Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

VÕ VIẾT TRƯỜNG

Nếu chỉ có tiền, n với n chỉ là loài chó sói

 

TS.Đỗ Văn Khang: "Nếu chỉ có tiền, người với người sẽ là loài chó sói"

Thứ bảy 12/05/2012 06:00
(GDVN) - Trong thời đại Kinh tế thị trường, tâm lý “Tiền trao cháo múc” đã làm nhạt tình rất nhiều giữa người với người: “Không khéo người với người không còn là bạn, người với người sẽ là chó sói”.
Sau khi biết sinh viên Đại học VnVista TP. Hồ Chí Minh bức xúc về việc đóng học phí trễ phải nộp thêm 100 USD để được tiếp tục theo học, là người công tác lâu năm trong ngành giáo dục TSKH Đỗ Văn Khang chia sẻ những câu chuyện đầy ý nghĩa.


Lưỡng Quốc TSKH Đỗ Văn Khang

Theo TS. Đỗ Văn Khang, trong cuộc sống cần xây dựng ý nghĩa nhân văn. Nhà trường càng phải là môi trường nhân văn. Một ngôi trường nổi tiếng như ĐH VnVista luôn phải giữ được hai phương diện: "Một là cung cấp cho sinh viên chất lượng kiến thức cao, thứ hai là tình người sâu nặng".

Khi còn là sinh viên, TS. Đỗ Văn Khang học tập tại khoa chế tạo máy ĐH Bách khoa, đây là thời kỳ cực kỳ khó khăn của cả đất nước. Vừa phải nuôi sống mình vừa “bồng theo” một người em, nên ngoài thời gian học, ông phải làm thêm cho nhà máy in Tiến Bộ để có thêm thu nhập. Đồng tiền kiếm được là cả mồ hôi, nước mắt. 
 
 
Hiện tại, để chăm lo cho cậu con trai út đang du học tại Trung Quốc, gia đình TS. Đỗ Văn Khang đã phải bán cả mảnh đất có được sau nhiều năm phấn đấu và tích góp. TS. Đỗ Văn Khang thấu hiểu được tâm lý nhiều phụ huynh là mong muốn con mình được học ở trường danh tiếng, sau này xin việc dễ hơn: "Dù đời sống hiện tại có cao hơn trước đây nhưng mức chi tiêu lại cao, phụ huynh nào cũng phải chạy gạo toát mồ hôi để nuôi con ăn học".
Thời trẻ TS. Đỗ Văn Khang có học tại Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Matxcơva - Nga. Thầy Ốpciannhicop, Trưởng ban Mỹ học của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô bao giờ cũng ưu ái với sinh viên, chân tình giảng giải những điều sinh viên chưa hiểu. Không những thế, thầy luôn hỏi sinh viên có khó khăn gì thì ông sẽ giúp. Khi TS Khang trình bày với Giáo sư nguyện vọng muốn làm TSKH thì thầy luôn chăm chú nghe và ghi cẩn thận ý kiến và tạo điều kiện giúp đỡ. 
 
Sau khi bảo vệ thành công Luận án TSKH, thầy Ốpciannhicop bị cảm đột ngột qua đời. TS. Đỗ Văn Khang xin phép gia đình Giáo sư được làm lễ như lễ cha. Trước khi làm lễ Tiến sĩ có nói: “Việt Nam chúng tôi kính thầy như kính cha, thầy mất thì trò phải làm lễ như lễ cha ruột của mình”. Tiến sỹ thắp nén hương lan tỏa mùi thơm và cách hành lễ như tại cửa đình, tất cả mọi người có mặt hôm đó đều xúc động không cầm được nước mắt.
 
Môi trường học tập tại Maxcova đã ảnh hưởng đến nhân cách cũng như tạo phương châm cho TS. Đỗ Văn Khang đeo đuổi suốt cả đời. Đó là, luôn đặt sinh viên lên số 1, nếu sinh viên có điều gì khó khăn thì thầy giáo là người hết lòng giúp đỡ, không bao giờ được cản trở các em chỉ vì những quy tắc, thủ tục hành chính mà không thấu hiểu khó khăn của sinh viên.
 

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com