên viêm mô tế bào là rất khó tránh khỏi.

VIÊM MÔ TẾ BÀO NGUY HIỂM KHÔNG?

Mặc dù là bệnh lý có biểu hiện ngoài da nhưng nếu không điều trị sớm nó sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

 Bị hoại tử

Nếu nhiễm trùng nghiêm trọng, các vi khuẩn xâm nhập sâu đến vùng dưới của da gây nên hoại tử ở các tế bào mô da. Tình trạng hoại tử khiến bệnh nhân đau đớn cực độ, hơn nữa nó có thể lây lan nhanh chóng, thậm chí còn gây tử vong nếu không khắc phục kịp thời.

 Gây bệnh áp xe

Đây cũng là một hiện tượng nhiễm trùng nặng, phần dưới mô da tổn thương xuất hiện bọc mủ gọi là áp xe. Biến chứng này gây đau đớn, nhức mỏi và sốt cao.

 Nhiễm trùng máu

Nếu vi khuẩn tiếp cận vào sâu bên trong, xâm nhập vào máu, thì có thể dẫn đến nhiễm trùng máu và gieo mầm bệnh đến những cơ quan khác.

Viêm mô tế bào cực kỳ nguy hiểm

Viêm mô tế bào cực kỳ nguy hiểm

 Viêm tế bào quỹ đạo

Đây là tình trạng nhiễm trùng da ảnh hưởng đến mắt. Nếu bị nặng có thể khiến bệnh nhân bị mất thị lực vĩnh viễn, lan sang màng não, gây tổn thương đến não cực kỳ nguy hiểm.

 Viêm hạch bạch huyết

Là biến chứng phổ biến của viêm mô tế bào. Viêm hạch bạch huyết xuất hiện khi mức độ nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng. Lúc này nếu không khắc phục, vi khuẩn sẽ lan sang máu và nhiều cơ quan khác trong cơ thể.

CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM MÔ TẾ BÀO

Cách chẩn đoán bệnh

Để biết bệnh nhân có bị viêm mô tế bào hay không, bác sĩ sẽ kiểm tra mô da và xét nghiệm máu để nhận diện vi khuẩn.

Khi xác định được sự hiện diện của vi khuẩn gây nên nhiễm trùng, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán với những bệnh sau: Viêm mô tế bào, viêm da ứ đọng, chàm, viêm da tiếp xúc, nấm da, gout, zona, viêm tĩnh mạch, huyết khối tĩnh mạch sâu,…

Bệnh da liễu có rất nhiều và dễ bị nhầm lẫn với nhau. Do đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc khám cẩn thận để chẩn đoán chính xác. Bên cạnh đó, còn có thể thực hiện nhiều xét nghiệm khác để có kết luận đúng nhất.

Phương pháp điều trị viêm mô tế bào

Nếu bị viêm mô tế bào sẽ đáp ứng nhanh với những loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân dùng kháng sinh trong 10 – 14 ngày, tùy thuộc vào mức độ bệnh sẽ có thời gian dùng thuốc phù hợp.

Trường hợp bệnh đã chuyển biến nặng, bệnh nhân sẽ được tiêm thêm kháng sinh vào tĩnh mạch nhằm ức chế vi khuẩn phát triển. Bên cạnh đó, bệnh nhân phải nhập viện để theo dõi, kiểm soát tiến triển điều trị.

Với những người bị tái phát viêm mô tế bào thường xuyên, thì nên dùng kháng sinh ở liều thấp để phòng ngừa.

Một số cách phòng ngừa bệnh viêm mô tế bào

 Nên chăm sóc vết thương cẩn thận, đúng cách để tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn xập nhập vào gây nên nhiễm trùng da.

 Nếu bị thương, trầy xước thì nên rửa vết thương hàng ngày với dung dịch kháng khuẩn sử dụng trong y tế hay xà phòng dịu nhẹ để tiêu diệt vi khuẩn, giảm kích ứng lên da.

 Cân nhắc dùng thuốc kháng sinh dạng mỡ, nó vừa giúp vết thương dịu hơn, ít đau và giảm nguy cơ nhiễm trùng.

 Dùng băng gạc để bảo vệ vùng da trầy xước, tránh va chạm với nơi có vi khuẩn. Nếu dùng băng gạc thì phải thay băng hàng ngày mới đảm bảo vệ sinh.

Phòng ngừa bệnh viêm mô tế bào

Phòng ngừa bệnh viêm mô tế bào

 Khi nhận thấy vết thương đỏ, đau nhức và chảy dịch, hãy cẩn thận vì đó có thể là biểu hiện của nhiễm trùng. Tốt nhất bạn hãy đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán sớm.

 Chú ý các biểu hiện bất thường của cơ thể để nhận biết nhiễm trùng sớm.

 Những người hay bị khô da, nứt nẻ cần phải giữ ẩm cho da đúng cách. Bởi vết nứt nẻ có thể tạo điều kiện để các loại vi khuẩn nhiễm trùng xâm nhập vào da.

 Nếu bị các bệnh ngoài da thì phải điều trị dứt điểm như zona, nấm da,… vì để lâu chúng có thể phát triển thành viêm mô tế bào.

>>> LỜI KHUYÊN TỪ CHUYÊN GIA

Bác sĩ ở Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu nhận định rằng, viêm mô tế bào là bệnh lý da liễu đặc biệt nguy hiểm, có thể gây nên biến chứng nghiêm trọng khó lường. Do đó, nếu bệnh nhân nhận thấy có các biểu hiện bất thường trên da thì cần phải đi khám ngay. Đồng thời, sau khi được bác sĩ chỉ định đơn thuốc, cần tuân thủ đúng liệu trình ngay cả khi triệu chứng đã biến mất.

Trên đây là những thông tin giúp bệnh nhân giải đáp tất cả các thắc mắc về viêm mô tế bào. Tuy nhiên, nội dung chỉ có giá trị tham khảo và không phải là tư vấn chuyên môn. Vì vậy, nếu có câu hỏi khác, bệnh nhân nên tham khảo thêm tư vấn từ các bác sĩ và nhân viên y tế.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com