Sài Gòn cổ xưa được thành lập từ năm 1623, nhưng tới năm 1698, Chúa Nguyễn mới cử Thống soái Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lược đất phương Nam, khai sinh ra thành phố Sài Gòn.
Năm 1911, Sài Gòn là nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại ra đi tìm đường cứu nước. Khi đất nước thống nhất, Quốc Hội khoá VI họp ngày 2.7.1976 đã chính thức đổi tên Sài Gòn là thành phố Hồ Chí Minh.
Chợ Bến Thành
Đã có từ xưa, trước khi thực dân Pháp xâm chiếm, vị trí của chợ ở cạnh bờ sông Bến Nghé, gần thành Gia Định. Gần chợ có bến cho hành khách vãng lai và quân nhân vào thành. Vì vậy gọi là chợ Bến Thành. Thuở ấy, Sài Gòn chỉ có một trăm ngàn dân, và Vương cung thánh đường
Còn gọi là Nhà thờ Đức Bà, một công trình kiến trúc lớn ở Quảng trường Công xã Pari, trung tâm thành phố, với hai tháp chuông cao 40m. Ngày 7-10-1877, một cha cố người Pháp tên là Colombert đã đặt viên đá đầu tiên và đến ngày 11-4-1880thì làm lễ khánh thành. Ngày 7 và 8 tháng 12 năm 1959, theo sự chấp thuận của Tòa thánh Vaticăng, nhà thờ đã làm lễ xức dầu " đặt tên là Vương cung thánh đường (Basilique).
Được xây dựng trên một dòng sông sình lầy 8.000 m2, phải chuyển đất từ xa lộ (nay là đường Hà Nội) về để làm nền. Công trình được khởi công từ tháng 4-1964 và hoàn thành cơ bản vào năm 1973.
Chùa kiến trúc theo kiểu cổ kính Á Đông. Phần ngoài là diện thờ Phật, có hậu cung và tiền đường, chính giữa thờ tượng Phật Thích Ca và hai đệ tử của ngài là văn Thù Bồ Tát, Phổ Hiền Bồ Tát. Trang trí có hoàng phi câu đối cửa võng và các bàn thờ. Hai bên bàn thờ có tranh thờ Thập Bát La Hán. Ngoài sân thượng chùa, phía bên trái có ngọn tháp bảy tầng, thờ Đức Quan Thế Âm, và trong các tầng của ngôi tháp để đồ trang trí các tranh ảnh và di tích phật giáo.
Còn được gọi là tượng Phật Cô đơn, ở cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh khoảng 30 km về phía Tây Nam, hướng Ðức Hòa, cách tỉnh lộ số 10 khoảng 1 km.
Ðây là một vùng đất thuộc xã Lê Minh Xuân, diện tích trên 1000m2. Chung quanh có rừng bạch đàn bao bọc, có những con kinh dẫn nước từ sông Vàm Cỏ Tây chảy qua, cảnh quan yên tĩnh, mát mẻ, phù hợp với phong cảnh thiền môn.
Còn gọi là "Lăng ông Bà Chiểu",một di tích lịch sử - văn hóa đã được nhà nước công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia.
Ðây không chỉ là nơi thờ cúng một nhân vật lịch sử cách nay hơn thế kỷ mà còn là công trình kiến trúc có giá trị văn hóa, nghệ thuật đặc sắc mang đậm nét văn hóa truyền thống Việt Nam nói chung và vùng đất Nam bộ nói riêng.
Gọi là làng nhưng nó nằm ở ngay Quận 2. Những ngôi nhà trong làng không mang dấu ấn quần cư mà là những bảo tàng thu nhỏ theo các phong cách nghệ thuật và kiến trúc riêng. Cư dân của làng không phải là nông dân mà là những họa sĩ, điêu khắc gia...
Với vị trí địa lý thuận lợi, Sài Gòn – nơi một thời được mệnh danh là "Hòn ngọc Viễn Đông" đã là trung tâm thương mại và là nơi hội tụ của nhiều dân tộc anh em, mỗi dân tộc có tín ngưỡng, sắc thái văn hoá riêng góp phần tạo nên một nền văn hoá đa dạng.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh có rất nhiều công trình kiến trúc cổ, nhiều di tích và hệ thống bảo tàng phong phú.
chợ Bến Thành là nơi đông đúc nhất.
Chùa Vĩnh Nghiêm
Bát Bửu Phật đài
Lăng tả quân Lê văn Duyệt
Làng nghệ sĩ
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com