Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

VÕ VIẾT TRƯỜNG

2.296 người tử vong do vi rút Ebola

Đến ngày 11/9, đã có 2.296 người tử vong do vi rút Ebola

Hà Đỗ (Tổng hợp)            11/09/14 11:08
(GDVN) - Dịch Ebola đang tiếp tục lây lan mạnh tại Tây Phi, nhất là tại Guine, Liberia và Sierra Leone. Đã ghi nhận 2.296 trường hợp tử vong do vi rút Ebola.
Những biện pháp hữu hiệu phòng bệnh từ vi-rút Ebola Hai hành khách Nigeria đến VN không có biểu hiện nhiễm bệnh Ebola Cách ly hai người từ vùng dịch Ebola bị sốt nhập cảnh vào Việt Nam
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới, tính đến ngày 06/9/2014 đã ghi nhận 4.293 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola, bao gồm 2.296 trường hợp tử vong tại 5 quốc gia vùng Tây Phi, trong đó tại Guine, Liberia và Sierra Leone dịch bệnh đang tiếp tục lây lan mạnh. 
 
 
Ngoài ra tại nước Cộng hòa dân chủ Công gô đã ghi nhận 58 trường hợp mắc bệnh do vi rút Ebola, trong đó có 31 trường hợp tử vong.  
Theo thông tin trước đó thì tính đến ngày 31/8/2014, đã ghi nhận tổng số 3.685 trường hợp mắc, trong đó có 1.841 tử vong tại các các quốc gia:
- Guinea: 771 mắc, 494 tử vong.
- Liberia: 1.698 mắc, 871 tử vong.
- Sierra Leone: 1.216 mắc, 476 tử vong.
- Nigeria: 21 mắc, 7 tử vong.
- Tại Senegal: đã ghi nhận 01 trường hợp mắc Ebola, đây là trường hợp đã đi đến từ Giunea.
- Tại Công Gô: Tích lũy các trường hợp có liên quan đến bệnh do vi rút Ebola là 58 trường hợp, trong đó có 13 trường hợp đã xác định cận lâm sàng, 22 trường hợp có thể, 23 trường hợp nghi ngờ. Có tổng số 31 trường hợp tử vong; 291 trường hợp tiếp xúc gần đang được theo dõi sức khỏe.
Tại Việt Nam nói riêng và các nước châu Á nói chung hiện nay vẫn chưa có trường hợp nào được xác định đã nhiễm bệnh này.
Phát biểu tại buổi họp báo thông tin về dịch bệnh Ebola, ông Masaya Kato - đại diện Tổ chức Y tế Thế giới cũng đưa ra nhận định, thực tế cho thấy nguy cơ lây nhiễm virus Ebola vào Việt Nam rất thấp.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thông báo hôm 9/8 rằng nhiều khả năng thế giới sẽ có vắc xin chống vi rút Ebola để sử dụng rộng rãi vào đầu năm 2015. 
NGUỒN GỐC
Bệnh Ebola xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1976 tại hai ổ dịch đồng thời ở Nzara, Sudan và ở Yambuku, Cộng hòa dân chủ Congo. Ổ dịch thứ hai là ở một khu làng nằm gần con sông Ebola và được đặt theo tên con sông này.
Ebolavirus là 1 trong 3 giống vi rút thuộc họ Filoviridae (filovirus), cùng họ với Marburgvirus và Cuevavirus. Ebolavirus bao gồm 5 loài khác nhau:
- Bundibugyo ebolavirus (BDBV)- Zaire ebolavirus (EBOV)- Reston ebolavirus (RESTV)
- Sudan ebolavirus (SUDV)- Taï Forest ebolavirus (TAFV).
BDBV, EBOV, và SUDV đều có liên quan với những ổ dịch bệnh Ebola lớn ở châu Phi, trong khi RESTV và TAFV thì không.
Loài RESTV, đã được phát hiện ở Philippines và Trung Quốc, có thể nhiễm cho người, nhưng cho đến nay chưa có báo cáo nào về ca bệnh hoặc tử vong ở người do loài này.
Lây truyền
Ebola xuất hiện trên người thông qua tiếp xúc gần gũi với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của động vật nhiễm bệnh. Ở châu Phi, đã ghi nhận tình trạng nhiễm bệnh xảy ra do vận chuyển tinh tinh, đười ươi, dơi ăn quả, khỉ, linh dương rừng và nhím ốm bệnh hoặc chết hoặc trong rừng nhiệt đới.
Sau đó Ebola lan truyền trong cộng đồng thông qua lây nhiễm từ người sang người, với nhiễm trùng là hậu quả của tiếp xúc trực tiếp (qua vết thương hở trên da hoặc niêm mạc) với máu, dịch tiết, phủ tạng hoặc các dịch cơ thể khác của người bệnh, và qua tiếp xúc gián tiếp với môi trường bị ô nhiễm những loại dịch này.
Những đám tang trong đó người tham dự có tiếp xúc trực tiếp với thi hài của người quá cố cũng đóng vai trò trong lây truyền Ebola.
Nam giới đã khỏi bệnh vẫn có thể lây truyền vi rút qua tinh dịch trong tới 7 tuần sau khi bình phục.
Các nhân viên y tế rất hay bị lây nhiễm trong khi điều trị cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc chắc chắn bị Ebola. Lây nhiễm xảy ra thông qua tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân khi các biện pháp phòng ngừa không được thực hiện nghiêm ngặt.
Dấu hiệu và triệu chứng
Bệnh Ebola là một bệnh vi rút cấp tính nặng thường điển hình bởi sốt cao đột ngột, cực kỳ mệt mỏi, đau cơ, đau đầu và đau họng. Tiếp theo là nôn, tiêu chảy, suy chức năng thận và gan, và ở một số trường hợp xuất huyết nội và ngoại. Kết quả cận lâm sàng bao gồm giảm bạch cầu và tiểu cầu và tăng men gan.
Người bệnh có khả năng lây bệnh chừng nào mà máu và dịch tiết của họ còn chứa vi rút. Đã phân lập được vi rút Ebola từ tinh dịch của một nam giới bị nhiễm trong phòng thí nghiệm 61 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Thời gian ủ bệnh, nghĩa là thời gian từ khi nhiễm vi rút đến khi xuất hiện triệu chứng, là từ 2 – 21 ngày.

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com