Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

hồ tĩnh tâm

32 năm, nhớ những ngày đầu dạy học

alt


Dzu và sinh viên trong ngày 20 tháng 11 năm 2012


alt


32 năm, nhớ những ngày đầu dạy học



Véo một cái, Dzu đã 32 năm trong nghề dạy học. Năm năm vào sinh ra tử, cọng bấy nhiêu năm cúc cung tận tụy với nghề, vậy mà cuối đời toàn gặp chuyện gì đâu. Nhà vẫn 31 mét vuông trong hẻm nhỏ, tiền bạc thì rỗng túi quanh năm, vậy mà còn thêm nỗi buồn không dưng giáng xuống. Ngẫm ra, bạc đầu mà còn ngu.

Nhớ những ngày đầu chân ướt chân ráo, từ Cần Thơ về Vĩnh Long, bạn bè ai cũng cười, coi Dzu như Đông Ki Sốt, bao nhiêu cơ hội ngon cơm, lại đâm đầu về dạy bổ túc văn hóa ở tận Long Hồ.  Đã vậy, dạy gì không dạy, lại đi dạy bổ túc. Dạy bổ túc thì lấy gì mà ăn.

Vào những năm 80 của thế kỉ trước, ai làm giáo viên cũng đói mốc meo, bạn bè Dzu bỏ nghề nhiều lắm, có anh là đảng viên, là bộ đội chuyển ngành, còn trốn ra nước ngoài. Có người là đảng viên còn xin ra khỏi Đảng. Sự đời thắt ngặt, Dzu cũng chẳng can thiệp được vào chuyện người khác, việc của Dzu là dạy học. Đói quá thì cuốc đất trồng rau. Đói quá thì bắt chước người ta nuôi gà, nuôi heo. À, nói như cụ Nguyễn Tuân, heo với gà nuôi người mới đúng. Vừa dạy học, vừa tăng gia, vậy mà cứ đói mới lạ. Hồi chiến tranh, bom đạn ì đùng, cũng đâu có đói thảm như thế. Bởi vậy, Dzu phải xin anh Phiếu đi làm thợ hồ, cùng anh Phiếu, anh Nhìn, làm cu ly xây trường cấp ba Long Hồ. Nhờ liều mạng lăn lưng làm thợ  hồ, Dzu quen anh Nghĩa dạy toán, được anh chiếu cố cho một suất luyện thi vào cấp ba. Và nhờ vậy, Dzu biết học sinh Long Hồ thi vào cấp ba bị đánh rớt quá nhiều. Không phải học sinh học dở, mà bởi tại cái điều không tin được, trường không đủ lớp cho học sinh thi vào học. Bởi cái lẽ trời ơi ngặt đời ông Địa này, Dzu về bàn với trường, xin Ty Giáo dục cho mở thêm hai lớp bổ túc văn hóa cấp ba, theo kiểu thu học phí. Vậy mà khi mở được hai lớp để kiếm tiền cho công đoàn và cho người dạy, khi Dzu đi nghỉ hè về, người ta đã dành nhau dạy hết. Đó là lần đầu tiên trong đời, Dzu nghiệm ra bài học, cứ có mỡ là có kiến, cứ có mật là có ruồi, không thể trách người ta được, khi mà người ta lý sự, Dzu còn có thể viết báo kiếm tiền được, Dzu không được dạy thêm kiếm tiền là phải, đảng viên thì phải nhường cho quần chúng, cho dù Dzu chính  là người sáng kiến ra điều này, điều mà vài năm sau được gọi là hệ B trong cả nước.

Thế rồi bà xã sanh con gái đầu lòng. Để có tiền mua sữa, Dzu phải hợp đồng dạy thêm cho trường Bổ túc văn hóa của thị xã, hàng đêm đạp xe lóc cóc bảy cây số đi, bảy cây số về, mưa gió thế nào cũng phải chịu. Hôm nào dạy ba tiết sau, phải quá nửa đêm Dzu mới về tới nhà. Đói móp cả bụng, nhưng vẫn vừa thui thủi đạp xe, vừa ngửa mặt lên trời ngắm màn đêm tối đen mà hát, “cuộc đời vẫn đẹp sao”. Mà cuộc đời hồi đó đẹp thật. Dzu vừa làm công tác chuyên môn, vừa làm công tác Đảng, vừa làm công  tác Đoàn, vừa hợp đồng làm thêm cho Đài phát thanh của huyện, của tỉnh, mệt đứ đừ mà lúc nào cũng vui như sáo. Ban ngày dạy học, ban đêm dạy học, lại còn trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà, sau này còn nuôi cá, còn trồng lúa, còn hợp đồng đi nói chuyện văn chương, vậy mà đồng tiền bạc bẻo, chúng nó kéo nhau đi đâu hết. Thương con gái ốm đau quặt quẹo, ngày nào vào lúc nhập nhoạng hoàng hôn, Dzu cũng đi lùng bắt cóc, đem về nấu cháo cho con. Nói trộm vía Ông Trời, Ông Trời thương sao đó, từ ngày con gái Dzu biết ăn cháo cóc, tự nhiên bao nhiêu bệnh tình biến sạch, cháu cứ lớn vù vù, nhổ giò hơn cả con nhà giàu trong thiên hạ, đi học thì tháng nào cũng đứng đầu lớp.

32 năm. Chà, chớp một cái, véo một cái, Dzu đã 32 năm theo nghề “bán cháo phổi”, hèn chi bây giờ bệnh tật cùng mình.



Dzu


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


alt


 


tranhoangvy

Hồ Tĩnh Tâm thân mến. Đọc cái entry Dzu viết mà chẳng biết nói gì? Mình nếu tính đến bây giờ cũng đã...38 năm giáo chức ( Đã hu...đại!). Nghèo tiền nhưng giàu "bạn" Dzu ạ! ( Trời lấy cái này thì cho cái khác mà?). Lâu quá mới ghé thăm. Chúc thật vui nhé? Tình thân

Gởi Phương Thảo

hotinhtam

Chào Phương Thảo!
 
Cả tuần vừa rồi, hầu như ngày nào thầy cũng bận, nhất là từ khi đi thực tế ở Vũng Liêm về. Đêm qua thầy mới vào yahoo mail, mới biết em có gởi thư cho thầy, nhưng rồi cứ loay hoay xử lý hình ảnh để post lên lưu trữ trên zingme photo và làm slídehow, nên đến lúc quá mệt thì ngủ luôn, thành ra vẫn chưa trả lời cho em được. Đừng buồn thầy nha! Lúc nào thầy cũng yêu quý em như ngày đầu thầy mới đọc tác phẩm của em, cảm nhận từ tác phẩm của em một tâm hồn đẹp. Sau này nhiều lần đi thực tế sáng tác với em, thầy càng cảm nhận điều đó rõ hơn, càng quý em hơn.
 
Vài lời vậy nhen.
Chúc Phương Thảo luôn Vui Khỏe!
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

cùng nghề

pham van thông

Anh Tâm oi, em là dược sỹ, những cũng có lúc thất nghiệp, rồi phụ hồ, chạy xe ôm, đói đúng theo nghĩa đen anh ạ, em cũng từng đêm soi đèn bắt cóc làm thức ăn cho con (tiền đâu mà mua sữa) Ngày đó, bọn em có một ước mơ: một thằng chọn nhà hàng, một thằng gọi món, một thằng trả tiền. nhưng bây giờ, nhờ giời cũng "RỦNG RỈNH" vậy hôm nào anh lên SG, em mời anh đi nhà hàng do anh chọn, món do anh kêu, em thanh toán, cho bõ nhửng ngày cục khổ anh ạ - Kính bác, em Thông

 

hotinhtam

Chào anh Trần Hoàng Vy!
 
Mãi đến 20.11 vừa rồi tôi mới được nhận huy hiệu 30 năm SP(tôi hiểu là sư phạm). Thú thật là tôi rất buồn, vì cùng dạy một thời với tôi, bạn bè tôi hồi đó được nhận cái gọi là huy chương vì sự nghiêp giáo dục- cũng như hồi đó tôi được nhận huy chương vì sự nghiệp văn nghệ, huy chương vì thế hệ trẻ. Chữ huy chương xem ra có ý nghĩa hơn kỉ niệm chương, hay là huy hiệu. Tôi không hiểu người ta tiếc gì mà không gọi là huy chương. Đi kháng chiến lâu năm cũng được tặng huy chương, lâu nữa thì huân chương. Anh dạy 38 năm, chứ anh dạy tới 40 năm, thì theo kiểu bây giờ, anh cũng chỉ được tặng kỉ niệm chương thôi. Tôi nhìn thấy nhiều người trong lớp trẻ quá hãnh tiến, thấy mà buồn thúi ruột. Họ vừa leo lên ghế đã bày đặt dùng tiền cơ quan đi du lịch nơi này nơi nọ, gọi là đi tham quan học tập, sao họ không nghĩ tới những người già cần được đi an dưỡng nhỉ. Rồi lại còn đi nước này nước nọ, trong khi nhiều lão bối tham gia kháng chiến từ thời chống Pháp, bị thương cụt chân, cụt tay về làng cày ruộng, tới ước mơ ra Hà Nội viếng Bác cũng không có tiền mà đi. Tôi vừa đọc được thông tin về Tổng thống Mujica của Uruguay, ông ấy khi nghỉ hưu đã lui về làm ruộng ở trang trại nhỏ của vợ, dành tới 90% tiền lương góp vào quỹ giúp người ngèo, mức sống của ông già này chỉ bằng mức sống trung bình của người dân, trên đất nước mà ông từng cai quản. Anh cứ gõ, "gặp tổng thống nghèo nhất thế giới sống trong ngôi nhà xiêu vẹo" là sẽ đọc được.
Trong con hẻm nơi tôi đang sống, có cô giáo Thảnh gần 80 tuổi, sống thui thủi một mình trong căn nhà dột nát, nhưng cách đây hai năm, phường đã cất cho cô căn nhà tình thương, găp cô tôi nói, vậy là giờ đây cô may mắn hơn con rồi, không còn lo mưa dột nữa, lại tha hồ rộng rinh nhen. Cô nói, qua ráng sống, vì sang năm trở đi là có trợ cấp ngườii già neo đơn rồi. Khổ vậy. Cả đời quấn quýt với học trò, giờ thui thủi một mình. Học trò tiểu học hồi đó quá nhỏ, nay có đứa nào còn nhớ tới cô giáo già của chúng. Khổ vậy!


 

alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
đời vẫn còn may là có nhiều người vẫn nhớ tới mình 

 

hotinhtam

Chào Phạm Văn Thông!
 
Entry này anh kể về những năm 80 của TK trước, thời mà Chế Lan Viết, "cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ, văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi". Thời đó anh mới ra trường, được xếp bậc lương 78 đồng theo lương quân đội chuyển ngành, vài tháng sau được điều chỉnh lên 85 đồng, như vậy là may mắn hơn người đấy. Vậy mà không hiểu vì sao vẫn cứ đói. Đói tới mức anh thỉnh thoảng lại đi mò ốc, đem về nấu với thật nhiều chuối xanh và lá lốt, ới bạn bè tới nhậu thay cơm.
Hồi đó trường Bổ túc văn hóa cán bộ tỉnh, nơi anh dạy, cách xa thị xã tới bảy cây số, hai bên đường toàn đồng ruộng trống lổng, nửa đêm đạp xe về nhà chỉ nơm nớp sợ bị cướp, nên đi dạy học mà anh thủ theo cả dao găm. Lúc đi thì để trong cặp. Lúc về thì ra khỏi thị xã là đeo bên hông. Đó là con dao găm Liên Xô anh được phát từ lúc còn ở ngoài Bắc. Mà cái xe đạp, chỉ trùi trụi hai cái bánh, phanh thì cà niễng, bóp hết sức cũng không dừng xe ngay được, cứ phải dùng chân đạp vào bánh xe. Mà bánh xe thì mòn nhẳn như trái chuối, ruột bên trong vá chằng chịt hàng chục miếng. Tuy nhiên mình có xe vẫn còn giàu hơn người không có xe. Lúc đó có xe đạp là oai lắm. Xe không có chuông, nhưng đạp tới đâu người ta biết tới đó, bởi đủ thứ âm thanh hỗn tạp cứ vang rền như dàn hợp xướng, chỉ cần về tới đầu ngõ dãy nhà lá tậpt thể, con gái đã nghe tiếng xe, liền chạy nhào ra, reo vang mừng rỡ, "ba về, ba về". Có quà bánh gì đâu, chỉ bồng nó lên hôn một miếng là nó sướng tới toét miệng cười.
Từ khu tập thể giáo viên đi chợ phải xa hơn hai cây số. Mỗi lần phải đi chợ, hai vợ chồng đậy từ bốn giờ sáng, đi ngang quán phở, nghe mùi phở bò bốc lên, thèm nhỏ giải. Bà xã có lần nói, hôm nào lãnh lương mình đi ăn phở một bữa nha anh. Vậy mà có bao giờ đi được đâu. Cưới năm trước, năm sau có con, nên cứ phải dành dụm từng đồng, vì con bé nhà anh hồi nhỏ nó bệnh liên tục, ốm như con mèo hen, tháng nào cũng đi viện một hai lần. Lại thêm bà xã ít sữa, hôm nào nó đói quá, khóc ngằn ngặt, mấy cô giáo láng giềng có con cùng lứa, vẫn phải chạy qua cho bú nhờ(trái bưởi, trái mướp đủ cả, Dzu tương hết lên truyện ngắn về núm đỏ, núm hồng, núm đen, về nốt ruồi son, nốt ruồi cứt ruồi, nằm ở đâu ở đâu, mấy cô đọc được, chửi Dzu quá trời luôn). Vậy chớ thời đó lại vui. Chiều nào cũng vặt chuối xanh, chấm muối ớt nhậu với nhau- cốt say cho quên béng cái sự nghèo đeo đẳng dai như đỉa đói.
Bây giờ lính đặc công C25 đã mời, dứt khoát thế nào Dzu cũng phải lên Sài Gòn, theo học mấy chưởng đâm dao găm hạ gục đối phương tại trận. Chỉ sợ dao găm của Dzu để lâu ngày không dùng, rỉ sét hết rồi. Để tối nay Dzu mài lại, hôm nào lên Sài Gòn theo lính đặc công, quyết đánh thắng một trận thật tưng bừng, cho đối phương biết lính E207 là thế nào.
 
alt
 
chữ Tâm đấy
 
alt
 
khi phát hiện ra nhánh cây này, Dzu phải vặt bớt bông đi, chỉ để lại hai bông cho giống với chữ Tâm của Trung Quốc
 
 
alt
 
Cây bông giấy này trồng trong chậu kiểng, thầ́p tè, nên Dzu gần như phải nằm xuống, chụp hất lên trời
 
alt
 
Dzu chụp tháng trước, tháng sau trở lại thì nhánh cây đã chết, vì bị ai đó bẻ gãy- tiếc đứt ruột luôn

alt
 
giữa trới sáng một chữ Tâm
giữa đôi ta một nỗi bầm dập nhau
htt

Con cảm ơn Thầy

Tâm Thảo

Thầy ơi!
Con cảm ơn tấm thiệp đẹp mà Thầy đã thiết kế riêng cho con!
Con cũng xin chia vui cùng Thầy về huy hiệu 30 năm SP! Con thì chỉ mới được 4 năm thôi!
Nhiều lúc con cảm thấy rất "mắc cỡ" với Thầy. Vì Thầy rất thương con, nhưng trình độ văn chương của con thì vẫn non kém quá, nên rất ít khi sáng tác, con luôn lo có một ngày Thầy sẽ không còn nhớ con nữa, vì tên của con có khi hai năm mới xuất hiện trên tạp chí một lần!!! Mỗi lần gặp được Thầy, nghe Thầy gọi Phương Thảo, con mừng vô kể, vì điều đó có nghĩa là Thầy còn nhớ đến con!

Thày trò

catbien

catbien

Chúc mừng những kỷ niệm thật đẹp của anh Dzu với học trò nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11
Chúc anh vui khỏe cùng nhiều trang viết mới.

 

hotinhtam

Chào Tâm Thảo!
 
Tối qua thầy ra quảng trường thành phố dự Lẽ kỉ niệm 90 năm ngày sinh cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt. Vì có em trai thầy từ Hà Nội vào dự, nên thầy giữ ý, không tiếp cận sân khấu để chụp hình như mọi lần, mà chỉ loanh quanh bên ngoài hàng rào bảo vệ; nhưng như vậy cũng có cái vui, là được tiếp xúc với bà con nhân dân, lâu lâu lại gặp người quen, gặp sinh viên. Lúc đó thầy cũng nhớ tới Phương Thảo, nếu nhà Phương Thảo ở gần, thầy sẽ gọi ra chơi, nhưng thầy biết là nhà Phương Thảo xa quá, đêm hôm chạy xe về một mình sẽ buồn lắm, và có khi còn nguy hiểm nữa.
 
À, thầy là người chuyên về văn xuôi, nên thầy rất muốn Phương Thảo cũng theo văn xuôi, và thầy biết là Phương Thảo có năng khiếu về văn xuôi, nên thầy rất hy vọng về điều này. Viết thơ thì cứ viết, cũng như thầy cũng hay làm thơ, nhưng viết văn xuôi sẽ rèn cho mình được nhiều đức tính hay hơn. Thế hệ Phương Thảo thời mới tham gia CLB sáng tác trẻ, thầy đọc và thấy có nhiều người viết văn xuôi tốt lắm. Tất nhiên, với truyện ngắn, ngoài kiến thức thực tế, cần phải phát huy tối đa trí tưởng tượng- thậm chí tưởng tượng đến mức kì quái, kì quặc, kì ảo, kì tiên, kì dị, kì hình, kì tướng, kì ôn, và... lạ kì đời... Phương Thảo hãy tưởng tượng ra một điều gì đó(về tình yêu chẳng hạn), rồi mở máy, gõ thử lên bàn phím đi. Thầy kì vọng ở Phương Thảo đấy.
 
alt
 
Khoảng 19h10, thầy rời khỏi nhà, một mình đi bộ đến quảng trường. Trên đường đi, thầy gặp rất nhiều thanh niên, quen có, lạ có, chỉ duy nhất Phương Thảo là không có. Buồn thật!
 
alt
 
Hơn 22h00 chương trình Lễ kỉ niệm kết thúc, thầy một mình lửng thửng đi bộ về nhà. Khi qua cầu Cái Cá, bất chợt nhìn thầy vầng trăng treo cao trước mặt, tự nhiên lại nhớ tới "điểm hẹn tình yêu" của Phương Thảo; rồi bỗng nhiên thèm đứng lại thật lâu, để được ngắm nửa vầng trăng cô đơn trên bầu trời xanh biếc, để được tận hưởng sự thanh vắng của màn đêm, để... Biết nói gì, khi vầng trăng đẹp đến lạ lùng, xui ta ngây dại.
 
alt
 
dòng người vẫn qua cầu, chỉ một mình thầy là đứng lại cùng nỗi nhớ
 
alt
 
Vầng trăng xui khiến thầy phải bồi hồi đứng lại, đang treo lơ lửng trên đầu Phương Thảo đấy- đẹp quá phải không?
 
alt
 
sông nước vẫn lung linh như huyền thoại một cuộc tình- Phương Thảo hãy tưởng tượng để viết về điều này đi! Sẽ thú vị lắm! Sẽ kì ảo lắm!


Chào Cát Biển!
 
Cả Ngày Nhà giáo Việt Nam năm 2012, Dzu toàn nhậu. Trưa nhậu với đồng nghiệp ở trường. Chiều nhậu với ba em sinh viên lớp 36 Tiếng Anh Thương mại Du lịch(các em tổ chức nấu cháo cá lóc mừi Dzu). Buổi tối nhậu ở nhà vợ chồng Minh Nhật-Hồng Trang. Vui quá, quên béng mất chuyện bị cắt thi đua học kì.
Kể ra, làm nghề dạy học cũng thú vị lắm!
 
alt
 
alt
 
alt
 
Hồng Trang- cựu sinh viên 28 Lý - Tin
 
alt
 
Hồng Trang và con gái Minh Thư
 
alt
 
thầy trò Dzu


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com