Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

(¯`·.º-:¦:-♥ Yêu Em Mãi Mãi BlogS♥-:¦:-º.·´¯)

5 "quy tắc vàng" khi "8" qua điện thoại

5 "quy tắc vàng" khi "8" qua điện thoại

 

Xem hình đúng cỡ
Ngày nay, việc liên lạc qua điện thoại rất phổ biến. Và...nói chuyện qua điện thoại cũng cần một nghệ thuật đấy nhé!

Sau đây là 5 "quy tắc vàng" mà teen nên lưu ý để không phải mất điểm trong mắt bạn bè, "người ấy" và đặc biệt là phụ huynh của họ.

1. Chớ hỏi "ai vậy?" nếu bạn là người gọi điện

Sau đây là một tình huống có thật

Reng....

A: Alo...

B: Ai vậy?

A: Ủa ai thế???????????

B: Cho hỏi ai vậy?

A: Trời! Gọi điện cho người ta mà hỏi "ai vậy" là thế nào?

B: [cúp máy cái "rụp"]!

Thật buồn cười khi gọi cho ai đó mà bạn lại hỏi "ai ở đầu dây vậy?". Đây là trường hợp khá phổ biến đối với teen đấy nhé! Bạn không biết đầu dây bên kia là ai thì làm sao họ biết bạn? Nếu bạn muốn biết đó có phải là người bạn cần tìm hay không, thì bạn cứ tự xưng tên của mình và nói: "Có phải X không? Nếu không phải thì cho gặp X đi ạ!" Sẽ không ai phiền hoặc khó chịu đâu bạn.

2. Bạn là người nghe điện thoại. Vì vậy, đừng sợ tốn tiền!

Sau đây là một tình huống có thật

Reng...

X: Alo...

Y: X hả, Y đây!

X: Uhm

Sau một hồi nói chuyện...

X: Er, thôi nha Y [cúp máy]

Y: ??????

Bạn là người nghe điện thoại, thế tại sao bạn lại chủ động cúp máy trước? Lỡ người gọi còn rất nhiều chuyện cần trao đổi với bạn thì sao? Họ chủ động gọi, thế nên họ sẽ phải chủ động cúp máy. Đó là quy tắc. Nếu bạn thấy họ toàn nói những chuyện không đâu vào đâu, mất thời gian thì bạn chỉ cần nhắc khéo: "gần tới giờ chiếu phim rồi đấy!" hoặc "Ôi, nước dưới nhà bếp mình sôi rồi!", họ sẽ hiểu và tự kết thúc cuộc hội thoại. Bạn không mất một xu nào khi nghe điện thoại, vì vậy hãy cố gắng "luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu", bạn nhé!

3. Chờ người gọi cúp máy trước nếu bạn là người nghe

Điều này cũng thể hiện sự tinh tế đấy bạn! Việc cúp máy sau cùng thể hiện bạn là người lịch sự và quan tâm đến người khác. Bạn có cảm giác hụt hẫng khi nghe tiếng cúp máy lạnh lùng và một hồi "bíp" dài không? Người khác cũng như bạn đấy! Vì vậy, nếu bạn là người gọi thì hãy chủ động cúp máy trước, còn nếu bạn là người nghe thì hãy "chịu khó" nhường người gọi cúp máy trước nhé!

4. Không nên để thời gian chết quá nhiều

Trước khi gọi điện thoại cho một ai đó, bạn hãy liệt kê những việc cần trao đổi ra giấy. Điều này thể hiện bạn là một người làm việc có khoa học. Sẽ chẳng đâu vào đâu nếu bạn cứ để thời gian chết quá nhiều làm cả 2 lúng túng. Liệt kê ra giấy cũng là một cách hạn chế tối đa việc thiếu trước quên sau, đồng thời cũng tránh tình trạng cả 2 nói những chuyện trên trời dưới đất để lấp khoảng thời gian trống!

5. Đừng cúp máy (vì sợ) khi gặp phụ huynh

Sau đây là một tình huống có thật

Reng...

Giọng phụ huynh: Alo...

[im lặng]

Giọng phụ huynh: Alo...

[cúp máy]

Ắt hẳn phụ huynh cũng dễ dàng nhận ra đầu dây bên kia là một teen chứ không ai khác. Nếu bạn gặp phụ huynh thì thay vì cúp máy, bạn hãy lễ phép nói: "Thưa bác, A có nhà không ạ?". Dù đang bực bội hay phiền lòng thì không phụ huynh nào lại mắng xối xả vào một teen lễ phép như vậy cả. Hoặc nếu bạn muốn "rút" thì cũng nên "rút" cho lịch sự bằng cách giả vờ gọi lộn số, chẳng hạn như: "Dạ đây có phải là tiệm tạp hóa Z không ạ?". Có như vậy thì phụ huynh mới có những suy nghĩ tốt về bạn chứ!

Đôi khi, chúng ta thường có một vài sơ suất nhỏ khi nói chuyện qua điện thoại, nhưng chịu khó để ý, bạn sẽ thấy những sơ suất ấy sẽ được sửa chữa dễ dàng. Bạn hãy thử áp dụng các quy tắc trên thử xem!


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com