Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

VÕ VIẾT TRƯỜNG

Đh FPT Chơi nổi ép thí sinh

 Giáo dục 24h

Nhà thơ Thanh Thảo:

ĐH "VnVista" “chơi nổi” ép thí sinh có “tư tưởng tân tiến” về cái màng trinh

Thứ ba 24/04/2012 06:30
(GDVN) - ĐH VnVista đang chơi nổi theo kiểu ép thí sinh phải có “tư tưởng tân tiến” trong quan niệm về… cái màng trinh thì mới ra “người hiện đại” qua đề thi trinh tiết gây xôn xao dư luận những ngày qua...
Đó là quan điểm của nhà thơ Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam khi ông chia sẻ với báo Giáo dục Việt Nam về câu chuyện đề thi “trinh tiết” của ĐH VnVista.

Nhằm tiếp tục đưa đến cho độc giả những nhận định, phân tích sắc sảo của các chuyên gia hàng đầu về văn học nghệ thuật xung quanh đề thi “trinh tiết” của ĐH VnVista gây nhiều tranh cãi trong dư luận, Báo Giáo dục Việt Nam trích đăng những chia sẻ, quan điểm của nhà thơ Thanh Thảo về vấn đề này.

Thực ra, nói: “lạ và tục tĩu” thì hình như mệnh đề ấy vô nghĩa khi tự phủ nhận nhau. “Lạ” là cái gì chưa biết hoặc có thể chưa quen, nhưng “tục tĩu” là gì thì người ta đã quá quen và không có gì “lạ” nữa.

Nhưng ở đời, nhiều khi lại vẫn tồn tại cái mệnh đề “lạ” ấy. Nó đây:

Toàn văn đề thi môn luận trong kỳ thi tuyển sinh ngày 8/4/2012 của đại học VnVista:

“Trong kiệt tác Truyện Kiều, đại thi hào Nguyễn Du đã từng chia sẻ quan niệm của mình thông qua phát ngôn của nhân vật Kim Trọng về“chữ trinh”:

“Xưa nay trong đạo đàn bà
Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường
Có khi biến, có khi thường
Có quyền, nào phải một đường chấp kinh”.
cho dù chính ông cũng từng khẳng định:“Đạo tòng phu lấy chữ trinh làm đầu”.

Ngày xưa, nếu cô dâu bị mất trinh thì coi như mất hết, hôn nhân đổ vỡ, người vợ bị đem trả lại. Nhưng ngày nay, đối với nhiều bạn trẻ, cái màng trinh không còn ý nghĩa quan trọng như thế, thậm chí nhiều người còn ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân.

Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải phải giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng? Và hạnh phúc thật sự của một cuộc hôn nhân có phụ thuộc vào việc người phụ nữ còn trinh hay không?

Hãy viết một bài luận để phát triển quan điểm của bạn về vấn đề này. Hãy củng cố quan điểm và lập luận của mình bằng các ví dụ từ sách báo và các quan sát của bạn trong cuộc sống.”


Nhà thơ Thanh Thảo, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Quảng Ngãi, Phó Chủ tịch Hội đồng thơ Hội nhà văn Việt Nam

Phải nói, đề thi này “lạ” tới mức gây sửng sốt không chỉ cho thí sinh mà cho các bậc phụ huynh, học sinh cũng như cho rất nhiều người khi đọc nó. 

Một nhà khoa học người Việt đang sống và làm việc tại Mỹ thì bình luận rằng: Với đề thi “lạ” kiểu này, một trường ĐH ở Mỹ có thể “biến mất sau một đêm”. Lý do vì ĐH nào ra đề thi kiểu này sẽ bị phụ huynh học sinh kiện ra tòa do đã ra một đề thi mang tính xúc phạm tới thuần phong mỹ tục. Ngay ở Mỹ, nhiều người nghĩ là ở đó tự do “muốn làm gì thì làm”, cũng hoàn toàn không cho phép một đề thi ĐH kiểu này.

Đọc kỹ đề thi, chúng ta thấy người ra đề vừa dốt về văn học, đã không hiểu gì đoạn thơ Kiều, không hiểu tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du đã đành, lại “chơi nổi” theo kiểu ép thí sinh phải có “tư tưởng tân tiến” trong quan niệm về… cái màng trinh thì mới ra “người hiện đại”. 

Đây là một quan niệm hết sức nhảm nhí khi người ra đề thi đặt một câu hỏi oái oăm: “Vậy theo bạn, người phụ nữ có nhất thiết phải giữ trinh tiết trước khi về nhà chồng?” Ở một xã hội dù “tân tiến” cách mấy, không ai lại cắc cớ đặt ra một câu hỏi kiểu như vậy. Vì từ đó không thể dẫn tới bất cứ một câu trả lời nào thỏa đáng. 

Những quan niệm cổ hủ hôn nhân thời phong kiến đã được thay đổi rất nhiều. Nhưng không phải tới bây giờ nó mới thay đổi, mà ngay từ thời Nguyễn Du, đại thi hào đã có một cách nhìn rất nhân bản và mới mẻ về trinh tiết: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”.

Cách nói ấy nhằm nhấn mạnh tới những gì là thiết cốt trong hôn nhân, chứ không phải nhằm nói về “cái màng trinh” một cách trần trụi và… thô tục, như người ra đề thi đã viết. 

Từ cách hiểu thơ Nguyễn Du một cách thô thiển đầy cố ý như thế, dĩ nhiên sẽ dẫn tới lập luận “ủng hộ quan điểm tình dục trước hôn nhân” mà người ra đề thi tâm đắc.

Một vị giáo sư ngữ văn khi đọc đề thi này đã nói một cách thâm trầm: “Nếu người ra đề thi hay người ủng hộ đề thi này có con gái hay cháu gái, họ sẽ nghĩ thế nào khi các vị hôn phu đều… bỏ của chạy lấy người” khi nghe cái quan điểm “thoáng” này của bậc cha chú các “nàng” mà họ muốn cầu hôn ?”.

Bây giờ, có một số người hiểu “cách tân” là “thô tục hóa”, hay muốn cho “lạ” thì phải “tục tĩu một tí”, “gây sốc” một tí. Đó chính là cách nghĩ của người ra đề thi tuyển sinh môn văn (luận) đại học VnVista ngày 8/4/2012. Thật hết biết!

bởi: thpt loc hiep trong Apr 24 2012, 01:22 PM

lỗi ko thể sửa.thay vì đọc đh VNVISTA bạn đọc là đh (VnVista))))

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com