Về Tru Tiên và Tiên hiệp
Ta đã đọc 1 lượt bình phán của các vị về Tru Tiên, về nội dung, về bản dịch,... mỗi người vài ý, khen có, chê có,...
Ta có mấy ý thế này:
-Dù có thế nào thì ko thể phủ nhận Tru Tiên là một tác phẩm Tiên hiệp kinh điển, 1 trong nx tác phẩm thành công khai dòng Tiên hiệp. Riêng ta đến với Tiên hiệp là từ Tru Tiên, ko nhớ chính xác là năm nào, có lẽ cách đây khoảng 7-8 năm. Khi đó ta để ý Tiên hiệp, đầu tiên vào VN Thư quán, rồi vào 1 loạt mạng khác đều thấy xếp Tru Tiên số 1 về lượng người đọc, thế là nhảy vào cày.
-Đặc điểm của Tiên hiệp: là “hậu bối” của các dòng cổ điển là thần tiên (đại biểu là Phong Thần) và kiếm hiệp (với đại biểu là các tác phẩm của Kim Dung, Cổ Long). Truyện Thần tiên là về tranh đấu giữa các bậc thần tiên, các lực lượng tự nhiên. Kiếm hiệp đề cao hành hiệp trượng nghĩa, chủ nghĩa anh hùng cá nhân ở xã hội loài người. Còn Tiên hiệp là về tu tiên giới, về các tu luyện giả với mục đích tối cao là truy cầu trường sinh. Có thể đơn giản hình dung Kiếm hiệp là pk ở mặt đất, Thần tiên là pk ở trên trời, thì Tiên hiệp là pk từ mặt đất lên đến trời. Tất nhiên là dù thuộc thể tài nào, mỗi tác giả đều lồng nhân sinh quan của bản thân vào tác phẩm. Mà nhân sinh quan của con người có tính lịch sử, thời đại nào thì nhân sinh quan ấy. VD Phong Thần ra đời trong thời phong kiến Trung Hoa cổ, pk giữa các lực lượng thần tiên nhưng vẫn bảo vệ trật tự phong kiến đẳng cấp vua-tôi. Kiếm hiệp Kim Dung, Cổ Long cực thịnh trong nx năm 1960-70, là thời các nước TBCN phương Tây phát triển mạnh về nền tảng vật chất, đề cao tự do cá nhân, nhưng nx giá trị tinh thần chưa ổn định, bị khủng hoảng, vì thế các tác phẩm mới có thiên hướng xây dựng nx nhân vật theo chủ nghĩa anh hùng cá nhân hành hiệp trượng nghĩa cứu đời. Đến Tiên hiệp là sản phẩm của thời đại in-tơ-nét, của game 3D, mỗi cá nhân với cả thế giới ảo vô cùng vô tận, cái tôi cá nhân càng đc đẩy lên cao gần như ko giới hạn.
-Tiên hiệp bản thân ta đọc ko nhiều, sau Tru Tiên là Tinh Thần Biến, và bộ thứ 3 là PNTT. Một thực tế là Tiên hiệp quả là dòng khá “nguy hiểm” với não, vì đặc điểm của nó là ko gian và thời gian đều siêu tự nhiên, khi đọc cần phải huy động đại lượng trí tưởng tượng, vì thế với nx người đang bận đi học hoặc đi làm mà nghiện Tiên hiệp thì quả là khá mệt mỏi, đọc lướt thì ko nắm đc mạch truyện, đọc kỹ thì rất tốn nơ-ron thần kinh.
-Nếu đem so “lão tổ” Tru Tiên với với nx “hậu bối” hiện thời như PNTT thì thật khiên cưỡng. “Con hơn cha là nhà có phúc”. “Sơn ngoại hữu sơn”. “Trên sông trường giang sóng sau xô sóng trước”. Đó là tất nhiên. Ngay với Kiếm Thánh Kim Dung, khi ta nhảy vào thì nx bộ như AHXĐ–TĐĐH–YTĐLK, TLBB+LMTK, TNGH, LĐK… đều đã là đỉnh cao, sau đó ta xem lại nx bộ đầu tiên như Hiệp khách hành thấy như shit, sorry KD. Mỗi đời sáng tác của tác giả cũng như 1 đường núi, từ chân dốc lên đến đỉnh dốc, rồi xuống dốc, ko ai tránh khỏi quy luật đó, như đời người sinh-lão-bệnh-tử vậy.
-Riêng Tru Tiên, ta thấy tả nx tràng cảnh, kể cả pk hay tình cảm thủ pháp của Tiêu Đỉnh khá đỉnh. Chỉ có về cốt truyện thì phần kết quả thật là khiến độc giả hụt hẫng.
-Còn về các dịch giả: như người đầu bếp gia công thực phẩm có nguyên liệu là ngoại ngữ cho chúng ta ăn vậy. Nếu ko có dịch giả thì thực phẩm tươi sống, chỉ rất ít món có thể ăn sống đc, còn đa phần ko thể nuốt nổi, cố nuốt vào thì ko thể tiêu hóa đc, lập tức “cho chó ăn chè” ngay. Vì vậy cứ có cái để đọc là chúng ta phải cảm ơn dịch giả. Về chất lượng dịch, yêu cầu cơ bản đầu tiên theo ta vẫn là làm sao phải hiểu được, hiểu đúng nghĩa, như chế biến món ăn từ sống đến chín để ăn đc. Còn về mùi vị, cùng một nguyên liệu thực phẩm, nhưng người miền nam thích cay, người miền bắc ưa nhạt, người miền trung muối mặn. Người đầu bếp nếu khéo sẽ biết lựa ý thực khách, như ta đã nói dòng võ hiệp tàu thì nx danh xưng và tên riêng người hoặc vật nên để nguyên phiên âm Hán-Việt, nhưng có chú thích, hoặc lập 1 danh mục từ khóa với nghĩa thuần Việt, thì tác phẩm sẽ trở thành “món ngon nhớ lâu”.
VnVista I-Shine
© http://vnvista.com