Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

(¯`·.º-:¦:-♥ Yêu Em Mãi Mãi BlogS♥-:¦:-º.·´¯)

Thế hệ ảo

Thế hệ ảo

 

Xem hình đúng cỡ
Ngày nay trên thế giới đã xuất hiện cụm từ "thế hệ ảo" để chỉ những trẻ sinh sau năm 1992 với đặc điểm là không thể sống thiếu Internet, máy tính hay điện thoại di động. Năm nay, khi "đời" đầu tiên của "thế hệ ảo" tròn 15 tuổi, nhiều nghiên cứu đầy thú vị được công bố.

Trẻ em sinh sau 1992 đang được xếp vào "thế hệ ảo"

Theo quan điểm của những giáo viên đang dạy "thế hệ ảo", thế hệ này đã, đang và sẽ khắc đậm dấu ấn của mình vào nền văn minh nhân loại, đậm hơn nhiều so với các thế hệ đi trước vài năm. "Thế hệ ảo" là dân bản xứ của một vương quốc hoàn toàn khác thế giới thật, một vương quốc mà tất cả những người sinh trước năm 1992, dù có là chuyên gia công nghệ thông tin cũng chỉ mãi mãi là một người nhập cư.

Họ chỉ mãi là dân nhập cư bởi vì không bao giờ có thể quên được cuộc sống ở đời thật hay dễ dàng bày tỏ cảm xúc bằng những biểu tượng mặt cười, mặt khóc...

Cách đây một thập kỷ, với kỹ năng tin học như thế này, "thế hệ ảo" được xem là chuyên gia máy tính, nhưng ngày nay "thế hệ ảo" chỉ xem Internet như quê hương chứ không phải nơi kiếm sống. Thậm chí 40% trong số 18.000 trẻ vị thành niên có sử dụng Internet tham gia cuộc khảo sát do MTV và MSN thực hiện không nhận thức được rằng việc nói chuyện qua mạng có được là nhờ công nghệ cao.

17%

Một báo cáo của Flinders University cho biết hầu hết học sinh tại Úc ngày nay đều online ít nhất 2-3 tiếng mỗi ngày. Một nghiên cứu khác từ Anh cho thấy con số này là gấp đôi. Nhưng điều đáng lo ngại nhất là chỉ có 17% phụ huynh có con trong độ tuổi từ 13-17 quan tâm đến những gì con cái mình xem hay sống trên mạng.
Kết quả cuộc khảo sát cũng cho thấy việc kiểm tra tin nhắn trong điện thoại di động là công việc đầu tiên và cuối cùng trong ngày của một số lượng tương đương. Hai phần ba cho biết việc đầu tiên khi lên mạng là vào một trình chat và kiểm tra xem những ai đang online, thậm chí ngay cả khi không có nhu cầu trao đổi thông tin hoặc tán gẫu. Mục đích của việc xem có ai đang online nhằm tạo cảm giác yên tâm rằng xung quanh đang có rất nhiều người.

Với một con chuột, một bàn phím, một màn hình và một cái di động, "thế hệ ảo" dễ dàng chuyển mình giữa những không gian khác nhau. Chỉ cần vài cái nhắn tin có thể lập được một bữa tiệc; vài lời chào hỏi trên xe buýt có thể được tiếp tục bằng phần tán tỉnh qua chat và một vài bước nhảy rộn ràng trên Youtube có thể giúp một cá nhân trở thành huyền thoại.

Một điều thú vị là sống ở vương quốc khác nhưng những sở thích thuộc về giới của "thế hệ ảo" vẫn giống như trong cuộc sống thật. Nếu như con trai chúi mũi vào các trò chơi online trong đó chúng xây dựng quân đội, chiến đấu, chiếm đoạt và thống trị thì con gái thường chăm sóc, trang trí cho những trang web cá nhân của mình. Và cả hai đều sử dụng phương tiện chat để tìm đến nhau, tán tỉnh và tỏ tình…

Dù sống trong thế giới đầy phương tiện hiện đại, không thể sống thiếu công nghệ cao và dường như không quan tâm đến vấn đề lịch sử, nhưng "thế hệ ảo" lại bị gọi là "một bộ tộc hoài cổ đến kỳ lạ” vì luôn xem lại hình ảnh quá khứ khi mà những điều này vẫn chưa bị lãng quên. Hầu hết "thế hệ ảo" đều dùng một phần đáng kể trong ổ cứng để lưu lại những hình ảnh của mình cùng bạn bè và thường lấy ra xem mỗi khi buồn.

Giáo sư Michael Rich, giám đốc Trung tâm sức khỏe trẻ em và truyền thông của Trường Y Harvard, cho biết: "Những thiếu niên, con trai, con gái quí vị thay đổi tính cách như thay áo. Tuần này chúng là một người lính, tuần sau là một chuyên viên tin học và tuần sau lại biến thành một người tình latin. Chúng thử mọi thứ và xây dựng hình ảnh bản thân từ những mảnh ghép rời rạc - đó là cách chúng tự tạo ra một cá nhân duy nhất.

Chúng ta có thể thấy điều này nhan nhản trên blog, Youtube, MySpace hay Second Life. Đây là một điều hoàn toàn mới mẻ và chúng tôi đang chứng kiến một thí nghiệm không thể kiểm soát".

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com