Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

LOVE and you will be LOVED.......

From: Chuột thí nghiệm - To: Bộ Giáo Dục

From: Chuột thí nghiệm


To: Bộ Giáo Dục

Lâu lắm không viết. Busy, lại lười, chứ cũng có nhiều chuyện để nói lắm. Hôm nay cũng không định viết gì đâu, nhưng tiện chúng nó tập quân sự, mình ngồi LG rỗi việc, viết cái phản hồi về vụ bỏ tuyển thẳng ĐH trong Vietnamnet. Nhưng mà người ta không cho đăng ngay, chắc là phải kiểm duyệt xem có dùng mỹ từ nhạy cảm gì không. Thôi thì post vào đây cho gọi là có new entry vậy.

Các chuyên viên, các lãnh đạo của Bộ Giáo Dục, có bao giờ tới đây để đọc những dòng này không?

Bác Nhân, bác đã trả lời dõng dạc trước đại biểu Quốc Hội, vạch ra những chiến dịch chống tiêu cực, những quyết định cách tân giáo dục nghe có vẻ rất đáng để làm, đã bao giờ, bác ngồi lại và nghĩ những điều này chưa, nhìn những điều này từ góc độ của những đứa học trò mà thân phận chúng nó ở cái thời giáo dục lắm thử nghiệm với đổi thay này, chẳng khác nào những con chuột thí nghiệm không biết sống chết ngày mai ra sao hay chưa?

Thực sự, chúng em đã nản lắm rồi. Hơn 10 năm đi học, mà đã phải chịu bao nhiêu thay đổi, bao nhiêu những kế hoạch cải cách, rồi phong trào A, chiến dịch B, dự án C. Bố mẹ không dạy được con đã đành, chị không dạy được em, hang xóm không hỏi được nhau, sách thì ôi thôi, mỗi năm mỗi khác. Em không hiểu, những người ngồi nghĩ ra từng ấy dự án có thấy mệt mỏi không, khi mà những đứa học sinh như bọn em, những người trực tiếp phải thực hiện và đem mình ra làm vật thí nghiệm cho những đổi thay ấy, nhiều khi, thấy mình kiệt sức và mất phương hướng. Mất luôn cả niềm tin vào cái con đường học ĐH đã được định sẵn, vào những kỳ thi lớn và tưởng như đáng ngưỡng mộ như kì thi quốc gia.

Nếu tận mắt đi và nhìn, nhìn những điều thực sự xảy ra mỗi lần bộ cải cách, hay đưa ra một quyết định mới, chứ không phải lập đoàn thanh tra đi để nhìn thấy những tiết học – có – vẻ - rất – chất – lượng được dàn dựng sẵn để đón Bộ, một cách làm đã thành điều tất nhiên, khi mà cái bệnh thành tích thâm căn cố đế cũng đã thành chuyện thường tình, thì Bộ chắc sẽ hiểu. Học tản mạn, học rải rác, học quờ quạng để đối phó với kỳ thi ĐH, học mà không biết bao nhiêu phần trăm những kiến thức đó, sau này sẽ thực sự sử dụng, Bộ cho rằng đó là điều nên làm sao? Giáo viên mệt mỏi, học sinh mệt mỏi, nhưng vấn phải gồng mình mà gánh.

Thế hình như vẫn là chưa đù. Để chuẩn bị cho một kì thi lớn như thi ĐH, bọn em đã phải có một định hướng từ sớm và một kế hoạch học tập dài cho suốt 3 năm, có khi là từ những năm cấp 2. Bộ bảo, đấy là bệnh thành tích, Vâng, thì bệnh thành tích, nhưng thử hỏi, không học như thế thì làm sao đáp ứng được những yêu cầu giàu về kiến thức mà nghèo về tính thực tiễn, mà bản thân nó đã mang mầm bệnh, do Bộ đưa ra? Rồi thì, đùng 1 cái, trong có mấy tháng, Bộ xoay ra đổi kiểu thi ĐH, mà không phải đổi lâu gì cho cam, mỗi năm đổi một lần, để cái lũ học trò học hành khổ sở lắm lắm rồi, nay lại té ngửa. Nếu Bộ biết rằng, có những đứa nghe cái tin ấy mà nản, mà nghĩ đến việc đi du học để trốn những chế độ với quy định loằng ngoẳng và thất thường của GD nước mình, Bộ sẽ nghĩ sao?


Lại nói đến chuyện thi quốc gia. Với những đứa có ít nhiều tư chất, thì đấy là một lối thoát, không dễ dàng gì nhưng, xét về một mặt nào đó, cũng đỡ khổ sở hơn cái con đường ôm đồm bình thường. Được học môn mình thích, học môn mình cần, được nỗ lực hết sức cho một mục tiêu đáng – để - nỗ - lực, được cạnh tranh, được chứng tỏ mình. Bộ bảo, đấy là học lệch. Nhưng mà, vào ĐH rồi có trường nào bắt người ta học đủ 12 môn cấp 3 không? Ra trường rồi, có công ty nào tuyển bằng kì thi 12 môn như cấp 3 không? Càng về sau, cái được lấy làm tiêu chí cho kì thi quốc gia, là tư chất và sự nỗ lực cá nhân, mới càng khẳng định giá trị của nó. Vậy mà, những học sinh như thế, theo Bộ, không xứng đáng được tuyển thẳng hay sao? Điều tất nhiên, có lợi ích là sẽ có tiêu cực, nhưng trong một kỳ thi như thi QG, liệu tiêu cực ấy có lớn và khó giải quyết đến mức phải thay đổi thế không?
Chẳng lẽ, khi không gỡ rối được một vấn đế, người ta phải phủi nó đi, chẳng lẽ, khi không bắt được một con chuột, người ta phải vất cả bồ thóc đi hay sao?

Mất đi cái ưu đãi tuyển thẳng cho học sinh đạt giải quốc gia, từ khi còn chưa có quyết định chính thức, đã làm nản long biết bao nhiêu học sinh và cả thầy cô, Bộ có biết không? Chẳng ai muốn đào tạo cho học trò của mình đi thi quốc gia mất bao công sức mà được chẳng là bao, rồi quay lại học ĐH với khả năng đỗ thấp hẳn. Cứ bảo thế làm vụ lợi, là tính toán, nhưng có ai muốn trầy trật học thi – cho - vui, rồi quay lại thi ĐH thì trượt, dù có giỏi đến mấy? Bộ cũng hiểu mà, khi người ta mất đi quyền lợi, lại phải đối diện với cái thiệt thòi không nhỏ, chẳng mấy ai chọn con đường thiệt thòi. Bạn bè của em, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Tp.HCM,… có những người đã phải bỏ đội tuyển, vì sợ, vì nản, vì lo, vì bố mẹ cấm, … Điều tất nhiên, chất lượng của kì thi quốc gia sẽ giảm trông thấy, giảm đến đáng buồn, nhất là vào thời điểm Việt Nam chuẩn bị tổ chức Olympic Vật Lý và Toán học. Một đội tuyển không ít lần dành thắng lợi trên trường thi Quốc tế, giờ thất bại ngay khi được làm đơn vị tổ chức, lẽ nào đây cũng là cái kết quả mà Bộ mong muốn?

Thày cô, học sinh bọn em, nhiều khi, ấm ức quá mà quay sang bảo nhau, có lẽ các lãnh đạo của Bộ chẳng có con cháu tuổi đi học, nên mới hành động như thế. Chỉ là lời nói lúc ấm ức, nhưng, có làm Bộ suy nghĩ chăng?

Khi đưa ra quyết định gì, Bộ LÀM ƠN nhìn lại cái lũ học sinh đang khổ sở này, LÀM ƠN nghe chúng nó nói, LÀM ƠN nhìn chúng nó học, LÀM ƠN nghĩ cho chúng nó, LÀM ƠN hiểu cho chúng nó, chứ không phải là nghe những chuyên viên phân tích trên lý thuyết suông, những lý thuyết chẳng mấy khi đúng, nhất là ở một nơi giáo dục còn đầy bất cập như nước mình.


bởi: Phanh trong Dec 6 2006, 12:07 PM

Thực sự là càng ngày tao càng chán bác Nhân 86.gif Chán đến nỗi ko muốn nói, chán đến nỗi khi nhận ra mình là chuột thí nghiệm thì chỉ biết học cho đều mọi môn mà ko mơ tưởng gì đến cái kì thi quốc gia - cái kì thi mà đối với tao bây h tao coi nó quá là xa vời và vất vả. Nhưng mà cái sự học cho đều mọi môn nó cũng thật là quá khủng. Toán Văn Anh đã đành, thêm Lý cũng được nhưng cái môn Hóa quả là cái môn T___T, rồi Sinh Sử Địa T___T , hay là GDCD >.<. Nhiều lúc tao học, nghĩ lại thật là mệt mỏi, cứ hết môn này đến môn khác. Vất vả học mà cũng toàn là học vẹt, có biết gì đâu, có vào đầu được cái gì đâu. Nope! Chán với cái nền giáo dục của mình, cải cách rồi cũng như ko /:)

bởi: socola trong Dec 6 2006, 02:00 PM

Chuột thí nghiệm, bắt đầu từ khóa 03 06 đã là thí nghiệm . sách "cải tiến" ấy kéo dài đến 2 năm - thành 3 lứa chuột ^^ . Nghe năm nay lại đổi - e hèm - lứa chuột được "cải tiến" theo cách khác . Chuột đa dạng ! hihi Mấy bạn nước khác của Sô nghe tụi VN mình học 12 môn , đứa nào cũng nhìn THÁN PHỤC , tụi nó học 4 môn mà còn than vãn . Nước mình gạo nhiều chuột nhiều - lứa học sinh này cải ko tiến được thì cải lứa sau - hihi - còn nhiều mà - chắc các bác Bộ nghĩ thế !!! Ko biết VietNamnet sẽ xử lý bài phản hồi của em sao đây .. cùng theo dõi .. Ước gì...!!!!

bởi: BigBang trong Dec 6 2006, 03:01 PM

Tình hình là dễ bị bơ lắm chị ạ. Vì cái bải em phản hồi nó có từ lâu rồi, với lại người ta cũng phải đọc, rồi duyệt, rồi nếu mà thấy nó động chạm người này người nọ, or lời lẽ làm sao đó là người ta del. Mà bài em thì hình như nó thế đấy 86.gif Gửi cả trên edu.net.vn. Dạo này ức chế quá làm liều. Thực ra thì, quyết định của người ta thế nào mình vẫn thi thôi, nhưng mà Bộ làm ăn thế này không nói không chịu được, dù nói cũng chẳng giải quyết được gì nhiều.

bởi: ga con lon ton trong Jan 26 2007, 05:41 PM

sống không dễ ...chấp nhận những thực tế cuộc sống lại càng không dễ..Chiến đấu làm sao đây khi luật chơi chỉ toàn những điều vô lí..chỉ còn cách cứ đứng đậy và đi.....và thỏa hiệp .. và chấp nhận.. 85.gif 86.gif 86.gif keep going

bởi: socola trong Apr 16 2007, 11:06 AM

lâu rồi ko thấy em viết blog , đúng là bài này bị bơ thiệt rồi >''< đời chuột hẩm hiu

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com