Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

thietbibanhang's Blog

Một số lỗi về đầu đọc mã vạch

Đầu đọc mã vạch là thiết bị được sử dụng rất nhiều trong các mô hình kinh doanh từ nhỏ tới lớn. Trong quá trình sử dụng thiết bị này sẽ khó tránh khỏi gặp phải lỗi hay không biết sử dụng như thế nào? Sau đây chúng tôi xin đưa ra một số lỗi về đầu đọc mã vạch và cách xử lý để khi gặp phải các bạn sẽ biết cách khắc phục.

1. Đầu đọc mã vạch bị cấu hình sai

Mã vạch hiện tại được chia làm 2 loại như sau:
 
Mã vạch 1D (hay còn gọi là mã vạch tuyến tính, mã vạch 1 chiều): Được cấu tạo từ những vạch đen trắng xen kẽ và song song với nhau. Tất cã dữ liệu được mã hóa theo một chiều duy nhất là chiều dài, khi thêm dữ liệu phải tăng kích thước chiều ngang này khiến cho việc đọc và quét trở nên khó khăn hơn. Các mã thường gặp có thể kể tới như Code128, code39, UPC, EAN…
 
Mã vạch 2D (mã vạch hai chiều) được tạo thành từ ma trận vuông trắng – đen trong một khối hình vuông. Nó được gọi là ma trận điểm ảnh với mức chứa dữ liệu cao hơn mã vạch 1D nhiều lần. Các mã thường gặp Datamatrix, QR Code, PDF417, Vericode, Softstrip,…

Ở đây, việc bạn cần quan tâm chiếc máy quét mã vạch của bạn có thể đọc được mã vạch 1D hay 2D bởi có máy được sản xuất chỉ đọc được 1D, không thể đọc được các mã 2D. Thêm vào đó, hãy chắc chắn rằng mã vạch đã được kích hoạt cho máy quét mã vạch mà bạn đang sử dụng. Kiểm tra cài đặt ký tự tối thiểu và tối đa cho máy quét mã vạch sao cho phù hợp với độ dài các mã vạch để tránh lỗi kỹ thuật trong quá trình sử dụng.
ĐẦU ĐỌC MÃ VẠCH  VÀ 8 LỖI THƯỜNG GẶP

2. Phần cứng đầu đọc bị lỗi

Nhiều khả năng đầu đọc mã vạch của bạn đang gặp vấn đề về phần cứng, và nguồn điện dẫn đến làm việc không hiệu quả. Với máy đọc mã vạch không dây, bạn hãy kiểm tra lại số pin còn lại, nếu dưới 20%.
 
Với đầu đọc mã vạch có dây, bạn hãy kiểm tra lại tổng thể phần cứng, kết nối điện và usb đã đúng cách hay chưa, dây có đứt hay hư hại không.
Lưu ý giữ vệ sinh đầu đọc mã vạch để sạch sẽ. Một số máy quét mã vạch được sử dụng trong các môi trường ẩm ướt có khả năng bám dầu, mỡ, dấu vân tay, bụi… gây cản trở việc quét mã vạch. Bảo quản ống kính máy đọc mã vạch không bị trầy xước hay hư hỏng dưới bất kỳ hình thức nào. Nếu bị xước, bạn cần phải sửa chữa cho đầu đọc mã vạch này.

3. Sử dụng máy đọc mã vạch chưa đúng
 
Rất nhiều trường hợp, khách hàng tự cố định máy đọc mã vạch nhưng dưới góc độ không phù hợp dẫn đến việc đọc mã vạch rất khó khăn, hiệu quả thấp, lúc này bạn nên cố định lại máy đọc mã vạch của bạn với sự thay đổi về khoảng cách và góc máy để việc scan có thể hiệu quả hơn. Bạn nên tập trung scan vào một mã vạch thay vì cố scan quá nhiều mã vạch cùng một lúc.
 
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com