Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

thammykim1212's Blog

Sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là như thế nào?

Một chiếc mũi cao, thẳng tự nhiên kết hợp với khuôn mặt thanh tú là mơ ước của hầu hết chúng ta. Thế nhưng không phải ai sinh ra cũng may mắn được tạo hóa ban tặng những nét đẹp tự nhiên ấy. Vì vậy mà nhu cầu phẫu thuật thẩm mỹ với mục đích làm đẹp hơn cho chiếc mũi ngày nay được rất nhiều chị em ưa chuộng.
 
Hầu hết những chiếc mũi sau khi được chỉnh sửa đều cải thiện hơn dáng mũi ban đầu, nhưng vẫn có một số ít gặp phải những trường hợp không mong muốn, trong đó nhiều nhất là đầu mũi bị bóng đỏ. Vậy phương pháp khắc phục biến chứng bóng đỏ đầu mũi là gì? Sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là như thế nào? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc này.
 
Bóng đỏ đầu mũi là gì?
 
Phẫu thuật hiệu quả hơn cách trang điểm nâng mũi
 
Bóng đỏ đầu mũi là một trong những trường hợp thường hay gặp khi bạn nâng mũi không đúng kỹ thuật hoặc tại địa chỉ không uy tín. Đây là tình trạng mà vùng đầu mũi bị đỏ lên, có thể kèm thủng da đầu mũi và lộ sụn. Không chỉ làm mất thẩm mỹ khuôn mặt, bóng đỏ đầu mũi còn gây ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. Trong trường hợp này, sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là dịch vụ cần thiết giúp bạn có lại chiếc mũi xinh xắn như mong muốn.
 
Một số nguyên nhân gây bóng đỏ đầu mũi
 
– Thực hiện không đúng kỹ thuật hoặc nâng mũi bằng kỹ thuật cũ.
 
– Sụn nhân tạo nâng sống mũi quá cứng và dày.
 
– Đặt sụn quá cao mà không kéo dài mũi.
 
– Da vùng mũi không đủ, không sử dụng lớp đệm cho da vùng đầu mũi.
 
– Sử dụng vật liệu chưa phù hợp: trường hợp nào sử dụng sụn nhân tạo, trường nào sử dụng sụn tự thân hay phối hợp cả hai.
 
>>Xem thêm: thu gon canh mui khong can phau thuat
 
Phương pháp sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi
 
– Lấy sóng mũi ra đặt sóng mới phù hợp (ưu tiên chọn vật liệu mềm mại). Có thể làm trực tiếp ngay lúc lấy ra hay chờ 3 đến 6 tháng để làm lại mũi mới. Việc này sẽ do bác sĩ chỉ định.
 
– Nếu đỏ đầu mũi ở mức độ nhẹ thì có thể chỉnh hình ngay một thì bằng cách độn thêm sụn tự thân.
 
– Có thể giải phóng làm giảm sức căng da vùng đầu mũi mà không cần lấy sóng ra. Có nhiều kỹ thuật để giảm sức căng đầu mũi bị đỏ như bọc sụn, đặt miếng đệm Aloderm…
 
Nâng mũi bọc sụn sẽ là sự lựa chọn tối ưu nhất giúp bạn cải thiện khuyết điểm mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi. Với phương pháp này, sụn tự thân sẽ được sử dụng để bao bọc lấy phần đầu mũi như một tấm đệm bảo vệ. Cụ thể là bác sĩ sẽ dùng sụn vách ngăn để dựng lại trụ mũi, đồng thời kéo dài đầu mũi một cách an toàn (trong trường hợp sụn vách ngăn không đủ, sụn nhân tạo sẽ được sử dụng để thay thế). Sụn vành tai sẽ được dùng để bao bọc đầu mũi. Sau phẫu thuật này, tình trạng mũi bị bóng đỏ sẽ được cải thiện và mũi sẽ được nâng cao an toàn.
 
Lưu ý khi sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi
 
Sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi là phẫu thuật phức tạp hơn so với nâng mũi lần đầu tiên, vì vậy, điều quan trọng cần lưu ý là bạn phải chọn đúng trung tâm uy tín để chắc chắn có được kết quả cao và an toàn nhất. Hơn nữa, khi có dấu hiệu mũi hỏng, bạn phải thực hiện chỉnh sửa mũi càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể trang điểm để khắc phục tình trạng mũi tẹt của mình 
 
Xem thêm: cách trang điểm nâng cao sống mũi
 
Thẩm mỹ viện KIM là nơi quy tụ nhiều bác sĩ giỏi đã có nhiều năm kinh nghiệm, và hầu hết được tu nghiệp tại các nước có ngành thẩm mỹ làm đẹp đi đầu trên thế giới như Anh, Canada, Mỹ, Hàn Quốc…  Ca phẫu thuật sửa mũi bị bóng đỏ sau nâng mũi nhờ vậy hứa hẹn sẽ mang lại cho bạn một chiếc mũi hoàn hảo cũng như sẽ khắc phục hoàn toàn những trường hợp mũi hỏng, bóng đỏ khi bạn phẫu thuật không thành công tại các trung tâm khác.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com