Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

[email protected]'s Blog

Ai Cập cấm cắt âm vật ở các bé gái

 

Bé gái Badour Shaker, chết do cắt âm vật tại một phòng khám ở Ai Cập.

Cái chết của một bé gái 12 tuổi khi đang được bác sĩ cắt âm vật đã làm bùng lên làn sóng căm phẫn của công chúng và thúc giục các quan chức y tế, tôn giáo ra lệnh cấm hoạt động này.

<script language=javascript> if(window.yzq_d==null)window.yzq_d=new Object(); window.yzq_d['pCLSGtGDJHc-']='&U=13baomd5r%2fN%3dpCLSGtGDJHc-%2fC%3d581583.10937617.11522446.6052652%2fD%3dLREC%2fB%3d4597744'; Cô bé Badour Shaker đã tử vong hồi tháng qua khi đang được tiểu phẫu tại một phòng khám bất hợp pháp ở thị trấn Maghag, phía nam Ai Cập. Mẹ cô, bà Zeniab Abdel Ghani, cho biết bà đã trả khoảng 9 đôla cho một nữ bác sĩ để thực hiện thủ thuật này.

Giải phẫu pháp y cho thấy cô bé tử vong do quá liều thuốc gây tê.

Cái chết của cô bé đã thổi bùng lên sự phản đối của công luận về việc cắt âm vật (phần nhạy cảm nhất trong cơ quan sinh dục của các bé gái).

Hôm thứ 5, Bộ Y tế Ai Cập đã công bố một sắc lệnh "cấm tất cả các bác sĩ, y tá hoặc bất kỳ người nào khác được thực hiện bất kỳ việc cắt bỏ, làm mỏng hoặc sửa chữa bất kỳ phần tự nhiên nào trong hệ thống sinh sản của nữ giới, cả ở các bệnh viện nhà nước, bệnh viện tư cũng như ở bất kỳ nơi nào khác."

Sắc lệnh cũng cảnh báo những ai vi phạm sẽ bị trừng phạt. Tuy nhiên, lệnh cấm này không có hiệu lực mạnh như luật, bởi luật thì phải được quốc hội thông qua.

Cắt âm vật để "giữ trong sạch"

Những người theo chủ trương cắt âm vật của nữ giới cho biết việc này nhằm kìm chế ham muốn tình dục và duy trì đức hạnh của một cô gái.

Chủ trương này phổ biến trong những người theo đạo Hồi cũng như đạo Cơ Đốc, đã ăn sâu bắt rễ ở vùng thung lũng sông Nile và một phần của vùng châu Phi cận Sahara, cả ở Yemen và Oman.

Thập kỷ 1950, Bộ Y tế Ai Cập cũng cấm đoán các bệnh viện và bác sĩ được thực hiện thủ thuật này. Nhưng sau đó, nó vẫn xảy ra ở Ai Cập, chủ yếu bởi những tay thợ cắt tóc, các bà mụ và những người nghiệp dư khác.

Một khảo sát do UNICEF thực hiện năm 2003 cho thấy 97% phụ nữ Ai Cập đã kết hôn từng trải qua thủ thuật này. Gần đây, nghiên cứu của Bộ Y tế và Dân số Ai Cập cũng tìm thấy 50,3% các bé gái từ 10 đến 18 tuổi đều đã bị cắt phần nhạy cảm nhất.

Đạo Hồi "không liên quan gì đến việc cắt âm vật"

Sau cái chết của bé gái mới đây, các quan chức tôn giáo cao cấp nhất của nước này khẳng định đạo Hồi chống lại việc cắt âm vật ở phụ nữ.

Mặc dù các chức sắc tôn giáo cao cấp khẳng định thủ thuật nói trên không liên quan gì với đạo Hồi, nhưng các bậc cha mẹ, đặc biệt ở nông thôn và những khu ổ chuột Cairo, đều tin rằng họ làm thế là giúp con gái mình. Họ cho rằng thủ thuật này là cần thiết cho sự trong trắng và nhằm bảo vệ trinh tiết của con gái trước khi kết hôn.

Những người phản đối cho biết các cô bé bị cắt âm vật có thể chết vì mất máu hoặc nhiễm trùng đường tiểu kinh niên, và phải chịu những nguy cơ khác đe doạ tính mạng.




VnVista I-Shine
© http://vnvista.com