Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

(¯`·.º-:¦:-♥ Yêu Em Mãi Mãi BlogS♥-:¦:-º.·´¯)

Giới trẻ Việt Nam một cái nhìn từ bên ngoài!

Giới trẻ Việt Nam một cái nhìn từ bên ngoài!

 

Xem hình đúng cỡ
Tiến sỹ Marie Eve Hoffel Gachelin (bên phải) - Bác sỹ tâm thần, Chủ tịch Hội sức khỏe tâm thần N-T- là người đã thực hiện một công trình nghiên cứu đồ sộ về tâm lý giới trẻ Việt Nam được đăng trên http://www.clinique-transculturelle.org.

 Tiến sỹ tâm lý học Lương Cần Liêm là bác sỹ sức khỏe tâm thần, chủ tịch Hội khoa học tâm lý và tâm thần Pháp- Việt, là tác giả của 5 cuốn sách về tâm lý được coi là Best-seller tại Pháp. Tiến sỹ Marie Eve Hoffel Gachelin và Tiến sỹ Lương Cần Liêm đều đang sống và làm việc tại Pháp. Nhân dịp về Việt Nam dự hội thảo, hai tiến sỹ đã có cuộc trao đổi với PV SVVN về những vấn đề mới của giới trẻ Việt Nam dưới góc nhìn tâm lý.

Thưa bà, thưa ông, dưới góc độ tâm lý và tâm thần, đâu là những vấn đề mới của giới trẻ Việt Nam hiện nay?

Tiến sỹ Lương Cần Liêm : Đó là quan niệm về Chủ nghĩa cá nhân và Chủ nghĩa tập thể trong giới trẻ đã thay đổi. Theo truyền thống của Việt Nam, mỗi cá nhân phải nằm trong tập thể, nhưng hiện nay giới trẻ muốn được đặt bên cạnh cộng đồng, chứ không phải trong cộng đồng nữa.

Trong tâm lý truyền thống, người Việt Nam luôn đặt vị trí mình vào vị trí của người khác, trong khi hiện nay giới trẻ lại muốn đặt mình vào đúng vị trí của mình.

Tiến sỹ Marie Eve Hoffel Gachelin: Theo tôi thì một số hiện tượng mới xuất hiện trong giới trẻ Việt Nam hiện nay là các hiện tượng chán ăn, ăn nhiều (dẫn đến béo phì), nghiện hút, tự tử tập thể, đồng tính...

Người ta hay nói về nỗi khổ của trẻ khi bố mẹ quá nghiêm khắc, nhưng trong quá trình điều tra tôi nhận thấy rằng bản chất họ không hề muốn nghiêm khắc với con cái, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

Trong một số trường hợp mà tôi có dịp khảo sát, sự đau khổ mà bố mẹ phải gánh chịu còn lớn hơn sự đau khổ của con cái.

Một trong những xu hướng mới nhất của thanh niên Việt Nam hiện nay là viết Blog, quý vị giải thích điều này như thế nào dưới góc độ tâm lý và tâm thần học?

Tiến sỹ Lương Cần Liêm: Vần đề ở đây là không gian cho giới trẻ Việt Nam sáng tạo, mơ màng (espace imaginaire) là rất thiếu. Khi đó thanh niên sẽ tìm đến thế giới ảo để thoả mãn sự sáng tạo của mình.



Theo tôi thì hiện nay blog là không gian tưởng tượng duy nhất cho phép giới trẻ thoải mái nói về cái tôi của mình. Còn một lý do nữa là Blog tạo ra một không gian không giới hạn, trong khi từ trước đến nay giới trẻ Việt Nam thường sống trong giới hạn là bố mẹ hay những người lớn tuổi trong gia đình.

Tiến sỹ Marie Eve Hoffel Gachelin: Tôi hoàn toàn đồng ý với ý kiến của TS Liêm. Tôi xin chia sẻ một số kinh nghiệm của Pháp. Ở Pháp có rất nhiều các lớp diễn kịch, các lớp nhạc, hoạ... để học sinh sinh viên tham gia, để các em thỏa sức sáng tạo.

Nếu các bạn đến Pháp vào mùa hè thì dù ở nông thôn hay thành thị thì đều có vô số các cuộc thi về nghệ thuật dành cho giới trẻ. Với giới trẻ Pháp thì các hoạt động sáng tạo cũng quan trọng không kém điểm số học tập.

Khi mà các hoạt động học tập và vui chơi sáng tạo (tôi gọi đó là những “không gian mơ ước”) của thanh niên được đáp ứng đầy đủ thì sẽ không có các vấn đề về tâm lý và tất nhiên họ cũng không đổ xô vào Internet (Blog hay Games) nữa. Ai cũng cần mơ ước, tuổi trẻ thì lại càng cần hơn (cười).

Giới trẻ Pháp có thích viết Blog không?

Tiến sỹ Lương Cần Liêm: Trước đây cũng có, nhưng hiện tại thì không mấy người thích nữa vì sau khi trải qua cơn sốt, mọi người mới nhận ra rằng cái thế giới mà họ đầu tư biết bao công sức và thời gian chỉ là thế giới ảo, không có thực. Ở đó làm gì có giao tiếp trực tiếp như tôi với anh?

Ông, bà giải thích thế nào về hiện tượng nhiều bạn trẻ đang tung lên Blog rất nhiều ảnh mát mẻ của chính mình?

Tiến sỹ Lương Cần Liêm: Nhu cầu thể hiện là nhu cầu ai cũng có và có từ rất lâu rồi. Về vấn đề này tôi chỉ xin nói về chuẩn mực với cái đẹp trong xã hội Việt Nam đã thay đổi. Trong những lần về Việt Nam tôi có xem qua báo chí thì thấy hình ảnh cũng đã thoáng hơn.

Tôi có cảm giác trong con mắt của giới trẻ hiện nay, vẻ đẹp chính là “bộc lộ nhất có thể”. Vẻ đẹp hiện nay là vẻ đẹp của xã hội tiêu dùng, vẻ đẹp do kinh tế chi phối. Mỗi lần về Việt Nam tôi nhận thấy các cuộc thi người đẹp hay hoa hậu lại nhiều lên.

Với vấn đề khó nói hơn một chút là giáo dục giới tính, ông, bà có thể chia sẻ một số kinh nghiệm đã áp dụng thành công tại Pháp?

Tiến sỹ Lương Cần Liêm: Ngày xưa người ta quan niệm giới tính là Kín và Cấm. Hiện nay là Kín nhưng Không bắt buộc. Tôi thích chữ “giáo dục tình cảm” (éducation sentimentale) hơn là giáo dục giới tính (éducation sexuelle).

Ở Pháp và cả châu âu thì họ lại không thích từ này vì nó gò bó, cấm cái nọ, cấm cái kia. Thế thì họ mới dùng giáo dục giới tính để thay giáo dục tình cảm. Theo tôi thì tuyệt nhất là hãy để cho giới tính nó nằm trong phạm trù tình cảm. Và như thế thì hay nhất là giới tính phải được giáo dục trong gia đình.

Bố mẹ nên dạy con cái cách làm chủ tình cảm của mình, con người của mình, chứ không nên cấm đoán. Nhưng trên thực tế thì những chuyện tế nhị như thế thì lại khó nói trong gia đình, nên thử đem vào nhà trường. Và khi đã đem vào nhà trường thì nó được giải thích khoa học hơn, nhưng lại máy móc, nên nó lại mất đi ý nghĩa về tình cảm, mất đi sự lý thú.



Tiến sỹ Marie Eve Hoffel Gachelin: Tôi thì lại nghĩ đơn giản thế này thôi, đã đến lúc các bậc phụ huynh cũng phải được giáo dục giới tính.(cười)

Xin cám ơn!

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com