Có rất nhiều người dường như chưa hiểu hoặc cố tình không hiểu một câu hỏi rất đơn giản “THẾ NÀO LÀ RAP”
Nhạc rap được hình thành bởi các Ghetto(dân giang hồ) tại Mỹ. Nó là một dòng nhạc của những kẻ VÔ HỌC!
Tôi nói không hề quá!
Ở Mỹ, những người có văn hoá không bao giờ nghe Rap và họ cũng cấm tiệt
con em mình nghe nó. Tại sao vậy? vì đơn giản nó là dòng nhạc của một
tầng lớp hạ lưu nhất trong xã hội Hoa kỳ. Những ghetto tại Mỹ cũng
chẳng khác gì việt nam cả, mấy ai học hết xong phổ thông, **ộc đời của
họ gắn liền với Súng, ma tuý, mại dâm và nhà tù. Những ghetto là những
kẻ không có tiếng nói trong xã hội, và nhạc Rap- hip hop cùng với thể
thao (như bóng rổ, bóng bầu dục) chính là thứ duy nhất để họ góp tiếng
nói với bên ngoài. Nhạc rap chính là thứ duy nhất để mọi người nhìn vào
những ghetto này. Chủ đề chính của rap là “THUG LIFE” (**ộc đời du côn)
nói về Băng đảng, bế tắc, ma tuý, cái chết, sự hận thù, và một tình yêu
kiểu ghetto (đầy gai góc).
Vậy người hát rap là ai? Là Những kẻ du côn chính hiệu, cầm súng trước
khi cầm Micro (như Tupac), hút cần sa như nghiện thuốc lá nặng (như
Snoop Dogg)..v….vv..
Nhạc rap chính là thứ duy nhất mà những ghetto có thể làm để khiên cho bộ não mình “động đậy”!
Vậy những kẻ mà họ bị gọi là “vô học” đó hát Rap cho ai nghe? Xin thưa
với các bạn một cách thẳng thắn là cho chính những ai “vô giáo dục”
nghe!
Dù ngay tại Mỹ, nơi mà Rap- hiphop phát triển mạnh nhất cũng chỉ có
những đứa con “cứng đầu” khó dạy mới nghe, còn nhưng gia đình trí thức,
văn hoá, họ từ chối thể loại nhạc của “quỷ dữ” này!
Và cái gốc của dòng nhạc này chính là:
TÌM CÔNG LÝ TRONG BẤT CÔNG, TÌM NIỀM VUI TRONG BẤT HẠNH, TÌM TƯƠNG LAI
TRONG BẾ TẮC, TÌM CHÚ Ý TRONG SỰ GHẺ LẠNH VÀ **ỐI CÙNG LÀ TÌM
----------------T--Ự--------------D—O------------------
Đúng! Tìm tự do!
Đến với Rap người ta có thể nói bất kỳ điều gì mình muốn, mà không ai
có thể ngăn cản được, thí dụ Em vác chính phủ ra nhiếc trách như trong
“WHITE AMERICA” hay Seaunti mang vấn đề sắc tộc ra làm trò đùa vui như
trong “fucxk da UK”….v….v..
Tôi hay bạn, hay bất kỳ ai cũng không được áp đặt bất kỳ một cái “quy
tắc” nào cho Rap cả, vì nếu như vậy, Rap sẽ trở thành R.A.P tức là ®ead
(A) (P)oem = đọc thơ!
Có nhiều bạn lại mang 1 lý thuyết hết sức vô lý là “nước tư bản nó
khác” để lý giải cho việc nên có “giới hạn” cho Rap việt. Xin khẳng
định lại, đó là một điều VÔ LÝ HẾT SỨC. Chính quyền và thể chế xã hội
đâu có liên can gì ở đây????????
Hãy thử nhìn Hàn Quốc xem, một nước TƯ BẢN đó, sao hiphop và Rap của Hàn quốc lại không giống mỹ????
Rất đơn giản các bạn ạ, Hàn quốc và mỹ là 2 nước Huynh đệ, dân Hàn sang
Mỹ cũng giống dân Việt đi chợ biên giới ở Trung Quốc, hay sang du lịch
Thái lan mà thôi. Nên việc nhạc Hàn tiếp xúc và hội nhập Hiphop rất dễ
dàng.
ĐIỀU KHÁC BIỆT DUY NHẤT và LỚN NHẤT của Hàn quốc là những ca sĩ hip hop
hoặc Rap hiện nay trước kía chính là những ca sĩ hát nhạc Pop,
rock..v..v…. chứ không phải là GHETTO thực sự như ở Mỹ! HÃY NHỚ KỸ! Các
rapper mỹ 95% là những thằng du côn không hơn không kém! Điều này giải
thích tại sao hiphop hàn quốc sặc mùi KPOP!!
Rap việt lại khác, số lượng người việt định cư tại mỹ rất lớn, điều này
cũng kèm theo sự ra đời của những băng đảng du côn việt nam ở miền Nam
và Bắc Cali phoo’c ni-a. Tập trung khá đông ở Quận Cam (orange county).
Và thật trùng hợp, họ chính là những người Việt đầu tiên tiếp cận với
Rap-Hiphop (theo đúng nghĩa một Ghetto) rồi sau đó lan ra những tầng
lớp khác của người Việt. Chỉ có những sinh viên học cao đẳng hay trung
cấp (community college) hoặc một số ít học đại học (college,
university) mới hát Rap việt mà thôi. Những con nhà tử tế, có giáo dục,
nề nếp, không ai nghe nó cả! Ngưòi khai sinh ra Rap việt là Khanh nhỏ,
với những bài Gangsta rap rất đặc trưng nhưng bằng tiếng Việt và thế là
từ những năm **ối của thập niên 90, “Vietnamese gang” đã bắt đầu phát
triển nhạc Rap.
Nhưng nhiều người lại lầm tưởng rằng “Rap là phải chửi” Sai hoàn toàn!
Chửi hay không là do người hát Rap, còn nếu gượng ép đem những lời lẽ
thô thiển và cục cằn vào để cho có mùi “hiphop” thì hoàn toàn phản tác
dụng (ví dụ như Nick Hiphip hop hop 2807 text battle với ::SM:
. Chửi tục là một thói quen của những Ghetto, nói cái gì cũng có thể
chửi đựơc thậm chí hỏi tên thôi cũng còn “Wut is ur fucxkin’ name” (Mày
tên là cái *** gì?”) thì chuyện trong lời Rap có những từ như như vậy
là điều hiển nhiên. Chửi thì ai cũng chửi được, nhưng Rap, phải có tâm
sự mới làm đựơc, không thể ngồi nặn ra được.
Trong RC có member tên là Zeter góp ý rất gay gắt với việc này! Tôi
thấy thật bất công và không thể hiểu được! Tại sao các bạn cảm thấy ok
khi nghe những từ BIATCH, FUCXK, SHIET, **NT, d!ck, WHORE, etc được mà
lại cảm thấy khó chịu khi nghe ĐỤ, ĐỊ T, LO^`N, BUÔ`I, CẶK, ĐĨ,
ĐIẾM..v…v…??? bạn có hiểu là nó cũng là cái cảm giác của dân Mỹ trắng
khi nghe rap hay không?
Dư luận lên án rất nhiều về dòng nhạc này, thậm chí còn có những nghiên
cứu của các viện đại học về mức độ gia tăng tỷ lệ phạm tội trong thanh
niên Mỹ và nhạc Rap nữa. Nhưng đó là bên ngoài, còn người bên trong,
nếu bạn nói bạn là "1 fan của rap-hiphop" thì hãy tự biêt mở gông cùm
cho suy nghĩ của mình đi, đến với Rap 1 cách tự do, không gò ép, hãy
biết tôn trọng sự TỰ DO của người khác, họ nói gì là kệ họ, bạn nói gì
là quyền của bạn, nước sông không phạm nước giếng là được!
Rap việt nam tuy không được như Rap hàn quốc nhưng nếu lật lại lịch sử
thì cũng y chang như thời kỳ đầu của Rap tại Mỹ, một thứ âm nhạc bị gọi
là Rác rưởi, không được công nhận, chỉ những người yêu thích nó và
những "ghetto" made in VN mới nghe thể loại này mà thôi. Nếu bạn không
muốn nghe những lời lẽ nặng nề bạn hãy đừng nghe những bài có cảnh báo
trước "P.A" (có sự đồng ý của phụ huynh) cũng có những bài Rap việt khá
clean và sạch mà.
**ối cùng, tôi chỉ muốn nói lại một lần nữa, HÃY NHỚ KỸ RAP LÀ CỦA GHETTO!
nếu giữ vững được rap việt như lúc này đây, mặc bỏ ngoài tai dư luận
thì sẽ có ngày, nó sẽ có vị trí nhất định nào đó, còn nếu bão hòa theo
dòng nhạc Pop như của Hàn Quốc, nó sẽ rơi vào quên lãng trong một ngày
gần đây mà thôi. Hãy thử nhìn những Hồng Ngọc, Thanh Thảo xem, chính
những ca sĩ như vậy đã làm công chúng thờ ơ với Rap vì nó cũng chỉ đơn
giản như những bài nhạc vô nghĩa khác mà thôi.
bởi: we are streetballer trong Apr 22 2007, 09:31 PM
Ngôn từ của Rap
"slang" may be "Slanted-language": Ngôn ngữ bị bóp méo.
Những từ còn được dùng phổ biến Dime: một cô gái tuyệt đẹp word: ok, được đấy, hay, thế à?, thật không? bling bling: óng ánh (kiểu đeo nhiều kim cương trên người í) elbow: 1 pound thuốc phiện (thuốc bồ đà) bounce: rời khỏi, té, biến, phắn ride: xe ôtô grill: khuôn mặt shook: shook ones: những anh chỉ to mồm nhưng đến khi có việc thì bounce mất tăm ill / hot: hay, đẹp off the chain: cực kì hay, tốt, đẹp ooglee: cái này thì phát âm ra biết ngay _ "ugly" í mà ghetto: (n)khu nhà chung cư cho Mỹ đen (adj)rất "đen" holla: gọi young'n: phụ nữ boy: bạn thân, kiểu buddy piece: súng lục whip: xe ôtô nigga: (chú ý có khác biệt với nigger) ......... so much more but only a few words to you ^^[/i]
Những từ ít đc dùng hơn dope: tốt, hay da bomb: cực tốt, cực hay homie: bạn, kiểu buddy fly: sexy boo-yaaka: Hell Yeah! buckwildin': nghịch tùm lum, chơi trội givin' daps: bắt tay jet: biến, phắn, té, rời khỏi no diggety: no doubt (không nghi ngờ gì nữa), khỏi bàn cãi high-five: bác nào giỏi văn dịch cho các bạn ở VN nhé...come on, u gotta know this one... dig: thích (một ai đó) dogg / dawg: bạn, kiểu buddy all that: tốt cream: tiền ............ so much more but only a few words to you ^^
FOR WEED (tên một số loại thuốc phiện) cheeba, chronic, buddha, ganja, hydro, indo, skunk, method, tical, blizz, pot, reefa, trees.......etc.... so much more but only a few words to you ^^
bởi: we are streetballer trong Apr 22 2007, 09:33 PM
Rap và nguồn gốc Jamaica
Giới trẻ Hip Hop tất nhiên đã lớn lên trong cái không khí soul và funk đó. Các DJ phát thanh các ca khúc của James Brown, Millie Jackson. Và rap, dễ đạt tới hơn một ca khúc quen thuộc, vì gần gũi với cái thực tế của ghetto nhất, mà cũng dễ đạt tới hơn một **ộc khẩu chiến “dozens”, trở thành một phương tiện để thể hiện của một phần giới trẻ. Nhưng cái kiểu thức phát âm đó (nói theo nhịp) không chỉ đến từ nhạc soul. Raggae cũng có cái đặc thù đó: ngoài các ca sĩ raggae cổ điển đã có thêm các Dee Jays chỉ nói trên nền nhạc của các bài riddim dân gian ở Jamaica. Các tay Dee Jay này (được gọi vậy vì họ lấy lại kiểu thức phát âm của các tay DJ từ các đài phát thanh Mỹ “R&B US”) cũng là những người điều khiển những hệ thống âm thanh. Họ tạo không khí và thúc đẩy dân chúng. Họ không ca. Họ “chúc tụng”. Rồi họ ghi âm các bài riddim dưới dạng thức dee jay.
Trong thập niên 50, hệ thống âm thanh đầu tiên được ghi nhận là của Tom the Great Sebastian, với DJ Duke Vin. Rồi là sự bùng nổ: Duke Reid (và DJ V-Rocket), Lord Koos, Icky Man, King Edward, và tay huyền thoại Sir Coxsone “the downbeat”, với DJ Winston “Count Matchuki”. Anh DJ này là người đầu tiên “chúc tụng” trên những riddim, và **ối thập niên 50 sẽ có thêm King Stitt và Opie nhập bọn.
Duke Reid, địch thủ của Coxsone, khi đó mới có thêm một phụ tá là tay “chúc tụng” (toaster) tên **ttins. Thế là mỗi hệ thống âm thanh đều bắt chước làm y chang. Phải chờ đến giữa những năm 60 thì các bài “chúc tụng” trăm phần trăm mới được thu dĩa 45 vòng. Nhưng kẻ đã thực sự vinh danh bài “chúc tụng” (cũng được gọi với cái tên “dee jay style”) là U-Roy “the originator”. U-Roy “nhà phát minh” đã được đồng thanh công nhận là một bậc thầy. Được liên kết với kỹ thuật “Dub” (thêm các hiệu quả điện tử vào phần chơi nhạc cụ) do King Tubby sáng chế, U-Roy cách mạng nhạc raggae và có nhiều đệ tử. Kiểu thức toaster trở thành một hằng số trong nhạc Jamaica đã triển nở từ ska đến rocksteady, rồi tiến đến raggae, cho phép sự nẩy nở thực sự của toast trong nhạc khiêu vũ Jamaica tại các vũ trường, và mặc dù không ngừng tiến hóa, vẫn còn được lưu tồn đến nay.
Như thế, cái văn hóa “toast” và “sound system” đặc thù Jamaica ấy, đã theo Kool Herc di tản sang Mỹ, trộn lẫn với soul, rồi Break Beat. Rap đã dần dà tiến tới cái dạng thức được biết đến ngày nay.[b]
bởi: we are streetballer trong Apr 22 2007, 09:35 PM
Rap/Hiphop nền văn hóa đặc trưng
Rap, một hiện tượng âm nhạc đã được thổi bùng lên trong giai đoạn **ối thế kỷ 20, đã thu hút và lôi **ốn giới trẻ cả thế giới theo một phong cách mới, phóng túng và mang đầy chất cá tính. Giới trẻ Việt Nam cũng không nằm ngoài lực hấp dẫn này, cũng đã từng gật đầu, lắc vai theo những nhịp hát vần sôi động của rap, cũng có những điệu nhảy rap và break dance sôi động và đã trở thành một phong trào, một thứ mốt trong giới học sinh và sinh viên. Tuy nhiên, nhạc rap là gì cũng như nguồn gốc ra đời của nó thì không phải ai cũng biết.
(Ca sĩ nhạc rap Nelly) Ngày nay, nếu bạn hỏi bất kể ai về định nghĩa của "rap", có lẽ họ sẽ đều mô tả rằng đó là một thể loại nhạc mà người hát đọc thuộc lòng những câu được gieo vần nối tiếp nhau theo một giai điệu. Đó là một dạng biểu cảm bằng lời nói có xuất xứ sâu xa từ trong văn hoá châu Phi cổ và tập tục truyền miệng. Trong lịch sử của rap, nó chỉ xuất hiện ở Mỹ, nhưng luôn là một số cách thức tập luyện hoặc giao đấu với nhau bằng lời nói theo kiểu đối đáp có vần trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi (còn gọi là người Mỹ da đen). Một số tên vần điệu và cách diễn đạt trong cộng đồng người da đen đã được rất nhiều dạng rap khác nhau thể hiện, chẳng hạn như Signifying, testifying, Shining of the Titanic, the Dozens, school yard rhymes, prison 'jail house' rhymes và double Dutch jump rope' rhymes.
Từ sự phối ghép thể loại
Nhạc rap hiện đại có nguồn gốc trực tiếp trong cách nói vần được *****g các giai điệu trong thể loại nhạc nhảy mạnh reggae có xuất xứ từ Jamaica. Vào đầu thập kỷ 70, một DJ (Disk Jockey - người giới thiệu nhạc trên đài phát thanh, phối âm tại phòng thu hoặc làm hoạt náo viên trong tiệc dancing) người Jamaica tên là Kool Herc đã chuyển từ Kingston đến vùng West Bronx của New York (Mỹ). Tại đây, anh đã thử kết hợp thể loại DJ Jamaica của mình (vốn gồm các giai điệu lời nói theo kiểu ứng khẩu) với phiên bản *****g tiếng của các đĩa nhạc nhảy reggae mà anh phối âm. Không may, người New York lúc đó chưa biết đến nhạc nhảy reggae. Do đó Kool Herc đã phải thích nghi thể loại của mình bằng lối hát nói đều đều trên các tiết tấu nhạc gõ hay nhạc cụ mạnh, giống như trống bass có trong các bài hát rap phổ biến hiện nay. Do các tiết tấu biến đổi này tương đối ngắn, nên anh ta đã tìm cách kéo dài chúng vô hạn bằng cách sử dụng một bộ phối âm (audio mixer) và hai đĩa hát giống y nhau mà anh ta đã ghi lại liên tục các tiết tấu mong muốn sử dụng.
(Tay rap 50 Cent Một phong cách mới)
Trong những ngày đầu tiên, những thanh niên trẻ dự tiệc đã bắt đầu thuộc lòng và nói theo các tiết tấu nhạc nói phổ biến và sử dụng những từ lóng của thời đó. Chẳng hạn một DJ sẽ là rất đúng mốt khi thu hút được những người tham gia vào bữa tiệc dancing. Những bản nhạc rap tiền thân này có những đoạn nói của một người nào đó, chẳng hạn Herc đã hô lên những câu giới thiệu có vần vào đoạn nhạc nghỉ tiết tấu; 'Yo this is Kool Herc in the joint-ski saying my mellow-ski Marky D is in the house'. Điều này thường lợi lên một sự hưởng ứng từ đám đông, và họ cũng bắt đầu hô lên những khẩu hiệu tương ứng của mình.
Khi hiện tượng này phát triển mạnh, các kiểu hò hét trong bữa tiệc trở nên công phu và trau chuốt hơn, do các DJ muốn tạo ra sự khác biệt của mình và bắt đầu kết hợp một chút lời nói vần - 'Davey D is in the house/An he'll turn it out without a doubt.' Không lâu sau, mọi người đã bắt đầu rút ra những giai điệu nói vần từ các vần "bộ tá" (dozens) và vần ''sân trường'' (schoolyard) trong cộng đồng người Mỹ gốc Phi. Nhiều người đã thay đổi một chút và tuỳ chỉnh các vần để phù hợp hơn với không khí tiệc dancing.
Cho đến lúc đó, rap vẫn chưa thực sự được biết đến là 'rap', mà được gọi là 'emceeing' (sự dẫn dắt mọi người tham gia trong các tiệc dancing). Đối với Kool Herc, **ối cùng, bằng sự cải tiến của mình, anh ta đã chuyển sang chú tâm vào những hình thức trau chuốt phức tạp của công việc DJ tại các buổi tiệc, và cho hai người bạn Coke La Rock và Clark Kent đảm trách các công việc với chiếc micro. Đó chính là nhóm chủ trì nhạc rap đầu tiên cho các buổi tiệc. Họ đã trở nên nổi tiếng với cái tên Kool Herc & the Her**loids.
Cơ hội thể hiện bản thân
Rap được giới trẻ đón nhận vì nó mang lại cho những thanh niên trẻ trong các khu ngoại ô ổ chuột của New York một cơ hội thể hiện bản thân mình một cách tự do. Về cơ bản, đó cũng là lý do vì sao bất kỳ một trò chơi gieo vần/ứng đối được đề cập ở trên đều chứng tỏ được sự hấp dẫn của nó trong quá khứ. Quan trọng hơn, đó là một dạng nghệ thuật có thể gần gũi với bất kỳ ai. Một người không cần nhiều tiền hay những tài sản sang trọng để hát theo kiểu nói vần. Họ cũng không cần phải đầu tư vào các khoá học, hay cái gì đó tương tự. Hát rap đã trở thành một kỹ năng của lời nói, có thể được luyện tập và nâng cao đến độ hoàn thiện ở hầu như mọi lúc và mọi nơi.
Rap cũng trở nên phổ biến vì nó mang lại những cơ hội thử thách không có giới hạn. Nó không có một bộ nguyên tắc thực sự nào, ngoại trừ tính nguyên bản và những lời nói vần trùng theo nhịp điệu nhạc. Bất cứ thứ gì cũng có thể đưa vào rap. Một người có thể sáng tạo ra một bài rap về người đàn ông trên mặt trăng hay phong cách DJ của anh ta hay như thế nào. Mục đích **ối cùng là để nhận được sự đánh giá (là hay) của người nghe. Thực tế, sự tán dương và đánh giá khen ngợi mà một người chơi rap nhận được cũng đáng tự hào không kém với bất kỳ một ''người hùng'' nào khác trong thành phố (ngôi sao thể thao, diễn viên hài.. v.v..).
Sau cùng, rap, do tính chất bao gồm tất cả của nó, đã cho phép đưa cá tính vào âm nhạc một cách hiệu quả nhất. Nếu bạn uể oải, bạn có thể rap ở nhịp điệu chậm. Nếu bạn cảm thấy hoạt bát, bạn có thể rap ở nhịp nhanh. Không có người nào rap giống nhau, thậm chí kể cả khi đọc theo cùng một vần điệu. Có rất nhiều người đã thử và bắt chước phong cách rap của một ai khác, nhưng thậm chí như vậy, phong cách của họ vẫn biểu thị một cá tính rất riêng.
Rap tiếp tục được phổ biến trong giới trẻ thành thị hiện đại cũng với cùng các lý do đã mang đến sự dấp dẫn của nó từ những ngày đầu: đó vẫn là một dạng tự biểu cảm dễ gần gũi và cảm nhận, có thể khiến người nghe đánh giá một cách tích cực. Do rap đã được phát triển thành một chủ đề lớn, nó được truyền tải rất nhiều ảo vọng hư cấu về một sự giải thoát nhanh chóng khỏi sự nghiệt ngã của **ộc sống thành thị. Có nhiều đứa trẻ trong giai đoạn này đã tin rằng tất cả những gì chúng cần làm chỉ là viết ra một vài vần điệu ''tươi trẻ'' (fresh - từ lóng của dân đường phố chỉ nội dung hay) là có thể đổi đời.
bởi: we are streetballer trong Apr 22 2007, 09:36 PM
Dòng nhạc Rap/Hiphop đang thống trị thế giới
Sau chương trình Sao Mai điểm hẹn, không ít khán giả Việt Nam xem các ca sĩ trình bày 12 ca khúc dòng "Hip-hop - dance" mới "vỡ" ra Hip-hop là gì. Dù chất Hip-hop trong các ca sĩ "nội" chưa nhiều, vũ điệu và ngoại hình không thích hợp, Hip-hop vẫn gây ấn tượng trên sân khấu Việt Nam. Hình thành ở các khu ghetto Bắc Mỹ, Hip-hop không chỉ thống trị nền âm nhạc nước này mà có mặt khắp nơi trên thế giới, tràn ngập thời trang, điện ảnh và tạo ra cả một life-style Hip-hop.
Một nhạc sĩ nước ngoài sống ở Hà Nội cho rằng hình ảnh Kasim Hoàng Vũ trẻ trung, sáng tạo với điệu bộ rap rất chuyên nghiệp, những bước nhảy đậm chất "black" trong các ca khúc Hip-hop tại Sao Mai điểm hẹn có lẽ đi vào lòng người hâm mộ Việt Nam nhiều hơn là phong cách rock hay êm ái của dòng nhạc trữ tình của anh. Còn tại MTV Video Music Awards **ối tháng 8/2004, Hip-hop thống trị tuyệt đối sân khấu ca nhạc Mỹ với hầu hết các giải thưởng của những siêu sao Hip-hop như Jay-Z, Outkast...
Hip-hop xuất hiện từ **ối những năm 1960 như một thứ âm nhạc của những thanh niên hư hỏng, bất cần đời ở các khu biệt cư da màu luôn đầy máu lửa trong **ộc chiến tranh đường phố giữa các băng đảng xã hội đen. Giết người, cướp của, chết chóc là chuyện cơm bữa ở ghetto và âm nhạc là nơi giải tỏa những nỗi đau, bộc lộ sự hận thù với nhau hoặc với **ộc đời.
Trong khu Bronx, New York kinh hoàng đó, Hip-hop đã gieo những hạt mầm đầu tiên và nó cứ tự lớn mạnh sau mỗi làn đạn, những **ộc thanh toán lẫn nhau để tranh giành thị trường ma túy. Hip-hop chìm trong sự kiểm soát của cả một thế giới ngầm khổng lồ và người Mỹ không thể quên được những vụ ám sát kinh hoàng diễn ra trong cái thế giới ngầm này với cái chết của Tupach, Run DMC... Chẳng ai dám bước vào trong những khu ghetto như thế chứ chưa nói tới chuyện quan tâm, phát triển nền âm nhạc này. Năm tháng trôi qua, dòng nhạc thuộc khu biệt cư này cũng dần bắt rễ ở các nơi khác của nước Mỹ và phát triển cả về chất lẫn về lượng. Về cơ bản "The Hip-Hop-Community" từng bị chia thành hai nửa chính ở Đông và Tây.
ở bờ biển phía Tây là những tên tuổi lớn dòng gangsta - rap như Dr. Dre, Snoop Doggy Dogg và 2 Pac (loại nhạc hiphop của cánh gangster). Tại khu vực phía Đông, những nghệ sĩ Hip-hop thực thụ như Redman, Mobb Deep, "Wu-Tang Clan" là các trụ cột chính. Về nội dung, Hip-hop không chỉ tồn tại một cách độc lập mà được các nhạc sĩ "***g ghép" với nhiều dòng nhạc khác và cho ra lò rất nhiều kiểu nhạc lạ tai. Ví như dòng Rap-oper là một trong những đứa con lai đầy cá tính giữa Hip-hop và các dòng nhạc khác. Rap-oper là hip-hop trộn với opera được hát trên chất nhạc nền in đậm dấu ấn Hip-hop nhưng chấm phá một chút thính phòng. Dòng nhạc này nổi lên ở châu Âu giữa những năm 1990, rồi thâm nhập vào Bắc Mỹ. Cũng ở châu Âu, trong thời gian đó, nổi lên hàng loạt ca sĩ, DJ da trắng trộn Hip-hop với E-pop, Techno... để thống trị các Hitparade ở Lục địa già.
Tuy nhiên, khi Hip-hop bắt đầu được công chúng da màu nhắc đến như một hiện tượng, một sự tự hào thì không ít lúc đó vẫn coi nhạc rap là cái gì đó không mang màu sắc văn hóa, không hề có âm nhạc mà chỉ là những câu nói nhanh trong một nền nhạc vô cùng đơn điệu. Làm sao so sánh được với những pop-ballade, e-pop hay rock (các sản phẩm của người da trắng). Ngược với dự đoán, Hip-hop sẽ mãi là Black Music, dòng nhạc từng một thời thống trị các ghetto ở Los Angeles, New York, Detroit... và bị các nhạc sĩ da trắng chê bai đã rời khỏi cứ địa và lan đi khắp thế giới.
Theo một nghiên cứu mới đây của MTV thì có ít nhất 1/3 thanh thiếu niên ở Bắc Kinh đam mê nhạc của Jay-Z và Outkast (người Mỹ cho rằng dân châu á không có khái niệm gì về Hip-hop và cũng chẳng thích hợp với loại âm nhạc này vì ngoại hình, tính cách không thích hợp).
Tờ Thời báo Thượng Hải thậm chí bình luận: "Nếu còn thanh niên trẻ nào ở thành thị chưa từng nghe gì hoặc biết gì về Hip-hop thì người đó hẳn đang mơ màng lang thang trong sự tồn tại ở trái đất. Sức mạnh toàn cầu hóa đã mang Hip-hop đến nhiều nước trên thế giới và hầu như ở đâu thứ "Black music" này cũng giành một vị trí quan trọng trong nền ca nhạc bản địa và được thể hiện bằng nhiều thứ ngôn ngữ như Pháp, Nga, Trung, Đức, Hàn, Nhật...".
Với thời gian, các thông điệp của Hip-hop cũng thay đổi. Đặc biệt là kể từ khi vụ khủng bố 11/9/2001 ở New York xảy ra, các siêu sao Hip-hop Mỹ không còn hát về việc đốt những chiếc thùng giấy để sưởi ấm cái lạnh băng giá của thời tiết, sự lạnh lùng của xã hội trước những người nghèo hoặc các **ộc tranh hùng trên đường phố... Họ không còn khoa trương về quá khứ tù tội với những vết xăm quái dị. Quần áo thể thao, dây chuyền vàng và những hành động ngông **ồng, lỗ mãng không còn là đặc trưng và thông điệp của Hip-hop nữa. Vậy thì Hip-hop muốn truyền đạt những gì? Đi bầu cử Tổng thống chăng? Hay thể hiện tình yêu nước? Từ ghetto bước lên ngai vàng thống trị thế giới âm nhạc, Hip-hop trở thành phong cách sống Hip-hop, thời trang Hip-hop, văn hóa Hip-hop, sự bày tỏ quan điểm hòa bình, đa sắc tộc và sự thông cảm, chia sẻ mang tinh thần Hip-hop