Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

quangthanhttxtdl's Blog

Đặc sản mang về


     Khô lươn:
Lươn làm sạch, mổ dọc theo đường bụng, bỏ ruột, rọc bỏ xương sống. ướp nước mắm, ớt đâm, đường, ít rượu ốp-sanh vào để cho thấm. Sau đó dùng khúc tre nhỏ ghim chặt hai đầu, mở banh con lươn ra. Dùng lạt tre xâu thành chuỗi đem phơi nắng thật khô. Khi khô lươn đỏ sẫm, thịt trong có thể nhìn xuyên qua được, khi ăn chiên hoặc nướng.

     Khô ướp: Cá lóc, trê làm sạch, cắt bỏ đầu, xẻ đôi, lọc bỏ xương. Xẻ xéo theo hai bên lường hai ba đường. Nước mắm ngon, ớt đâm nhuyễn hoặc tiêu đâm nhỏ, đường tẩm vào cá, để vài giờ rồi mang ra phơi nắng thật khô. Muốn đẹp có thể cho vào ít phẩm bột màu đỏ cá ướp. Cá trê có thể ướp bằng gia vị khác: muối, đường, gừng, ớt đâm nhuyễn.

Cá sặc bướm, sặc rằn (bổi), lóc làm sạch ngâm nước muối thật mặn 1 ngày vớt ra phơi nắng cho thật khô. Cá trê và rô đôi khi cũng được làm khô mặn nhưng 2 loại cá này thịt dày, ít ăn muối, phơi lâu khô, không để lâu được. Khô cá rô và trê mặn chỉ thường phơi “dốt dốt” (chưa thật khô hẳn) để ăn vài ngày thôi. Nếu muốn khô lạt thì thời gian ngâm nước muối ngắn.

Nước mắm phú quốc:

     Bằng cách tận dung nguồn tài nguyên đặc trưng nhưng không khan hiếm ở Phú Quốc, cộng với bàn tay khéo léo có kinh nghiệm lâu đời, người dân nơi đây đã cho ra đời một sản phẩm gia vị nổi tiếng không chỉ trong phạm vi toàn quốc mà cả những người ở châu Âu cũng biết đến sản phẩm này, đó là nước mắm Phú Quốc.

     Nước mắm Phú Quốc được làm bằng hương liệu duy nhất là cá cơm. Để đánh bắt cá này ngư dân đi trên những chiếc ghe có trọng tải 30-40 tấn dùng lưới lổ nhỏ (lưới trủ) để vây bắt, loài cá này khá phổ biến ở vùng Phú Quốc. Hiện nay Phú Quốc có hơn 100 cơ sở sản xuất nước mắm, ước tính sản lượng lên đến 10 triệu lít/năm.

     Nước mắm Phú Quốc nổi tiếng nhờ độ đạm cao (36 – 40 độ), mang hương vị đậm đà thơm long mùi cá cơm sọc tiêu đặc sản chỉ riêng Phú Quốc mới có. Chỉ với một ít tiền du khách có thể mang được hương vị Phú Quốc về cho người thân sử dụng trong thời gian khá dài, mà vừa kinh tế vừa có ý nghĩa. Tuy  nhiên để có được sản phẩm này người dân Phú Quốc mất khá nhiều công sức, đến thăm đảo du khách sẽ được tận mắt chứng kiến quy trình chế biến sản phẩm giàu giá trị này. Khi tìm hiểu kỹ quá trình chế biến, mới thấy hết cía quí giá, sự công phu để làm ra giọt nước mắm tinh khiết giữa biển khơi.

Hồ tiêu Phú Quốc:

Tiêu Phú Quốc nổi tiếng vì hạt mẩy, vỏ mỏng, ruột đặc, cay nồng thơm.

Cây tiêu được trồng trên vùng đất đỏ màu mở dưới chân núi hay trên triền suối. trồng tiêu tốn nhiều thời gian và công sức trải qua 3 năm mới thu hoạch. Do có thời tiết và đất đai thuận lợi cùng với kinh nghiệm lâu đời nên cây tiêu Phú Quốc phát triển xanh tươi trên một diện tích rộng lớn.

Để đạt được hạt tiêu thơm nồng, người dân phải trải qua bao công lao và chắt chiu kinh nghiệm. Nếu được chăm sóc chu đáo và đúng cách thì tiêu mới cho thu hoạch lâu (khoảng 20-40 năm).

Ngọc trai Phú Quốc:

Ngọc trai ở Phú Quốc là một tiềm năng lớn nhưng chưa được khai thác một cách hợp lý. Hiện nay, một số người Nhật, người Úc đến Phú Quốc thành lập công ty liên doanh Việt - Nhật và Việt - Úc để nuôi cấy trai. Tại Hòn Giỏi có hơn 100 hộ dân mò trai bán cho các công ty. Sau khi thu hoạch số lượng ngọc trai thất thoát 25-30%. Trung bình 100


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com