Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Nông Trại Nấm's Blog

Hướng dẫn trồng phôi nấm bào ngư dễ dàng

Nấm bào ngư là gì ?

Nấm bào ngư (Pleurotus abalonus) thuộc chi Basidiomycetes subphylum, chi Pleurotaceae, phân bố ban đầu ở Đài LoanPhúc Kiến và các tỉnh khác của Trung Quốc. Quả thể có vị bùi, nhiều đạm, giàu vitamin và khoáng chất. Nó cũng là một loại thực phẩm lý tưởng cho cả thực phẩm và thuốc.

Sự phát triển của nấm bào ngư ban đầu không cần không khí cao nhưng sự phân hóa và sinh trưởng của nấm phải cần có đủ oxy, thông gió kém sẽ dẫn đến đầu nấm nhỏ và cuống nấm dài ra.

Nấm bào ngư là loại nấm giàu dinh dưỡng và dược tính nên được gây trồng trên rơm rạ, bã mía, mùn cưa… Loại nấm này có công dụng giải độc và bảo vệ các tế bào gan, có thể kháng ung thư và kháng virus, giảm nguy cơ các bệnh về tim mạch…

Giá trị dinh dưỡng của nấm bào ngư

huong dan trong nam cuc de tai nha 03

Hôm nay Nông Trại Nấm sẽ hướng dẫn bạn trồng phôi nấm bào ngư một cách dễ dàng mà ai mới lần đầu cũng có thể trồng được.

Đặt vị trí phôi nấm

Phôi nấm phải đặt ở những nơi thoáng mát và một ít sáng, không nên đặt ở nơi có nhiều gió và nắng chiếu trực tiếp, vì có thể làm nấm bị khô.
Tưới nước bằng ca nước, bình phun sương, hoặc những thứ có thể tưới khác (không nên tưới quá nhiều nước)
Lưu ý: Không tưới nước vào trong ống bịch, vì như thế phôi nấm dễ bị úng và hư hại.


Cách giữ ấm trong môi trường chăm sóc nấm:


Tưới một ít nước dưới nền, xung quanh mặt tường, hoặc kệ để nấm.
Phủ khăn ướt lên lên các bịch phôi nấm, khăn lúc nào cũng phải ướt để cho phôi nấm được phát triển tốt nhất.

cac mau dat phoi nam pho bien

Đặc tính của nấm bào ngư là ưa ẩm.  Nấm bào ngư phát triển nhanh ở điều kiện độ ẩm từ 60 – 65%, độ ẩm không khí 80 – 85%. Do vậy, nơi trồng nấm phải được đặt ở địa điểm thoáng mát, che chắn kín gió và không có quá nhiều ánh sáng trực tiếp chiếu vào.

Nấm thường phát triển tốt nhất và cho ra sản lượng nhiều nhất là vào mùa mưa, bởi vì mùa này khí hậu mát mẻ ẩm ướt. Đây là một điều kiện tốt để cho nấm sinh trưởng và phát triển to lớn hơn bình thường.


Năng suất mỗi đợt thu hoạch:


Thu hoạch nấm cũng khá quan trọng vì bịch phôi sau khi ra đợt đầu sẽ cho ra đợt 2, 3 sau đó… cho đến khi nào bịch nấm nhẹ đi hoặc đen hết thì ta nên bỏ phôi đi. Nếu cách chúng ta không thu hoạch đúng cách thì bịch nấm có thể ko ra hoặc sẽ ra ít, năng suất nấm không cao.

Cách để cho nấm bào ngư xám ra năng suất cao nhiều đợt

Để kích thích nấm phát triển, bạn dùng dao hoặc kéo nhọn, rạch so le 6-8 vết trên thân túi phôi nấm. Mỗi vết rạch cách nhau 3-4cm. Không nên rạch sát đáy hoặc sát miệng túi phôi. Sau khi rạch từ 4-6 ngày, nấm sẽ bắt đầu mọc ra từ vết rạch.

Độ ẩm môi trường không khí nơi trồng nấm đạt 85-90%. Do vậy, mỗi ngày phải thường xuyên kiểm tra độ ẩm và tưới nước từ 4-6 lần nếu đó đang trong môi trường khô hạn, không ẩm ướt.

huong dan trong nam cuc de tai nha 02
Hướng dẫn trồng phôi nấm bào ngư dễ dàng

Tưới nước đúng cách

Mỗi ngày tưới phun sương từ 4-6 lần. Hoặc tưới nền mỗi ngày, tránh tưới trực tiếp vào cá thể nấm vì thân nấm mềm và rất dễ rụng nếu tiếp xúc với lực tác động mạnh. Khi nhiệt độ ngoài trời cao, có thể tăng số lần nước tưới.


Giải pháp và thu hoạch từng đợt:


Mỗi đợt nấm ra được hơn 70g/bịch/1 đợt, nếu chăm sóc tốt và đúng cách thì phôi có thể ra hơn 6 đợt, vậy mỗi bịch nấm sẽ cho ra khoảng hơn 1kg nấm trong suốt vòng đời của bịch phôi.
Nấm có chất lượng ngon hay không phụ thuộc rất lớn vào độ ẩm, nhiệt độ. Tiếp theo đó ánh sáng nhẹ sẽ có tác dụng làm tai nấm đẫm màu hơn, nấm sẽ có nhiều dinh dưỡng hơn.
 Lưu ý: Nên tưới nước 1 ngày 3-4 lần (tưới vừa phải trên mặt bịch), ngày nào mưa thì không cần tưới hoặc tưới 1 lần.


Hướng dẫn thu hoạch đúng thời điểm:


Khi nấm đã ra cây, tai nấm to và hơi cong lên là chúng ta có thể thu hoạch, đừng để tai nấm rũ xuống là nấm đã già và ăn không ngon, ít dinh dưỡng.

Khi nấm đã ra cây, tai nấm to và hơi cong lên là chúng ta có thể thu hoạch, đừng để tai nấm rũ xuống là nấm đã già và ăn không ngon, ít dinh dưỡng.
Hướng dẫn trồng phôi nấm bào ngư dễ dàng

Chúng ta dùng tay nhẹ nhàng cầm lấy cây nấm, mặt khác giữ cổ bịch phôi, dùng tay bẻ lên bẻ xuống, lắc nhẹ đều để rút cây nấm bao gồm gốc nấm ra ngoài.
Trường hợp mình lỡ làm gãy cây nấm và gốc nấm còn nấm trong miệng bịch thì phải dùng muỗng nhỏ để cạy hết phần gốc nấm ra ngoài.


Hậu thu hoạch và điều dưỡng cho phôi nấm:


Sau khi thu hoạch xong thì chúng ta vệ sinh cổ nấm bằng cách lấy muỗng nhỏ cạo sạch cổ nấm, sau đó lấy nắp hoặc 1 dùng bịch nilong cột ống bịch lại, tưới nước, phủ khăn ẩm lên bịch phôi, sau khoảng 5 ngày thì bỏ nắp ra.
Chúng ta kiểm tra tơ nấm coi tơ đã phủ trắng đầu bịch chưa, nếu đã phủ trắng rồi thì khoảng 3 ngày sau sẽ cho ra đợt nấm kế tiếp. Chu kỳ cứ như vậy cho đến khi trọng lượng bịch phôi nhẹ đi hoặc bị đen hết thì kết thúc vòng đời.

 

Nếu quý khách đang quan tâm và tìm kiếm nơi mua phôi nấm bào ngư hoặc nấm bào ngư tươi uy tín thì có thể tham khảo qua cửa hàng Nông Trại Nấm Sạch:

Chúc quý khách có những phút giây chăm sóc hiệu quả và dùng nấm thật ngon miệng.
Mọi thắc mắc xin liên hệ qua inbox fanpage hoặc gọi 091.556.78.41 để được tư vấn hỗ trợ.


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com