Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nhà Thuốc Đa Khoa

Thuốc trị dị ứng Fexofenadine sử dụng khi nào

Thông tin thuốc trị dị ứng Fexofenadine nhất định phải biết

Nếu gặp phải những vấn đề dị ứng như nổi mề đay, chảy nước mũi, chảy nước mắt, ngứa mũi,… thì bệnh nhân thường được chỉ định sử dụng thuốc Fexofenadine. Loại thuốc này dùng được cho cả trẻ em và người lớn, tuy nhiên nó lại có thể xuất hiện các phản ứng không mong muốn. Vì vậy, bệnh nhân trước khi dùng cần phải hết sức cẩn trọng.

THÔNG TIN VỀ THUỐC ĐIỀU TRỊ DỊ ỨNG FEXOFENADINE

1. Công hiệu của thuốc Fexofenadine là gì?

Thuốc Fexofenadine 180mg là một loại thuốc kháng histamin. Được dùng trong điều trị những triệu chứng gây ra bởi dị ứng như chảy nước mũi, ngứa mũi, chảy nước mắt, nổi mẩn đỏ, nổi mề đay, phát ban, hắt hơi, ngứa và ngứa cổ họng,…

Hoạt động của thuốc giúp ngăn chặn những thành phần trung gian – tác nhân gây ra dị ứng, mang đến hiệu quả làm giảm những triệu chứng nêu trên.

Công hiệu của thuốc Fexofenadine là gì?

Công hiệu của thuốc Fexofenadine là gì?

2. Fexofenadine chống chỉ định với trường hợp nào?

- Người bị mẫn cảm với những thành phần cấu tạo nên thuốc Fexofenadine.

- Các bệnh nhân đang gặp những vấn đề ở thận.

Dù bất cứ trường hợp nào, bệnh nhân cũng nên báo với bác sĩ về tiền sử bệnh lý, tình trạng sức khỏe hiện tại để hạn chế những rủi ro trong suốt quá trình điều trị với Fexofenadine 180mg.

3. Cách dùng và định lượng thuốc Fexofenadine

++ Cách dùng

Đối với bệnh nhân được kê toa, thì nên dùng theo hướng dẫn từ bác sĩ. Tuy nhiên, dưới đây chúng tôi xin chia sẻ về liều dùng cơ bản nhất đối với từng dạng điều chế Fexofenadine:

- Thuốc dạng lỏng

Trước khi dùng cần lắc chai thật kỹ, nên dùng các dụng cụ đo lường để đảm bảo uống đúng liều lượng mỗi lần. Tránh dùng thìa lấy thuốc, vì nó có thể khiến bạn uống thiếu liều hoặc quá liều, gây nên nguy hiểm cho sức khỏe.

- Thuốc dạng viên nén hoặc viên nang

Dạng thuốc này nên uống cùng nước lọc, tránh dùng chung với sữa hay nước trái cây. Bởi vì những thành phần dinh dưỡng trong những loại nước này sẽ làm giảm khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể.

Thuốc chỉ phát huy tối đa công hiệu khi được dùng đúng cách. Việc dùng sai cách vừa khiến tác dụng của thuốc giảm đi, vừa gây ra những nguy hại không mong muốn cho người bệnh.

++ Định lượng

Bệnh nhân cần trao đổi cùng bác sĩ để nhận được liều dùng phù hợp. Sau đây là liều dùng tham khảo cho các trường hợp phổ biến và không có giá trị thay thế chỉ định từ bác sĩ:

- Dùng cho người lớn:

Người lớn bị viêm mũi dị ứng bình thường dùng 2 lần mỗi ngày, lần dùng 60mg. Nếu viêm mũi dị ứng kèm theo suy thận thì chỉ nên dùng 1 lần 60mg mỗi ngày.

Dùng cho người lớn bị nổi mề đay là 60mg 1 lần, mỗi ngày dùng 2 lần. Tương tự, người bị suy thận nổi mề đay chỉ nên dùng 1 lần mỗi ngày 60mg.

Người lớn bị nổi mề đay mãn tính thì nên dùng 2 lần mỗi ngày, lần dùng 60mg. Đối với bệnh nhân suy thận chỉ nên dùng bằng 1 nửa, cụ thể là ngày 1 lần 60mg.

- Dùng cho trẻ em:

Nếu trẻ em bị nổi mề đay hoặc viêm mũi dị ứng thì nên:

+ Trẻ em từ 2 – 11 tuổi: Dùng thuốc dạng lỏng, ngày uống 2 lần, mỗi lần 30mg, pha loãng hay uống cùng với nước.

+ Trẻ em trên 11 tuổi: Dùng thuốc dạng viên nén, liều lượng tương tự như người lớn.

Phụ huynh cần lưu ý trong quá trình dùng thuốc cho trẻ em cần phải theo dõi chặt chẽ tiến triển bệnh để tránh việc dùng thiếu liều/ quá liều hoặc dẫn đến tác dụng phụ.

Dùng thuốc Fexofenadine để điều trị triệu chứng dị ứng

Dùng thuốc Fexofenadine để điều trị triệu chứng dị ứng

4. Cách bảo quản Fexofenadine 180mg tốt nhất

Cần bảo quản thuốc Fexofenadine trong điều kiện môi trường thoáng mát, nhiệt độ trong khoảng 15 đến 25 độ C. Đồng thời tránh nơi nhiệt độ cao, ẩm thấp và ánh nắng.

Những sản phẩm thuốc hết hạn hay có biểu hiện hư hại, bạn tuyệt đối không được dùng. Bên cạnh đó, hãy tham khảo ý kiến từ chuyên gia y tế về việc tiêu hủy thuốc đúng cách.

MỘT VÀI ĐIỀU ĐẶC BIỆT LƯU Ý KHI DÙNG THUỐC FEXOFENADINE

1. Các khuyến cáo trước khi dùng thuốc Fexofenadine

- Với bệnh nhân đang gặp vấn đề ở gan hoặc thận, thì nên báo với bác sĩ. Vì việc dùng thuốc Fexofenadine có thể dẫn đến những tổn hại cho 2 cơ quan này.

- Mặc dù thuốc không gây tổn thương đến hệ thần kinh trung ương. Do đó, các hoạt động vận hành máy móc, lái xe có thể đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, việc phản ứng thuốc với cơ địa mỗi người là khác nhau, bệnh nhân nên thận trọng, tránh chủ quan và đề phòng các tình huống xấu có thể xảy đến.

- Hiện tại, chưa có tài liệu nói về tác dụng phụ của Fexofenadine đối với phụ nữ trong thai kỳ hoặc cho con bú. Nhưng bạn hãy trao đổi cùng bác sĩ để được chỉ định sử dụng thuốc. Vì chưa ai có thể khẳng định Fexofenadine 180mg an toàn cho nhóm đối tượng này.

2. Fexofenadine xảy ra tác dụng phụ không?

Tất nhiên, cũng giống như những loại thuốc Tây khác, Fexofenadine có khả năng dẫn đến tác dụng phụ thường gặp và phản ứng dị ứng. Cụ thể:

Tác dụng phụ thường gặp:

- Buồn nôn

- Buồn ngủ

- Đau bụng

- Đau lưng

- Đau đầu

- Mệt mỏi

Các tác dụng phụ thông thường sẽ hết sau thời gian ngắn. Thế nhưng nếu thấy chúng kéo dài hoặc có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, bệnh nhân nên báo ngay cho bác sĩ.

Phản ứng dị ứng thuốc:

- Sưng mặt

- Phát ban

- Sưng cổ họng

- Sưng môi và lưỡi

Đây là những phản ứng có khả năng dẫn đến nguy hiểm, bệnh nhân cần dừng uống thuốc và tới bệnh viện để kiểm tra khi có các phản ứng dị ứng này.

3. Tương tác của Fexofenadine với thuốc khác

Nếu được dùng đồng thời với thuốc khác, Fexofenadine có thể phản ứng tương tác. Việc này khiến hoạt động của thuốc thay đổi, mất tác dụng điều trị, thậm chí gây ra nguy hiểm. Vì vậy, bạn hãy trình bày với bác sĩ những loại thuốc mình đang sử dụng,… để tránh tương tác đáng tiếc xảy ra.

Nếu trường hợp nhận thấy có thể xảy ra tương tác, bệnh nhân sẽ được:

- Chỉ định thay đổi liều lượng, tần suất sử dụng.

- Có thể ngưng dùng 1 trong 2 loại thuốc.

- Tìm phương án thay thế cho việc điều trị dị ứng.

Sau đây là những loại thuốc không được khuyến cáo dùng chung với Fexofenadine để tránh tương tác xảy ra: Erythromycin, Lomitapide, Ketoconazole, Magaldrate, Nilotinib và Magnesium trisilicate.

Bên cạnh đó, bạn cũng không nên dùng đồng thời với thuốc kháng axit chứa nhôm, magie trong khoảng 2 giờ sau khi uống Fexofenadine. Bởi vì thuốc kháng axit có thể khiến khả năng hấp thu thuốc Fexofenadine của cơ thể giảm đi.

Tương tác của Fexofenadine với thuốc khác

Tương tác của Fexofenadine với thuốc khác

4. Phải làm gì khi uống Fexofenadine thiếu hoặc quá liều?

 Xử lý khi dùng thiếu liều

Cách tốt nhất là dùng ngay khi nhớ ra. Nếu sắp đến liều tiếp theo thì bỏ qua luôn, tránh dùng gấp đôi để bù liều.

 Xử lý khi dùng quá liều

Cần ngưng sử dụng thuốc và đến bệnh viện gần nhất hoặc gọi ngay cho bác sĩ. Bởi việc dùng Fexofenadine quá liều có thể dẫn đến nhiều biểu hiện nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng bệnh nhân.

5. Trường hợp cần ngưng dùng thuốc

Thuốc Fexofenadine là loại thuốc kê toa, bệnh nhân chỉ được dùng trong một khoảng thời gian nhất định. Khi hết thời hạn khuyến cáo, bạn phải ngưng dùng thuốc.

Ngoài ra, đối với một số trường hợp không mong muốn do xuất hiện những triệu chứng: ớn lạnh, sốt, đau nhức cơ thể, cúm,… thì cũng nên dừng uống thuốc.

Các phản ứng phụ có thể biểu hiện khác nhau tùy vào từng cơ địa, bệnh nhân có thể gặp những tình trạng bất thường không được đề cập ở đây. Vì vậy, cần phải chủ động điều trị ngay khi cảm thấy cần thiết để tránh sự cố đáng tiếc xảy đến.

>>> CHUYÊN GIA KHUYẾN CÁO ĐẾN BỆNH NHÂN

Theo nhận định từ các chuyên gia hàng đầu tại Phòng khám Đa khoa Hoàn Cầu, thuốc Fexofenadine có thể dẫn đến các phản ứng nguy hiểm nghiêm trọng tới sức khỏe. Do đó, bạn cần đến cơ sở y tế uy tín để thăm khám, chẩn đoán chính xác bệnh lý và nhận đơn thuốc từ các y bác sĩ.

Đồng thời, chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên môn, tránh lạm dụng hoặc tự ý sử dụng bừa bãi. Đối với thuốc Fexofenadine, bệnh nhân nên mua tại các nhà thuốc được Bộ Y tế cấp phép mới có thể yên tâm về chất lượng.

Trên đây là những thông tin cần thiết nhất về thuốc Fexofenadine, hy vọng đã mang đến cho bạn đọc những kiến thức cần thiết nhất


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com