Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Thanh Niên Bảo Thuận

NQ Đại hội Đoàn toàn quốc lần IX - bài 6 (tt)

(chuyên đề 6 - tiếp theo)

Số liệu phát triển đoàn viên 2002 - 2007

Năm
Tổng số đoàn viên
Kết nạp mới
Số trưởng thành Đoàn
2002
4.451.476
1.018.193
596.470
2003
4.710.378
1.051.711
759.291
2004
5.070.210
1.082.392
691.879
2005
5.369.485
1.165.509
783.117
2006
5.919.277
1.111.065
615.717
2007
6.100.000
1.160.749
 

 (Nguồn: Văn phòng Trung ương Đoàn)
Công tác phát triển đoàn viên mới đã vượt chỉ tiêu của Đại hội VIII đề ra. Trong nhiệm kỳ kết nạp mới 4.504.561 đoàn viên, vượt 12,6% chỉ tiêu, đưa số đoàn viên cả nước hiện nay lên trên 6,1 triệu, tăng 12,84 so với nhiệm kỳ trước.
Công tác quản lý đoàn viên được quan tâm và từng bước đi vào nề nếp; nhiều địa phương đã quan tâm và có biện pháp làm tốt hơn việc theo dõi nắm bắt tình hình, quản lý đoàn viên đi làm ăn xa. Chương trình Rèn luyện đoàn viên được nhiều cơ sở đoàn thực hiện, đã có tác dụng tích cực nâng cao chất lượng đoàn viên và tổ chức cơ sở đoàn. Số đoàn viên đạt phân loại khá và xuất sắc tăng từ 85,3% năm 2003 lêm gần 90% năm 2006. Vai trò tiên phong gương mẫu của người đoàn viên trong phong trào thanh niên và ở cộng đồng dân cư, trong công tác chăm sóc, giáo dục thiếu nhi ở một số địa bàn, lĩnh vực được khẳng định.
- Công tác cán bộ Đoàn được coi trọng.
Các cấp bộ Đoàn đã tích cực tham mưu cho cấp ủy về công tác tuyển chọn cán bộ, công tác đào tạo, bồi dưỡng, quy hoạch, bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ Đoàn. Việc kiện toàn, bổ sung số cán bộ chuyển công tác, kiện toàn, bố trí sắp xếp đội ngũ ủy viên Ban chấp hành Đoàn các cấp đã đi vào nề nếp; vai trò trách nhiệm của tổ chức Đoàn cấp trên đối với công tác cán bộ Đoàn cấp dưới được tăng cường. Công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách của Đoàn tăng cả về số lượng và chất lượng. Trong nhiệm kỳ đã tập huấn cho 1.152.300 lượt cán bộ Đoàn, Hội, Đội, tăng 118% so với nhiệm kỳ trước. Chính sách cho cán bộ Đoàn được các cấp bộ Đoàn quan tâm nghiên cứu, đề xuất; nhiều địa phương, ngành đã có chế độ phụ cấp thêm cho đội ngũ cán bộ cơ sở, bí thư chi đoàn theo điều kiện cụ thể của từng nơi.  
 
2- Kết quả công tác củng cố, mở rộng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên, xây dựng Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam
- Nhận thức của các cấp bộ Đoàn, Hội, cán bộ Đoàn, Hội về xây dựng mặt trận đoàn kết, tập hợp thanh niên được nâng cao thêm một bước.
100% các cấp bộ Đoàn đã tổ chức nghiên cứu, học tập Văn kiện Đại hội Đoàn VIII và nghị quyết 01, qua đó đã có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên vì ‘Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Các cấp bộ Đoàn và cán bộ đoàn chủ chốt các cấp đã xác định công tác đoàn kết, tập hợp mọi tầng lớp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu.
- Đoàn kết, tập hợp thanh niên qua các hình thức, mô hình họat động tuyên truyền giáo dục, qua các phong trào hành động cách mạng được tăng cường.
Các hình thức tập huấn, học tập, các hình thức, mô hình hoạt động tuyên truyền, giáo dục đã thu hút đông đảo và có tác dụng nâng cao nhận thức cho cán bộ, đoàn viên, hội viên và thanh niên. Từ năm 2004 đến hết năm 2006, các hình thức tập huấn, học tập các chủ trương, nghị quyết của Đảng, Đoàn, chính sách, pháp luật của Nhà nước, học tập 6 bài học lý luận chính trị, các chuyên đề về tư tưởng Hồ Chí Minh, các buổi giáo dục truyền thống… đã có trên 38 triệu lượt đoàn viên, hội viên, thanh niên tham gia.
Hình thức công tác tuyên truyền, giáo dục được đa dạng hóa, nhiều mô hình hoạt động có hiệu quả được tổ chức thường xuyên như các câu lạc bộ thanh niên, diễn đàn, cuộc vận động Tuổi trẻ sống đẹp, sống có ích, Tuổi trẻ Việt Nam học tập và làm theo tấm gương Bác Hồ… đã tập hợp đông đảo thanh niên tham gia.
- Đoàn kết, tập hợp thanh niên thông qua phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”
Phong trào “Thi đua, tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” với các nội dung cơ bản là: - Thi đua học tập, tiến quân vào khoa học, công nghệ; - Thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo; - Tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng; - Xung kích bảo vệ Tổ quốc, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, đã thu hút hàng triệu đoàn viên, thanh niên tham gia, tạo nên chuyển biến tích cực trong cục diện tình hình thanh niên, tác động cuản cố tổ chức Đoàn, tăng cường quan hệ mật thiết giữa tổ chức Đoàn với đoàn viên, thanh niên, mở rộng và củng cố mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên.
- Công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên dân tộc, tôn giáo có tiến bộ, công tác tập hợp, đoàn kết thanh niên Việt Nam học tập, làm việc ở nước ngoài có chuyển biến.
Đoàn đã triển khai các dự án phát triển kinh tế - xã hội, giúp thanh niên dân tộc, tôn giáo lập thân, lập nghiệp; xây dựng các mô hình hoạt động thanh niên; tuyên truyền, đấu tranh chống lại các âm mưu, hành động của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá cách mạng nước ta.
Đoàn, Hội đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại, quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cho thanh niên, sinh viên Việt Nam ở nước ngoài, đấu tranh chống lại những nhận thức và hành động sai trái, xuyên tạc tình hình đất nước. Đến nay, tổ chức Đoàn, Hội đã được thành lập ở 16 nước với hơn 200 chi đoàn, đoàn cơ sở và hơn 6.000 đoàn viên, hội viên.
- Củng cố và mở rộng Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ VIII của Đoàn (2002-2007), Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ trên phạm vi cả nước; công tác phát triển hội viên và xây dựng tổ chức cơ sở Hội vượt chỉ tiêu Đại hội V của Hội đề ra. Đến cuối năm 2007, cả nước có trên 6,7 triệu hội viên, hầu hết các quận, huyện và 95% xã, phường trong cả nước có tổ chức Hội với trên 200.000 chi hội, câu lạc bộ, đội, nhóm. Nội dung hoạt động Hội ngày càng phong phú hơn, quan tâm đến lợi ích chính đáng, hợp pháp của thanh niên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên. Các loại hình tập hợp thanh niên tiếp tục được đa dạng hóa; đã xúc tiến việc thành lập thêm các tổ chức thành viên tập thể của Hội như Hội Trí thức Khoa học công nghệ trẻ, Hội Tin học trẻ, Hội Thầy thuốc trẻ. Công tác xây dựng Hội tại các doanh nghiệp ngoài quốc doanh thu được các kết quả ban đầu.
Hội sinh viên Việt Nam trong 5 năm qua đã đẩy mạnh công tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, lối sống cho sinh viên. Phong trào sinh viên được nâng cao về chất, thể hiện qua các đợt thi đua học tập, rèn luyện, nghiên cứu khoa học, các chiến dịch sinh viên tình nguyện… Tổ chức Hội sinh viên Việt Nam có bước phát triển mới, đến nay đã có 186 Hội sinh viên cấp trường, tăng thêm 41 Hội cấp trường so với đầu nhiệm kỳ, tập hợp hơn 700.000 hội viên.
Tổ chức Đoàn đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong tổ chức và hoạt động của Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam. Thông qua hoạt động hội, Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam, Hội sinh viên Việt Nam còn là nơi để hội viên rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên.
Có thể khẳng định rằng, trong nhiệm kỳ Đại hội Đoàn VIII, công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh đã được tập trung chỉ đạo; chất lượng tổ chức cơ sở đoàn, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ đoàn được nâng lên; số thanh niên được kết nạp vào Đoàn tăng; mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên được củng cố và mở rộng; Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam và Hội Sinh viên Việt Nam có bước phát triển mới cả về tổ chức và hoạt động.
 
3- Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân.
 
3.1- Hạn chế, yếu kém:
- Chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn, chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ đoàn tuy đã được nâng lên nhưng vẫn chưa theo kịp sự chuyển động của tình hình thanh niên cũng như yêu cầu tập hợp, đoàn kết thanh niên trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, trong bối cảnh phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ, hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ Đoàn tụt hậu so với thanh niên.
 
- Công tác xây dựng, phát triển tổ chức Đoàn, Hội, tập hợp thanh niên và tổ chức các hoạt động thanh niên trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài, khu vực đô thị, nông thôn, miền núi, vùng tôn giáo, trong đối tượng thanh niên Việt Nam học tập và lao động ở nước ngoài còn yếu.
 
- Các loại hình tập hợp, đoàn kết thanh niên đã được phát triển, đổi mới để phù hợp với từng đối tượng thanh niên, với nhu cầu, nguyện vọng của thanh niên nhưng vẫn chưa theo kịp sự chuyển động nhanh chóng của thực tiễn.
 
- Lý luận về công tác vận động thanh niên, về tập hợp thanh niên, mô hình tổ chức và hoạt động của Đoàn ở một số lĩnh vực chưa theo kịp sự phát triển kinh tế - xã hội.
 
3.2- Nguyên nhân:
- Sự vận dụng và cụ thể hóa các chủ trương của Ban chấp hành, Ban thường vụ, Ban Bí thư Trung ương Đoàn về tăng cường xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh và củng cố, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên ở nhiều nơi còn hạn chế; công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn chưa thường xuyên.
 
- Công tác cán bộ của Đoàn còn bất cập; năng lực, trình độ nghiệp vụ, kiến thức kinh tế, xã hội của một bộ phận cán bộ Đoàn còn yếu; cán bộ đoàn ở một số địa phương không có điều kiện luân chuyển hoặc khi luân chuyển lại chưa chuẩn bị tốt đội ngũ thay thế làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động của Đoàn. Việc tham mưu cho Đảng trong tạo nguồn, đào tạo, sử dụng và luân chuyển cán bộ nhìn chung còn yếu.
 
- Điều kiện, phương tiện hoạt động và nguồn lực cho công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi còn khó khăn. Một số địa phương chưa kết hợp và phát huy tốt vai trò nòng cốt của tổ chức Đoàn với sự chủ động, sáng tạo của tổ chức Hội.
 
- Tổ chức Đoàn còn chậm thích nghi với sự phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu của thanh niên; công tác tổng kết thực tiễn, đầu tư cho nghiên cứu lý luận về xây dựng tổ chức Đoàn, về tập hợp, đoàn kết thanh niên chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra.
 
4- Bài học kinh nghiệm.
 
- Quán triệt sâu sắc cho các cấp bộ Đoàn, Hội, cán bộ chủ chốt các cấp bộ Đoàn, Hội nhận thức: "Chất lượng cơ sở là trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu". Kiên trì thực hiện chủ trương tập trung cho cơ sở, coi trọng công tác cán bộ và mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên là những điều kiện có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của tổ chức Đoàn.
- Mọi hoạt động của Đoàn phải thiết thực, hướng tới mục tiêu tập hợp, giáo dục, chăm lo lợi ích của thanh niên, khơi dậy và phát huy vai trò tiên phong gương mẫu, tinh thần xung phong, tình nguyện của thanh niên, tạo điều kiện để thanh niên tự khẳng định và phát triển.
- Chủ động tham mưu cho Đảng lãnh đạo toàn diện công tác thanh niên; tận dụng mọi cơ hội và phát huy tốt vai trò, vị thế của tổ chức Đoàn trong phối hợp với các cấp chính quyền, đoàn thể tiến hành công tác thanh niên, từng bước xã hội hóa công tác thanh niên.
- Tăng cường nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn; coi trọng kiểm tra, đánh giá việc tổ chức thực hiện các chủ trương công tác của Đoàn; thường xuyên, kịp thời phát hiện, tôn vinh và nhân rộng các sáng kiến, điển hình tiên tiến, nhân tố mới của công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi. 

 

III- XÂY DỰNG TỔ CHỨC ĐOÀN, MỞ RỘNG MẶT TRẬN TẬP HỢP, ĐOÀN KẾT THANH NIÊN TRONG TÌNH HÌNH MỚI.      
1- Phương hướng, phương châm.
Đại hội toàn quốc lần thứ IX Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã xác định mục tiêu, phương hướng công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi nhiệm kỳ 2007 – 2012, trong đó, về công tác xây dựng Đoàn và đoàn kết, tập hợp thanh niên đã nêu rõ:
"Xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trong đó tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ, chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn; tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát triển Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam và các tổ chức thanh niên khác do Đoàn làm nòng cốt".
Để thực hiện phương hướng trên, Đoàn tiếp tục xác định: "Chất lượng cơ sở là trọng tâm; cán bộ là then chốt; đoàn kết, tập hợp thanh niên là nhiệm vụ hàng đầu". Phương châm cơ bản xây dựng tổ chức Đoàn là: Mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên phải rộng rãi; Đoàn phải mạnh; Đoàn viên phải tiêu biểu trong mỗi tập thể thanh niên và ở cộng đồng dân cư.
Như vậy, có thể thấy rằng công tác xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên được coi là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của Đoàn. Kết quả thực tiễn về công tác xây dựng Đoàn, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên nhiệm kỳ 2002 - 2007 đã khẳng định tính đúng đắn của phương hướng, phương châm, nội dung của nhiệm vụ này được xác định tại Đại hội VIII. Phương hướng xây dựng tổ chức Đoàn, mở rộng mặt trận tập hợp, đoàn kết thanh niên trong những năm tới là sự kế thừa phương hướng của nhiệm kỳ trước, đồng thời có sự phát triển phù hợp với bối cảnh, điều kiện mới. Đó là cùng với xác định rõ xây dựng Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức, Đại hội đã nhấn mạnh việc tập trung nâng cao chất lượng đoàn viên, chất lượng cán bộ và chất lượng tổ chức cơ sở Đoàn. Cùng với việc tăng cường đoàn kết, tập hợp thanh niên, phát triển Hội LHTN Việt Nam, Hội Sinh viên Việt Nam, Đại hội đã nêu rõ việc phát triển các tổ chức khác của thanh niên do Đoàn làm nòng cốt. Phương châm cơ bản xây dựng tổ chức Đoàn có thể nói gọn cho dễ nh?td>

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com