(¯`•.º-:¦:-† Miko Star †-:¦:-º.•´¯)

Thông tin cá nhân

star_alone91
Họ tên: Star
Nghề nghiệp: học sinh
Nơi ở: Quảng Nam
Trạng thái: User is offline (Vắng mặt)
Thêm vào nhóm bạn bè
Gửi tin nhắn
"Tình bạn là một sợi chỉ bằng vàng nối trái tim của cả thế giới"===> Hãy làm quen với mình nhé^^!

Xem theo danh mục
Xem theo danh mục:
     


Tìm kiếm:
     


Bình luận mới
ngo chung sinh trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
võ mai trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
dang thanh hoa trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
Guest_trang_* trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
nguyen bao trang trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
Guest_kiss_* trong CHUYỆN CÂY TÁO-Hạt giống tâm hồn
le thi my hanh trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
le thi my hanh trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
pham manh hung trong Tuổi hợp-Tuổi khắc
phạm hữu hạnh trong Tuổi hợp-Tuổi khắc


(♥ Góc Thơ ♥)

CHBTNSB
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31

Tik Tik Tak

Các bài viết vào Friday 8th August 2008

 

 Lý Thường Kiệt. 

Tuổi Kỷ Mùi ( 1019- 1105). Chính tên là Ngô Tuấn, tự là Thường Kiệt, được vua ban họ Lý bèn lấy tên tự làm tên. Người làng An Xá, huyện Quảng Đức, sau dời vể phường Thái Hoà, thành Thăng Long. Học sinh của Lý Công Uẩn, tự nguyện làm hoạn quan, từ chức Hoàng môn chi hậu rồi thăng đến Thái Uý, trải ba triều vua Thái Tông, ThánhTông, Nhân Tông. Vua Lý Nhân Tông Ban cho ông hiệu Thiên tử nghĩa đệ. Khi mất, được tước Việt quốc công. Ông có nhiều công trạng lớn lao đối với đất nước. Ông là vị anh hùng chiến thắng ở tất cả các chiến dịch chỉ huy ở phía Nam, phía Bắc nước ta.

Trần Bình Trọng. 

Tuổi Kỷ Mùi ( 1259-1295). Trần Bình Trọng vốn là họ Lê, dòng dõi Lê Đại Hành. Tổ Phụ Làm quan cho nhà Trần, có nhiều công trạng, đựơc mang họ vua. Năm 1285, quân Nguyên- Mông sang xâm chiếm Đại Việt, ông được quyền coi giữ thiên trường ( thuộc tỉnh Nam Định ngày nay). Khi giặc đánh xuống, vì lực lượng yếu, ông bị giặc bắt, không khuất phục nên chúng đã giết hại ông. Ông nổi tiếng về câu nói trước khi bị giết: “ Thà làm quỷ nước Nam còn hơn làm Vương đất Bắc”. 

Trần Vượng. 

 Tuổi Kỷ Mùi ( 1319 – 13410, là vị vua thứ sáu của triều đại nhà Trần, miếu hiệu là Trần Hiến Tông. Ông là con thứ của vua Trần Minh Tông, được truyền ngôi năm 1329, ở ngôi 13 năm; mất năm 1341, thọ 23 tuổi. đời vua chỉ có một niên hiệu là Khai Hựu. Táng ở lăng Nghệ Sơn tại An Sinh (Đông Triều, Quảng Ninh), đựơc thờ ở đền Trần cùng với các vua nhà Trần.

Trịnh Huệ. 

Tuổi Quý Mùi ( 1703 -?). Còn gọi là Trịnh Tuệ, hiệu Cúc Tâm, người làng Bất Quần, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá. Đỗ Trạng Nguyên năm 1736, làm quan đến tế tửu Quốc Tử Giám. Là dòng cháu chắt của Trịnh Kiểm, Trịnh Tùng nên khi thi đỗ, bị dư luận cho là có sự dựa dẫm. Ông đã tổ chức một cuộc gặp gỡ ở Kinh Đô cho mọi người chất vấn mình. Kết quả là bất cứ câu hỏi gì về loại tri thức nào ông đều giải đáp đựơc. Tuy nhiên, làm quan cũng không đựơc chúa Trịnh tin dùng lắm. Trịnh Huệ là vị Trạng Nguyên cuối cùng trong lịch sử khoa cử Việt Nam. Sau ông, không có ai danh hiệu Trạng Nguyên nữa. 

 Trịnh Sâm. 

Tuổi Kỷ Mùi ( 1739 – 1782), là chúa thứ 8 của họ Trịnh, niên hiệu là Thánh Tổ Thịnh vương, tước hiệu là Tĩnh Vương. Ông là con trưởng của Trịnh Doanh. Lên làm chú năm 1767 thay chúa Trịnh Doanh qua đời; ở ngôi được 16 năm, mất năm 1782, thọ 44 tuổi. 

Phạm Nguyễn Du. 

Tuổi Kỷ Mùi ( 1738 -1786). Nguyên tên là Vĩ Khiêm, hiệu Thạch Động, người làng Đặng Hiền, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Đỗ hoàng giáp năm 1779, từng làm giám sát ngự sử đạo Hải Dương. Khi chúa Trịnh chiếm đựơc vùng Thuận Hoá, ông đựơc cử vào tiếp quản, sau đổi về làm đốc đồng Nghệ An. Năm 1786, quân Tây Sơn ra Bắc, Phạm Nguyễn Du trốn vào rừng rồi mất.

 Nguyễn Khuyến. 

Tuổi Ất Mùi ( 1835 -1909). Lúc nhỏ tên là Thắng, thi hội lần thứ nhất không đỗ, đổi thành Khuyến, hiệu Quế Sơn; quê ở làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ba lần thi Hương, Hội, Đình đều đỗ đầu, vì thế người ta gọi là tam nguyên Yên Đổ. Được bổ đi làm quan ở nhiều nơi: Huế, Thanh Hoá, Nghệ An, Quảng Ngãi, rồi lên Tổng đốc Sơn Hương Tuyên. Cáo bệnh về nhà, viện lý do bị đau mắt. Những năm đầu thế kỷ XX, được mời ra Hà Nội dạy học nhà Hoàng Cao Khải, chỉ ít lâu thì cho con đến thay.

Nguyễn Khuyến là một nhà thơ lớn.Thơ chữ hán của ông xuất sắc, thơ nôm của ông điêu luyện, ai cũng công nhận bậc thầy của ngôn ngữ.. 

 Tăng Bạt Hổ. 

Tuổi Kỷ Mùi ( 1859 – 1906), quê ở Quy Nhơn, tỉnh Bình Định. Tham Gia phong trào Cần Vương, năm 1886 phong trào tan rã, ông tìm đường sang Xiêm ( Thái Lan), Trung Quốc, Nhật để lo việc cứu nước. Việc không thành trở về nước chờ thời. Năm 1905 ông tích cực hưởng ứng phong trào Đông du do Phân Bội Châu khởi xướng, rồi dẫn đường cho Phan Bội Châu sang Hương Cảng và Nhật. Sau ông trở về nước tích cực hoạt động cho phong trào, song bị bệnh nặng và mất tại Huế. 

Trần Quý Cáp.

Tuổi Tân Mùi (1871 -1908), người làng Bất Nhị, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam. Đỗ tiến sĩ năm 1904, chủ trương nền học vấn mới, và là người sáng lập ra Duy Tân hội, mưu việc chống Pháp và tích cực hoạt động cho phong trào. Năm 1906 triều đình Nguyễn buộc ông phải nhận chức giáo chủ phủ Thăng Bình, ông vẫn hoạt động cho hội. Sau lại bị chuyển vào Tân Định, tỉnh Khánh Hoà để cách ly ông với phong trào. Nhân việc ông gửi thư ra Quảng Nam cổ vũ phong trào chống thuế năm 1908 và các nhân sĩ bị bắt, thực dân Pháp lấy cớ bắt ông, khép vào tội mưu phản, rồi xử chém vào ngày 5/5/1908.

Lê Duẩn. 

Tuổi Đinh Mùi ( 1907 – 1986). Quê làng Hậu Kiên, xã Triệu Thành, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị; xuất thân từ một gia đình lao động. Tham gia Hội thanh niên cách mạng năm 1928 và năm 1930 trở thành một trong những đảng viên lớp đầu tiên của Đảng Cộng sản đông Dương. Năm 1931 là Uỷ viên Ban Tuyên Huấn của Xứ uỷ Bắc Kỳ. Bị bắt tại Hải Phòng, kết án 20 năm tù ở các nhà lao Hà Nội, Sơn La, Côn Đảo. Năm 1936 đựơc ra khỏi tù, về hoạt động cách mạng ở các tỉnh Miền Trung, thực hiện chủ trương của đảng thành lập mặt trận dân chủ đông Dương. Năm 1937 giữ chức Bí thư Xứ uỷ Trung Kỳ, đến năm 1939 đựoc cử vào ban thường  vụ Trung ương đảng. Năm 1940 lại bị bắt ở Sài Gòn và đày đi Côn đảo lần thứ hai, cho đến khi Cách mạng tháng Tám thành công mới được tha về, đựơc cử vào Ban lãnh đạo cuộc kháng chiến ở Nam Bộ, là Bí thư Trung ương cục Miền Nam. Năm 1960 đựoc cử là Bí thư thứ nhất rồi Tổng Bí thư đảng cho đến khi qua đời. Là đại biểu quốc hội từ khoá II đến khoá VII. 

Trường Chinh. 

Tuổi Đinh Mùi ( 1907 – 1988). Chính tên là Đặng Xuân Khu, bút danh Sóng Hồng; quê làng Hành Thiện, huyện  Xuân Trường, tỉnh Nam Định.Học hết thành chung ở Nam Định, tham gia phong trào học sinh đòi ân xá Phan Bội Châu,rồi gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí Hội ( 1927). Được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương, nhiều lần bị địch bắt giam ở Hoả Lò, Sơn La. Năm 1936, về hoạt động nửa hợp pháp, trúng Uỷ viên Xứ uỷ Bắc Kỳ và đựơc bầu vào Ban Chấp hành Trung ưong Đảng, làm chủ bút báo “ Cờ giải Phóng”. Từ năm 1941 – 1956 là Tổng Bí thư đẳng. Từ năm 1960 – 1981là Chủ tịch Uỷ ban thường vụ quốc hội; từ 1981-1987 là Chủ tịch Hội đồng Nhà Nước; trở lại làm Tổng Bí thư đảng từ năm 1986. Mất tại Hà Nội ngày 30/8/1988.

Trường Chinh là một trong những học trò xuất sắc và là cộng sự gần gũi của Hồ Chủ Tịch, đồng thời ông còn là một cán bộ lý luận tài năng của Đảng. 

Thế Lữ. 

Tuổi Đinh Mùi ( 1907 -1989). Tên thật là Nguyễn Thứ Lễ, quê làng Phù Đổng, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Sinh ra trong một gia đình viên chức nghèo. Thủa nhỏ học ở Hải Phòng, học hết thành chung, Năm 1928 theo học ở Trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, nhưng đựơc một năm thì bỏ. Từ năm 1932, tham gia nhóm tự lực văn đoàn, viết cho các báo Ngày Nay, Phong Hoá, Tiểu thuyết thứ bảy.....với bút danh là Lê Ta, Thế Lữ. Từ Năm 1937, hoạt động sân khấu, làm đạo diễn, diễn viên trong các ban kịch Tinh Hoa, Thế Lữ, Anh Vũ ở Hà Nội. Tham gia cách mạng từ 8/1945, kháng chiến chống pháp ở Việt Bắc, là Uỷ viên thường vụ Hội văn nghệ Việt Nam, chỉ đạo nghệ thuật đoàn sân khấu Việt Nam, về sau phụ trách đoàn kịch chiến tháng của quân đội, chỉ đạo nghệ thuật đoàn văn công Nhân dân Trung ương. Từ năm 1957 là Chủ tịch Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam. Những năm cuối đời sống và mất ở TP. Hồ Chí Minh. Thế Lữ chủ yếu hoạt động sân khấu, nhưng rất nổi tiếng về thơ, là một trong những người đi tiên phong và có công đầu với phong trào Thơ mới. 

Nguyễn Bính.

Tuổi Kỷ Mùi ( 1919 -19660, tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, quê làng Thiện Vịnh, huyện Vụ Bản, Nam Định. Làm thơ từ nhỏ, nên quen biết trong phong trào thơ mới, đựoc nhóm tự lực văn đoàn khen tặng. Nguyễn Bính tham gia hoạt động cách mạng bằng khả năng thơ ca của mình. Từ cách mạng tháng Tám, ông ở Nam Bộ, phụ trách Đoàn Văn hoá cứu quốc Rạch Giá, rồi là phó chủ nhiệm Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh này, sau đó cộng tác ở Ban Văn nghệ khu Tám. Năm 1966, ông mất ở Nam Định trong cảnh nghèo nàn. Thơ của Nguyễn Bính dễ gây xúc động và hợp với dân quê nên đã đựơc nhiều người thuộc.


 

> Trả lời nhanh
Nhập vào tên của bạn:
Nhập mã số xác nhận (bắt buộc):
» Hiển thị cửa sổ mặt cười       » Download bộ gõ tiếng Việt Unikey
 Bạn có muốn chuyển các ký hiệu như :) :( :D ...thành mặt cười trong bài viết này?
 Bạn có muốn chèn thêm chữ ký vào bài viết này ?
 


 
Lượt xem thứ:





Mạng xã hội của người Việt Nam.
VnVista I-Shine © 2005 - 2024   VnVista.com