Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Thanh Niên Bảo Thuận

Sơ cấp cứu khi đi dã ngoại - cắm trại (TT)

RẮN CẮN

XÁC ĐỊNH LÀ RẮN ĐỘC CẮN

Khi bị rắn cắn, bất kể là loại rắn nào, ta cũng phải hết sức cẩn thận. Nếu chu vi vết cắn gây đau nhức kịch liệt, sưng phù, nạn nhân nhức đầu, hoa mắt, buồn nôn… thì có thể là đã bị rắn độc cắn. Dựa vào con rắn đã đánh, bắt được: rắn lục, hổ mang, cạp nong, cạp nia...


Triệu chứng:

- Nếu là rắn lục hay chàm quạp thì vết thương xưng tấy đau nhức rất nhanh.

- Nếu là rắn hổ, vết thương ít sưng đau nhưng vài giờ sau nạn nhân có thể chết vì ngạt thở do chất độc làm liệt hô hấp.

Xử lý:


- Thật bình tĩnh, không được cử động mạnh. Nếu không nọc độc sẽ càng lan nhanh trong cơ thể.

- Dùng băng cuộn hay nẹp vải băng chặt phía trên vết rắn cắn khoảng 5cm. Nếu làm garô thì phải cẩn thận: cứ sau 1 giờ thì nới garô 1 lần, ghi chép nhật ký garô.

- Khử khuẩn vết cắn bằng thuốc tím hoặc cồn íôt. Có thể tẩy nọc tại chỗ bằng nước xà phòng hoặc các loại nước có chất chua hay chát.

- Lấy một con dao thật bén đã khử trùng sạch sẽ (bằng lửa là tốt nhất) rạch vào mổi vết răng nanh một hình chữ thập (+) dài khoảng 1cm và sâu 1,2cm.

- Dùng miệng (không sâu răng hoặc có vết thương bên trong) hút nọc độc và nhổ đi trong khoảng 15 phút. Nếu có ống giác hơi thì càng tốt. Lưu ý: Phương pháp này phải làm ngay sau khi bị cắn, chứ nếu đã bị cắn sau 30 phút rồi thì xem như vô ích.

- Cho nạn nhân uống cà phê hoặc chè đặc.

- Quấn nước đá vào một khăn vải và đắp chườm xung quanh vết rắn cắn.

CHỮA DÂN GIAN:

-Hòa chung 20g bù ngót (hoặc rau răm hay cây kim vàng) với 5g phèn chua: giã nhuyễn, nước để uống, xác đắp lên vết cắn.

- Nhai cùng một lúc 6-7 lá trầu, 1 qủa cau, một chút vôi trầu, một miếng quế bằng ½ ngón tay út giã nhuyễn. Nuốt hết nước cốt vào miệng.

- Chuyển nạnnhân đến bệnh viện (tránh bị dằn xóc-càng êm càng tốt).

SỐT CAO

Triệu chứng:

Sốt cao có nhiều nguyên nhân, nhưng bản thân sốt coa trên 39 độ C có thễ nguy hiểm, đặc biệt đối với trẻ nhỏ.

Xử trí:

- Đối với trẻ nhỏ, cởi hết quần áo, mũ trên người đứa trẻ.

- Ở người lớn chỉ cho mặc quần lót.

- Chườm khăn, nước lạnh hoặc nước mát lên đầu, ngực, bụng, đùi, háng và sau gáy – khi hết lạnh, thay khăn khác.

- Quạt cho người bệnh.

- Chỉ ngừng khi nhiệt độ hạ xuống dưới 38 độ C.

- Cho uống nhiều nước lạnh, nước trái cây.

- Nếu sốt cao qúa 40 độ C có thể xuất hiện co giật.

- Phải chườm lạnh tích cực hơn.

- Khi đỡ sốt, mời bác sĩ khám để tìm nguyên nhân.

- Không được cho uống Aspirin nếu bệnh nhân hay đau vùng dạ dày (bụng trên).

CHẢY MÁU CAM

Xử trí:

- Ngồi yên, không khịt mũi, khạc nhổ, không nuốt máu.

- Bóp chặt hai cánh mũi bằng hai ngón tay trong 10 phút cho đến khi máu ngừng chảy.

- Nếu máu vẫn chảy, làm một nút bông gòn dài thấm bông vào một nửa ống Adrenalin rồi nút vào lỗ mũi, để thò đầu bông ra ngoài.

- Tiếp tục bóp chặt mũi.

- Vài giờ sau, bỏ tay ra kiểm tra xem máu còn chảy không?

- Ở người nhiều tuổi, máu thường chảy ở lỗ mũi sau, khó cầm, cho nạn nhân cúi đầu về phía trước, ngậm một hăn tay mùi xoa đã gấp nhỏ, không được nuốt.

- Sau đó đưa ngay bệnh nhân đến bệnh viện.

bởi: Guest_hieu_* trong Sep 2 2010, 02:08 PM

:d/:D khá thú vị

bởi: Guest_khanh_* trong Feb 19 2011, 10:49 AM

thay hay day

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com