Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Thông Tin Sức Khỏe Tổng Hợp

Những nghề nguy hiểm của phái nữ

Trong xã hội hiện đại, vai trò của người phụ nữ ngày càng được đề cao. Theo thống kê của các tổ chức lao động quốc tế, phụ nữ đang tham gia nhiều hơn vào các hoạt động xã hội. Dù phần đông họ làm việc trong các ngành trả lương thấp, song cũng có không ít người dám mạnh dạn lao vào những công việc đầy hiểm nguy với mức lương khá cao.

Vì thế, trong số hàng trăm nghề nghiệp, vẫn có 8 nghề mà phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn đàn ông. Và ở trong chừng mực nào đó, họ không những không thua kém nam giới mà còn có những ưu thế vượt trội mà cánh mày râu không thể nào có được.

Xông pha làm tin trên chiến trường

“Chỉ có niềm đam mê nghề mới khiến chúng tôi chấp nhận xa quê hương, tới những vùng đất chiến tranh đầy máu lửa để đưa tin, chụp ảnh và quay phim”. Đó là tâm sự của nữ nhà báo hãng CNN Sara Sidner khi bà kể lại những ký ức kinh hoàng về vụ tấn công khủng bố ở Mumbai (Ấn Độ) ngày 26/11/2008. Là một nhân chứng trong cuộc tấn công khủng bố Mumbai, Sara Sidner đã tận mắt chứng kiến những cột khói lửa bốc lên qua các ô cửa sổ của khách sạn và những tiếng la hét xen lẫn trong tiếng súng và bom đạn nổ chói tai. Và cũng giống như bao nữ phóng viên chiến trường khác, với trái tim nhạy cảm của người phụ nữ, giọng văn đầm ấm mà thiết tha, từ những gì cảm nhận và nhìn thấy, Sara Sidner đã tạo nên những thiên phóng sự đẫm tình người ở Mumbai.

Một đồng nghiệp của Sara Sidner là Kate Adie, biên tập viên kiêm người dẫn chương trình của chuyên mục “Phóng viên chiến trường” trên kênh số 4 của đài phát thanh BBC (Anh) cũng là một trong số ít những nhà báo nữ có mặt tại những vùng nóng nhất trên thế giới. Kate Adie thường “khoe” rằng, từ khi làm việc cho BBC, bà đã đi đến rất nhiều quốc gia, tác nghiệp tại nhiều nơi xảy ra giao tranh đẫm máu, nơi được cho là chỉ dành cho các phóng viên nam.

Bà từng có mặt tại đảo Sardinia (Italia), nơi xảy ra hàng loạt các vụ bắt cóc do giới mafia tổ chức, có mặt tại hiện trường khi lực lượng đặc nhiệm SAS (Anh) giải cứu con tin tại Đại sứ quán Iran ở London (Anh) năm 1980 và bị bắt tại thành phố Belgrade (Nam Tư) khi bà đang cố gắng thu thập tài liệu cho bài viết của mình về cuộc chiến nơi đây… Bà cũng đến các nước châu Phi thường xuyên xảy ra nội chiến như Somalie, Ruwanda…để viết bài. Trong cuốn tự truyện mang tên “The Kindness of Strangers”, Kate Adie viết: “Điều nguy hiểm nhất đối với phóng viên chiến trường là có thể bị bắn bất cứ lúc nào. Tôi đã bị trúng đạn một lần, nó không mấy nguy hiểm nhưng đến bây giờ tôi thỉnh thoảng vẫn bị đau ở chỗ xương đòn”.

Đối với những phóng viên ảnh, việc ghi lại những thương tổn vì chiến tranh trong đời những con người bình thường lại là nỗ lực vượt bậc và là sự thể hiện đặc biệt về chiến tranh và số phận con người. Như Alexandra Boulat, người luôn sánh vai cùng các tay máy nam giới khác với những tấm ảnh kỹ thuật số về chiến tranh hiện đại chẳng hạn. Nhanh nhẹn và uyển chuyển, bà từng đi theo đường hầm của các tay buôn lậu có vũ trang ở Gaza, hay theo dấu lực lượng phiến quân Taliban, các bộ lạc trên những vùng đất cằn cỗi của Pakistan dường như chỉ sống nhờ vào nicotine và adrenaline… khi ghi lại ảnh những cuộc xung đột và người tị nạn.

“Những bức ảnh của tôi về bầu trời đầy khói, hay tất cả những người lính băng qua cơn bão cát ở Baghdad, hoặc chỉ là một cái xác quấn trong tấm khăn trắng. Những điều này rất mạnh”. Theo thống kê chưa đầy đủ của một số tổ chức báo chỉ, trong suốt thời kỳ xảy ra Chiến tranh thế giới lần thứ 2, số nữ phóng viên tham gia trên chiến trường phải lên tới con số 500 người trong đó có khoảng 130 nữ phóng viên đến từ Mỹ. Con số này thậm chí còn tăng gấp đôi trong hai cuộc chiến ở Afghanistan và Iraq.

Bảo vệ khách VIP

Xuất hiện từ thời các hoàng đế Trung Quốc và tại các ngôi đền cổ ở Ấn Độ, Ai Cập, ngày nay, nữ vệ sĩ đang trở thành một ngành “hot” trên thế giới. Ngày càng nhiều các yếu nhân hay các doanh nhân giàu có ở Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Trung Quốc… lựa chọn nữ giới làm vệ sĩ riêng cho mình. Nhu cầu nữ vệ sĩ ở Thổ Nhĩ Kỳ thậm chí còn khiến Sở Cảnh sát Istanbul phải thành lập một đội vệ sĩ gồm 750 người trong đó có 200 nữ vệ sĩ chuyên nhiệm vụ bảo vệ khách VIP trong nước và các nguyên thủ công du đến Thổ Nhĩ Kỳ. Những nữ bao ve này đều phải tinh thông nhiều môn võ, được chọn lọc qua nhiều lần kiểm tra căng thẳng và phải biết tiếng Anh và một ngôn ngữ nữa (Pháp hoặc Tây Ban Nha).

Họ từng nhiều lần bảo vệ Thủ tướng Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đi công tác nước ngoài. Còn Tổng thống Libya Mouammar Gadhafi thì luôn được giới truyền thông nhắc đến cùng những mỹ nữ trong bộ quân phục bắt mắt, đi theo bảo vệ ông. Đội nữ vệ sĩ bảo vệ Tổng thống Libya luôn có 40 người và họ đã xuất hiện công khai trước công chúng cách đây 23 năm khi ông Mouammar Gadhafi có chuyến công du tới châu Âu. Tại Trung Quốc, trong số 2.700 công ty và hơn 2 triệu nhân viên an ninh, nữ vệ sĩ chiếm gần 1/4.

Ước tính, khoảng 500 phụ nữ đang hành nghề vệ sĩ ở Nga, chiếm 2% tổng số vệ sĩ trong cả nước. Thủ đô Moskva còn có cả một trường chuyên đào tạo nữ vệ sĩ. Đối tượng được nhận vào trường này là những phụ nữ có ngoại hình đẹp, cân đối, thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và có thể lực hoàn hảo. Các nữ vệ sĩ của Nga được đánh giá là trải qua huấn luyện hoàn hảo như nam giới và trong hầu hết các trường hợp, họ hoạt động có vẻ hiệu quả hơn.

Ngay cả ở quốc gia Hồi giáo Ai Cập, dịch vụ vệ sĩ cũng đang bùng nổ. Thông minh, xinh đẹp, can đảm, bản lĩnh, đầy sức mạnh và đặc biệt giỏi võ là những đặc trưng dễ nhận thấy nhất ở các cô gái đang theo đuổi nghề vệ sĩ tại Ai Cập. Trong 3 năm qua, hơn 300 nữ vệ sĩ được đào tạo tại Công ty an ninh Falcon, một trong những công ty thành công nhất với dịch vụ nữ vệ sĩ ở Ai Cập. Đặc biệt, từ năm 2008, khi kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, trong tình trạng thiếu việc làm xứng với năng lực và bị gạt khỏi nhiều vị trí hấp dẫn, một số phụ nữ Arab Saudi cũng đã thử sức mình trong lĩnh vực khá mới mẻ là làm nhân viên an ninh tại các cơ sở, khu thương mại sầm uất.

Mưu trí đối phó với tội phạm

So với nghề vệ sĩ và cứu hỏa thì có lẽ ngành cảnh sát có nhiều phụ nữ hơn cả. Năm 2006, Nga đã thành lập một đơn vị cảnh sát giao thông nữ với 26 thành viên và hoạt động rất hiệu quả tại thành phố Vongagarad, ở miền Nam nước này. Nhưng đặc biệt nhất có lẽ là các nữ cảnh sát tại những nước Hồi giáo. Năm 1994, Thủ tướng Pakistan thời bấy giờ là bà Benazir Bhutto đã ký sắc lệnh thành lập đội nữ cảnh sát đầu tiên ở Islamabad. 9 năm sau, noi gương Pakistan, Iran cũng thông báo tuyển mộ thêm nhiều nữ cảnh sát. Đến nay, Cộng hòa Hồi giáo này đã có hơn 2.000 nữ cảnh sát trẻ ở độ tuổi 20.

Nhưng có lẽ, ấn tượng nhất về các nữ cảnh sát trong năm 2010 vừa qua lại là sự xuất hiện đầy can đảm của một nữ sinh viên chuyên ngành nghiên cứu tội phạm học ở Mexico. Ở tuổi 20, cô gái trẻ có tên Marisol Valles này đã nhậm chức Cảnh sát trưởng tại thị trấn Guadalupe ở miền Bắc Mexico, nơi chứng kiến nhiều vụ đụng độ đẫm máu giữa các băng đảng buôn bán ma túy trong vùng. Marisol Valles cho biết cô sẽ theo đuổi các chương trình phòng tránh ma túy tại các khu phố, trường học và nhận trách nhiệm thiết lập lại không gian công cộng cho cộng đồng để thị trấn vùng biên này không còn là nơi đáng sợ nhất ở Mexico

>> dich vu bao ve Nam Ky
Mạnh Hùng – CAND
Nguồn cand

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com