Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

Ngay mai tuoi sang

Chưa lấy chồng vẫn đeo...nhẫn cưới

Chiếc nhẫn cưới được lồng vào tay trái áp út thường là biểu tượng của sự gắn kết giữa một cặp vợ chồng. Thế nhưng, có khá nhiều cô gái 8x, thậm chí 9x đã đeo “nhẫn cưới” dù vẫn “chông chừa”. Họ đeo nhẫn cưới để làm gì?

Chồng cháu làm gì vậy? Mà làm gì thì làm, cũng phải để vợ học hết Đại học rồi hẵng cho đi làm chứ. Cháu phải cân nhắc cho kỹ. Vất vả lắm đấy. Sáng thì đến trường, chiều đi làm tới khuya mới về, ông xã không thông cảm, nổi máu ghen là cũng "mệt" đấy!". Đó là cuộc đối thoại giữa Mỹ Khánh - cô sinh viên năm cuối trường Đại học Ngoại thương cùng ông Trưởng phòng nhân sự một công ty có tiếng tại Hà Nội, trong lần tuyển người cho đợt giới thiệu mẫu sản phẩm mới.

 Không trút e dè, giấu giếm, Mỹ Khánh vào "đề": "Ngay từ buổi đầu tiên đi nhập học, em đã nhận được không ít ánh mắt dòm ngó cùng những lời bình luận, đại loại như: "Úi giờ. Ngon đấy! Lại "béo" các bác đại gia thôi"; "Này ông ơi. Nhìn đi kìa, "gióng" cứ gọi là dài tới nách... Đợi lát nữa, xem em học lớp nào, còn xin địa chỉ chứ". Rồi những buổi học tiếp theo, Mỹ Khánh liên tục nhận được những lá thư, tin nhắn làm quen có cánh của các chàng. Còn đám con gái lại có thái độ khác hẳn, ganh tị với Mỹ Khánh ra mặt.

Thấy khó xử, nhưng quan trọng hơn là muốn được "yên thân", dành nhiều thời gian hơn cho việc học tập, cô nữ sinh đất Cảng đánh bạo "ghé thăm" cửa hàng đồ trang sức trên phố Chùa Bộc. Ngày hôm sau, Mỹ Khánh bước vào lớp với chiếc nhẫn "đính hôn" lấp lánh ánh bạc nơi ngón tay áp út, trước những cặp mắt vô cùng ngạc nhiên, nhưng tịnh không một lời bàn tán.

Khác với Mỹ Khánh, chiếc nhẫn nhỏ, trơn, chất liệu bạch kim trên ngón tay áp út của Hà Thuỷ - đánh dấu cuộc tình giữa cô sinh viên khoa Văn với chàng cử nhân năm cuối khoa Toán, trường Đại học Tự nhiên. Từng trải qua vài mối tình trước khi đến với Thắng (người yêu hiện tại), nên Hà Thuỷ cũng "hiểu" khá tường tận về nhẫn cưới: "Yêu nhau thì tặng nhẫn cho nhau đeo thôi. Đâu cứ hễ đeo nhẫn cưới là phải cưới - nếu mà tính như vậy thì em cũng phải cưới đến lần... thứ ba, thứ tư rồi cũng nên!", cô nữ sinh quê gốc Phú Thọ nói.

Còn chưa hết "sốc", Hà Thuỷ lại khiến tôi thêm một phen ngạc nhiên. Giơ chiếc nhẫn cưới chất liệu quý bằng vàng 18K nơi ngón áp út, khác là bàn tay phải, cô nháy mắt cười tinh quái, giọng thẽ thọt: "Tay trái "dành" cho người đang yêu. còn tay phải là những gì đẹp nhất "còn lại" của mối tình đầu!". Cũng qua Hà Thuỷ, tôi được biết, hành động đeo nhẫn "tương xứng" với ngón tay đeo nhẫn cưới (bên tay trái) như thể vừa trân trọng nhưng cũng đầy tiếc nuối một cuộc tình đẹp, trong sáng.

Trở lại với chuyện của Hà Thuỷ. Cặp nhẫn bạch kim được "chàng" mua sau đúng một ngày "nàng" nhận lời yêu "chàng". Cùng quãng thời gian đó, "chàng" bảo vệ tốt nghiệp, ra trường, nhận công tác mãi tận Vũng Tàu. Nhìn đám bạn hồn nhiên chơi đùa, Hà Thuỷ đôi khi cũng thấy chạnh lòng, cô thổ lộ: "Đám con trai, lần đầu tiếp xúc với mình, được dăm ba câu đã thấy họ để ý chiếc nhẫn đeo ngón áp út. Ấy vậy là thôi đấy, cũng chỉ nhìn, nhưng chẳng thấy hỏi gì cả. Dần dà thấy họ như có khoảng cách, ngãng dần ra, cuối cùng là chạy mất hút". Mấy cô bạn gái cùng phòng trọ, đưa ra lý do: "Họ thấy bà tay đeo nhẫn cưới, khác gì bò xỏ xẹo. Có nơi có trốn, ai còn dây dưa vào làm gì cho tốn công".

Thu Trang, công tác tại Nhà in Báo Nhân Dân Hà Nội thì cho biết một câu chuyện thú vị, đứa cháu họ của Trang (năm nay vào học lớp 10) đã biết đưa người yêu tới hiệu kim hoàn sắm nguyên một đôi nhẫn đính hôn - một cho mình; chiếc còn lại cậu xỏ vào tay... cô bạn học cùng lớp

VnVista I-Shine
© http://vnvista.com