Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

»-(¯`v´¯)-» thanhhai»-(¯`v´¯)-»'s Blog

web HTML TAGS index

HTML TAGS
 

01- <!-- (chú thích) -->
02- <!DOCTYPE>
03- <A>
04- <ADDRESS>
05- <APPLET>
06- <B>
07- <BASE>
08- <BGSOUND>
09- <BIG>
10- <BLOCKQUOTE>
11- <BODY>
12- <BR>
13- <CENTER>
14- <CODE>
15- <COMMENT>
16- <DIR>
17- <DIV>
18- <EMBED>
19- <FONT>
20- <FRAME>
21- <FRAMESET>
22- <H1> đến <H6>
23- <HEAD>
24- <HR>
25- <HTML>
26- <I>
27- <IFRAME>
28- <IMG>
29- <INPUT>
30- <MARQUEE>
31- <MENU>
32- <MULTICOL>
33- <NOFRAMES>
34- <NOSCRIPT>
35- <OL>
36- <P>
37- <STRIKE> hay <S>
38- <SMALL>
39- <SPACER>
40- <STRONG>
41- <STYLE>
42- <SUB>
43- <SUP>
44- <TABLE>
45- <TD>
46- <TR>
47- <TITLE>
48- <U>

Mở đầu - HTML là gì, cấu tạo một trang web dưới dạng HTML, màu chữ, màu nền...

Ðể viết HTML cho trang Web, bạn hãy start chương trình NotePad của Microsoft có đi kèm theo với Windows. Ðó là một ASCII Editor. Viết xong, bạn hãy save nó vào một folder nào đó dễ nhớ. Tên của file này bắt buộc phải có tận cùng là
.htm hoặc .html Ví dụ: start.htm. Ðể thưởng thức thành quả của mình, bạn hãy open file đó bằng một Browser.

Cấu trúc cơ bản

Một document HTML luôn bắt đầu bằng
<html> và kết thúc bằng </html> (trong đó bạn cũng có thể viết nhỏ hoặc viết hoa <html> </html>). Nhờ có cặp TAG này mà Browser biắt được đó là HTML - document để trình duyệt. Những chữ đó chỉ để dành riêng cho Browser, người đọc chỉ nhận được những gì viết giữa cặp TAG <body> </body>. Trong một document html, chú thích được dùng như sau:

<!-- Ðây là dòng chú thích, chỉ dành riêng cho bạn, browser bỏ qua dòng này -->

Như vậy một trang web viết bằng html sẽ có cấu trúc như sau:

<html> 
<body>
 
        
<!-- Phần bạn cần trình bày. Ví dụ một bức ảnh hay lời văn. -->
</body> 
</html>

Một trang trống, không có nội dung với nền màu da cam sẽ được viết như sau:

<html> 
<body bgcolor="orange">
         <!-- Phần bạn cần trình bày. Ví dụ một bức ảnh hay lời văn. -->
</body> 
</html>


[Xem ví dụ]

Tất nhiên, một Homepage còn có nội dung (lời viết và hình ảnh):

<html>
<body bgcolor="beige">
<font face="Arial" size="2" color="black"> 

 
Chào bạn, đây là dòng chữ viết bằng font Arial, màu          đen, cỡ 2
</font><br><br>
<font face="Verdana" size="3" color="navy"> 
Còn đây là dòng chữ viết bằng font Verdana, màu xanh nước biển, cỡ 3

</font><br><br>
<font face="Bodoni" size="4" color="red"> 

Dòng này lại là font Bodoni, màu đỏ, cỡ 4 </font><br>
</body>
</html> 


face thể hiện cho mẫu chữ, size thể hiện cho cỡ chữ (số càng lớn thì chữ càng to) và color thể hiện cho màu sắc của chữ, #000000 là màu đen, #FF0000 là màu đỏ, #FFFF00 là màu vàng.

TAG
<br> cho phép bạn chuyển sang dòng mới. Bạn có thể dùng nhiều <br> như bạn muốn. Cứ mỗi lần có <br> là một lần xuống dòng. Bạn có thạ dùng mouse phải gõ vào nền của một trang web nào đó rồi chọn source code để tham khảo xem nó được viết như thế nào. Ðấy là cách tốt nhất để khám phá ra những điều "bí mật" của các website đẹp.

[Xem ví dụ]

Như vậy là bạn đã có thể viết được một trang web đơn giản rồi đó. Một trang web bao giờ cũng có hai phần cơ bản là tiêu đề và phần thân. Tiêu đề luôn được viết to. Bạn có thể dùng size lớn hơn và cũng có thể dùng những TAG đã được định sẵn cho tiêu đề.


<html>
<body bgcolor="#000080">
<center>
<font face="Verdana, Tahoma, Arial" color="#ffffff">

<h1>Tiêu đề của trang web</h1><br>
<h2>
Welcome to my Homepage!</h2><br>
<h3>
Tiêu đề của trang web</h3><br>
<h4>
Tiêu đề của trang web</h4><br>
<h5>
Tiêu đề của trang web</h5><br>
<h6>
Tiêu đề của trang web</h6><br>
</font>
</center>
</body>
</html>  



<h1></h1>
là to nhất và <h6></h6> là nhỏ nhất. Tiêu đề luôn nằm ở trung tâm của trang, vì vậy ta phải dùng thêm một cặp TAG nữa : <center></center> Tất cả những gì nằm giữa cặp TAG này đều được định hướng vào phía giữa của trang. 

Trong ví dụ này, nền của trang là xanh nước biển (#000080) chữ màu trắng. 

Bổ sung:

Trong một HTML Document, ngoài phần body còn có phần head, được viết bởi cặp tag
<head></head>. Nếu bạn sử dụng cặp tag này, bạn bắt buộc phải viết thêm một cặp tag nữa, đó là <title></title> Giữa <title> </title> là tên của trang web được browser trình bày phía trên cùng của menubar. Như vậy một trang web với "đầu" sẽ có cấu trúc như sau:

<html>
<head>

<title>Trang web dau tien cua toi</title>
</head>
<body>

           Phần bạn cần trình bày. Ví dụ một bức ảnh hay lời văn.
</body>
</html> 



Trong "head" ta còn có thể đưa rất nhiều thông tin vào cho browser, search engine... Cái đó sẽ được đề cập đến trong một mục riêng

Cách đưa tranh ảnh vào một trang web

Trong trang trước, chúng ta đã đề cập đến cách trình bày chữ trong trang web. Ðể làm cho trang web sinh động hơn, hấp dẫn hơn, bạn có thể đưa thêm tranh ảnh vào. Có những trang web liên quan đến số liệu, đồ thị và đồ thị cũng là một dạng ảnh (images). Sau đây là cách đưa một bức ảnh vào trong trang web.

Sau đây là HTML Code để đưa hình ảnh vào trang web:

<html>
<body bgcolor="#ffffff">
<center>
<img src="myphoto.jpg" width="200" height="400" border="0" alt="Here is my first photo">
</center>
</body>
</html>



Bạn thấy không, điều đó rất đơn giản. Chỉ riêng
<img src="myphoto.jpg"> đã đủ để đưa một bức ảnh vào trang web. img là image và src là source. Tất cả những cái đi đằng sau chỉ để trình bày bức ảnh đó đẹp hơn thôi. width là chiều rộng của bức ảnh mà bạn muốn, nó không phụ thuộc vào kích thước gốc của bức ảnh. height là chiều cao. Tất cả đều đo bằng pixel. border="0" báo cho Browser biết là ảnh này sẽ được trình bày không có khung. alt có ích khi ảnh chưa hoặc không được nạp (nhiều người surf không ảnh để đỡ tốn thời gian) Khi đó người xem biết được mình sẽ được xem cái gì.

Dùng tranh ảnh làm nền cho trang web

Trong trang trước, chúng ta đã nói đến màu sắc của nền trang web. Bằng cách thay đổi thông số của bgcolor, bạn sẽ tạo được màu nền khác tuỳ theo sở thích của mình. Như bạn chắc cũng đã thấy trong các website đã đến thăm, một trang web còn có thể có nền rất đẹp, tạo ra từ những bức tranh nhỏ. Cái đó rất đơn giản. HTML Code sẽ như sau:

<html>
<body bgcolor="#màu mà bạn thích" background="back.jpg">
</body>
</html>


[Xem ví dụ]

Bạn thấy đó, ở đây chỉ có một sự khác biệt rất nhỏ: ta thêm background vào và nhận được nền là back.jpg. Tuỳ theo kích cỡ của back.jpg mà nền trông khác nhau. back.jpg sẽ được ghép vào với nhau nếu như cỡ của nó nhỏ hơn window của Browser.
bgcolor có cũng được mà không có cũng vẫn được, nó chỉ có tác dụng khi back.jpg vì lý do gì đó không được nạp.

Cách tạo liên kết (hyper link) tới các trang web khác

Sau khi có tranh ảnh và bài viết, chắc bạn cũng muốn có một vài links tới các trang khác. Trang của bạn và những trang mà bạn thích. Rồi cũng phải có một chỗ mà người đến thăm chỉ cần click vào đó là có thể viết thư cho bạn. Chỗ đó có thể là một từ, một câu hay một bức ảnh. Trang này bạn đang xem dở nhưng bạn vẫn có thể ngó qua [trang trước] một chút. Gõ vào bức ảnh bên bạn cũng được kết quả tương tự. Sau đây là html code của 2 liên kết trên.

Trang này bạn đang xem dở nhưng bạn vẫn có thể ngó qua [<a href="ihtml_2.htm">trang trước</a>] một chút.

<a href="ihtml_index.htm"><img src="h_clinton.gif" border="0" alt="Go vao day de quay ve trang index"></a>




Dùng cặp TAG
<a href=""></a>, bạn có thể biến nhiều objects thành links. Trong ví dụ này, bạn có bức ảnh của Hillary Clinton và hai chữ "trangtrước" làm liên kết (links). Chỉ cần gõ vào đó là bạn đã bước sang trang khác. Links không chỉ giới hạn trong website của bạn, nó có thể đưa bạn đi khắp nơi trên internet. Sau đây là code của một trang với links tới các trang khác, ví dụ trang web của [Hội Phụ Nữ Việt Nam] tại Bochum, CHLB Ðức:

Ví dụ trang web của [<a href="http://www.vifi.de" target="_new">Hội Phụ Nữ Việt Nam</a> tại Bochum, CHLB Ðức



Ở ví dụ trên, bạn thấy một đoạn code mới, đó là
target="_new". Nếu biết tiếng Anh, chắc bạn cũng suy ra được ý nghĩa của đoạn code đó. Nó có tác dụng chỉ cho trình duyệt (browser) biết sẽ phải mở trang web đó trong một cửa sổ mới (target = đích, new = mới). Target còn có thể mang những giá trị sau: "_blank" (như "_new"), "_top", "_parent", "_self" (3 giá trị này chỉ dùng cho những trang web có chứa frame - sễ đề cập đến sau).

Và đây là cách tạo một email-link:

Chắc bạn cũng thấy trên nhiều trang web có những link mà chỉ càn gõ vào nó là chương trình e-mail tự động mở ra cho bạn viết thư tới một địa chỉ đã được định sẵn, nhiều khi tiêu đề (subject) của e-mail cũng đã có sẵn. Gõ [vào đây] hoặc vào biểu tượng bên để gửi e-mail cho tôi.

<html>
<body bgcolor="white" link="blue" alink="white">

<font face="verdana" size="2">

Gõ [
<a href="mailto:[email protected]">vào đây</a>] hoặc vào biểu tượng bên để gửi e-mail cho tôi. <a href="mailto:[email protected]?subject=Test&body=This is a test"><img src="ihtml_mail_button.jpg" border="0"></a>
</font>

</body>
</html>



Thay vì địa chỉ một trang web, bạn chỉ cần đưa
mailto: và địa chỉ e-mail, muốn có subject và text sẵn, chỉ cần thêm ?subject=tiêu đề&body=text

Màu của liên kết:

Trong trang web này, bạn thấy liên kết nào cũng màu xanh, gõ vào thì thành màu trắng, sau khi gõ thì màu xám. Ðiều đó được thực hiện bởi các đoạn code sau (trong body tag):
<body bgcolor="white" link="blue" alink="white" vlink="gray"> (alink= active link, vlink= visited link)

<script language=javascript> function link(x) { if(x==1) {alert("Ban dang go vao TRAN toi");} else if(x==2) {alert("Ban dang go vao MUI toi");} else if(x==3) {alert("Ban dang go vao MIENG toi");} else if(x==4) {alert("Ban dang go vao CO toi");} }
ImageMap - thoạt nhìn thì phức tạp nhưng lại rất đơn giản

Trên một số trang web, bạn thấy một bức tranh mà khi gõ chuột vào mỗi góc có thể tới một trang mới. Ở đó người ta sử dụng một bức tranh, một tấm ảnh để làm liên kết. Ðể định vị từng khu vực trên bức ảnh, người ta sử dụng tọa độ của từng khu vực đó. Bạn thử gõ vào trán, miệng, mũi, cổ của Hillary Clinton để xem ví dụ. Cái đó gọi là ImageMap, sử dụng Code sau:

<img src="h_clinton.gif" width="117" height="158" border="0" usemap="#Hillary">

<map name="Hilarry">
<area href="link_1.htm" alt="Trang web 1" shape="rect" coords="29,24,82,52">
<area href="link_2.htm" alt="Trang web 2" shape="rect" coords="25,58,82,84">
<area href="link_3.htm" alt="Trang web 3" shape="rect" coords="25,82,81,103">
<area href="link_4.htm" alt="Trang web 4" shape="rect" coords="33,106,84,140">
</map>

<script language=javascript> function crds(a) { if(a==1) {alert("Ban vua go vao hinh chu nhat voi nhung toa do sau:\n\n41,47,154,88");} else if(a==2) {alert("Ban vua go vao hinh tron voi nhung toa do sau:\n\n97,160,36");} else if(a==3) {alert("Ban vua go vao da giac voi nhung toa do sau:\n\n148,286 152,285 130,274 168,251 154,226 145,232 120,237 102,218 67,219 48,254 88,254 91,282");} }
Trong đó bạn đặt một bức ảnh là MAP bằng USERMAP: usemap="#Hillary", chia phần trên map bằng AREA, quy định tọa độ của từng phần trên map bằng COORDS: coords="29,24,82,52", quy định liên kết của từng phần bằng TAG quen thuộc HREF, định hình cho từng phần bằng SHAPE: shape="rect". SHAP còn có thể mang giá trị circle (tròn) , poly (polygon = đa giác). Bạn có thể sử dụng COORDS như sau:

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com