Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

hồ tĩnh tâm

"Đâu đó Cà Mau"

Cà Mau thương nhớ trong tôi không bao giờ xa- hotinhtam

 

http://s688.photobucket.com/albums/vv249/tinhyeucuatoi_bucket/?action=view¤t=5b9e.jpg
ĐƯỜNG VỀ ĐẤT MŨI CÀ MAU


http://s688.photobucket.com/albums/vv249/tinhyeucuatoi_bucket/?action=view¤t=8004.jpg
 

  st1\:*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}

Ngay sau Hội nghị khu vực của Ủy Ban Toàn quốc Liên hiệp Các Hội VHNT Việt Nam, bàn về việc “làm thế nào để có nhiều tác phẩm đỉnh cao trong thời  đại mới”, Ban tổ chức Hội nghị kết hợp với Hội VHNT Cà Mau và tỉnh Cà Mau, đã tổ chức cho các đại biểu một chuyến về thăm Đất Mũi. Chuyến đi ngắn ngày, nhưng đã để lại cho HTT rất nhiều ấn tượng đẹp về tình đất, tình người miền cực Nam tổ quốc.

HTT

 t 10

Nhiều khi tôi bất chợt nhớ chuyện chàng Damsan vượt rừng sâu núi thẳm tìm xuống miền đất đen của bà Sunyrit. Chàng phải chăng là người đầu tiên đi mở đất phương Nam. Rừng đất đen là U Minh. Damsan ngã xuống ở miền thượng hay miền hạ. Sự nghiệp của chàng dang dở, nhưng cỗ xe của nữ thần mặt trời thì vẫn cứ đi qua, đi qua. Theo thời gian, rừng đất đen vẫn cứ tồn tại, tồn tại và tồn tại.

 

Tôi nhớ năm 1987, lần đầu tiên sau bao năm trời mơ ước, tôi lần đầu tiên tới được Cà Mau. Nhưng cũng chỉ là ngồi ở góc chợ thị xã, còn rừng đất đen thì vẫn chưa tới được. Cô Bảy thầu chạy xe đò của cơ quan tôi, mua cho tôi chai rượu với hai con cua biển, thêm dĩa mực xào, gói ba số. Vậy cũng kể là sang lắm rồi. Hương vị biển ở tận cùng đất đai của tổ quốc. Đêm đó tôi ngủ trên nóc xe đò, chứ không chui vào bốn bức tường o o máy lạnh của khách sạn, mà cô Bảy đã thuê cho tôi, bởi tôi muốn được dầm sương khuya Cà Mau mà thức với Cà Mau tới tận cùng Cà Mau thương nhớ.

Hừng sáng đã phải trở về. Cà Mau với tôi mới chỉ là góc chợ.

 

Gần cuối năm 1990, tôi rủ Trương Thành Khởi phóng xe máy đi Cà Mau thăm nhà văn Ngyễn Thanh, định bụng sẽ lần xuống cho biết U Minh nước đen nước đỏ thế nào. Đi từ 9 giờ sáng. Tới Sóc Trăng nhậu. Tới Nọc Nạn cũng nhậu. Bốn giờ chiều tới nơi, Nguyễn Thanh kéo rốc về nhà, ới Lê Đình Trường và Đỗ Tuyết Mai tới nhậu. Lai rai có thêm một ông họa sĩ râu tóc bờm xờm, vậy là kéo ra quán. Hết quán lại về nhà. Tới 2 giờ sáng thì say lăn say lóc. Hừng đông Song Hảo điện xuống, bảo về gấp trong ngày có việc. Vậy là mớ hiểu biết của tôi về Cà Mau cũng chỉ dừng lại ở mấy ve rượu trong veo trong vắt, không biết là của dân Thới Bình, Năm Căn hay dân Cái Nước.

 

Qua năm 1991, tôi hụt một cơ hội lớn có thể gặp Cà Mau. Ông bảo vệ gác cổng trường, cười hềnh hệch rủ tôi đi Cái Nước. Hỏi lúc nào đi, ông bảo sáng mai. Trời ạ, làm sao mà đi được. Người ta đã xếp thời khóa biểu rồi. Lớp ghép, cả trăm sinh viên, làm sao bỏ giờ cho được. Mà có phải thị xã đâu, Cái Nước đàng hoàng. Chỉ nghe tên đất đã thấy Cà Mau tới tận cùng máu thịt. Cái số tôi khổ vậy. Lỡ hẹn và lỡ hẹn. Duyên với Cà Mau vẫn cứ lơ lững ở đâu đó. Sau này, ngồi tàu sắt hải quân ra Phú Quốc, chàng trung úy biên phòng chỉ về doi đất mơ mờ trong hoàng hôn bãng lãng, nói: Mũi Cà Mau đó. Ôi trời ơi, mũi tàu của tổ quốc đang băng băng xé sóng lao về phía trước, gần vậy mà sao vẫn cứ xa vời vợi. Tôi nhìn như uống lấy màu xanh lìm lịm mà tôi hình dung ra hương đước, hương tràm. Ông Đoàn Giỏi quả là sướng quá thể. Có cả bao nhiêu năm trời lăn lóc kháng chiến cùng U Minh, máu thịt cùng U Minh. Vậy mà tôi, người thương nhớ Cà Mau đến thắt cả lòng dạ, lại cứ vời vợi xa, vời vợi xa, như thể có người yêu đã yêu nhau đến tận cùng máu thịt, mà cũng chỉ là yêu qua những cánh thư, chứ chưa hề một lần gặp nhau để ôm chầm lấy yêu thương mà khóc.

 

Rồi tôi có hẳn mười ngày cùng Tuyết Mai của Cà Mau lặn lội miệt Bảy Núi. Cô ta kể tôi nghe đủ thứ chuyện ở miệt rừng Cà Mau, rồi thả một câu: “Hết đợt xuống Cà Mau đi, tui bao một chuyến xuống tận cùng Đất Mũi vài ngày luôn cho biết”. Tôi mừng húm như vớ được cả núi vàng. Tại sao lại không đi cơ chứ. Không gặp được Ba Phi thì cũng gặp Ba Phỉ hay Ba Phì gì đó. Cứ miễn giáp mặt tính cách dân Cà Mau là đã cả một đời nhung nhớ. Nhưng rồi vận số đen đủi lại stop bước chân đang hăm hở của tôi. Tôi phải về gấp để ra Hà Nội dự tập huấn ngữ pháp văn bản. Cái của khỉ gì đâu. Cơ hội nghìn vàng như thế mà bỗng chốc trôi tuồn tuột như xe xuống dốc đứt thắng. Hà Nội thì tôi có lạ gì. Nhưng món ngữ pháp văn bản khó gặm này thì tôi không thể không nhai, vì sự bắt buộc nghề nghiệp chuyên môn của mình. Vậy là tuột khỏi tầm tay một tình yêu Cà Mau đang hôi hổi nóng ấm.

 

Rồi những năm sau, những năm sau, những năm sau nữa… cho tới tận bây giờ. Đã bao lần anh em văn nghệ Vĩnh Long đi Cà Mau, nhưng duyên phận của tôi vẫn hẩm hiu tới chạnh lòng.

 

Tôi biết, Cà Mau đâu chỉ là rừng tràm, rừng đước. Cà Mau với tôi là tình đất tình người, là nỗi nhớ hun hút trong từng giấc chiêm bao tới giật mình chợt thức. Tôi viết “Thầy Bảy Cái Nước” mà tôi chưa từng đặt chân đến Cái Nước. Tôi viết “Rừng đất đen” mà tôi chưa tận mắt chạm vào rừng đất đen. Gần đây tôi viết ca khúc “Lời biển”, cũng chỉ là tưởng tượng ra những con sóng vỗ đâu đó ở cuối trời tổ quốc. Đâu đó Cà Mau vẫn thao thiết gọi trong lòng.

 

Và Cà Mau, Cà Mau ơi! Dẫu muộn màng, đâu đó Cà Mau vẫn gọi tôi rưng rưng trong từng giấc gọi về!..

 HTT

Cà Mau là một tỉnh giàu tiềm lực kinh tế, nhất là tiềm lực kinh tế biển, tiềm lực rừng ngập mặt; đồng thời, Cà Mau cũng là một tỉnh khá năng động trong chiến lược phát triển kinh tế đặc thù của mình. Nhưng Cà Mau trước đây, cũng là một chiến trường ác liệt, cả trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Nơi đây có cửa sông Ông Đốc, nơi diễn ra cuộc đưa tiễn đầy xúc động giữa những người ở lại và những người tập kết ra Bắc. Cây vú sữa trong vườn Bác Hồ cũng được ra đi từ nơi đây. Ngoài xa kia là Hòn Khoai, nơi diễn ra cuộc khởi nghĩa đẫm máu do anh hùng Phan Ngọc Hiển phát động và chỉ huy. Nơi đây còn in đậm dấu ấn những làng rừng trong hai cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Biết bao người con ưu tú của Cà Mau và của cả nước đã vĩnh viễn nằm xuống nơi đây, để hôm nay, những tuyến đường từ thành phố Cà Mau xòe ra bốn hướng, đưa ta đi thăm An Thới, Cái Nước, Năm Căn, thăm hòn Đá Bạc, thăm Đầm Dơi, Trần Văn Thời và về thăm Đất Mũi.

 

Hồ Tĩnh Tĩnh Tâm, viết tặng Cà Mau và viết tặng các đồng đội trong chuyến đi thực tế Cà Mau vào cuối tháng 5 năm 2005 vừa qua.

 

 

Vẫn lỡ hẹn tình tôi cùng Đất Mũi

Miền yêu thương cháy bỏng những đêm dài

Nơi dịu dàng nắng lụa những ban mai

Cánh rừng đẹp như vòm trời thiếu nữ

Chạnh lòng đến vỡ òa đời lữ thứ

Buộc tình nhau từng ngọn sóng nôn nao

Thắp yêu thương thổn thức đến nghẹn ngào

Ơi Đất Mũi Cà Mau mũi con tàu vượt sóng!

 

Ai có thể ra khỏi trời biển rộng

Đồng đội ta đâu đó vẫn chưa về

Tôi chạnh lòng thức trắng những cơn mê

Nghe trang đước rùng rùng lời huyền thoại

Thuở ấy chân trần băng rừng đi mãi

Theo tiếng súng rền tìm chia lửa cho nhau

Cái Nước, Đầm Dơi, sông Trèm trẹm, Cái Tàu

Cà Mau rộng mênh mông đời lính trận

Thế hệ chúng tôi trùng trùng vô tận

Bước quân hành dài như sóng trùng khơi.

 

Đất Mũi ơi! Thương nhớ của tôi ơi!

Một nắm đất cũng tình đời muối mặn

Thuở ấy làng rừng mòn đêm thức trắng

Đói từng lon nước ngọt xẻ chia nhau

Chuyện ân tình chẳng giống chuyện trầu Cau

Bom giật bom rung, tấm khăn rằn cột chặt

Vết thương không đau mà lòng đau như thắt

Khi bè bạn ra đi không kịp nói một lời.

 

Lỡ hẹn rồi đành gởi lại người ơi

Khúc hát rau răm cay tận cùng khóe mắt

Dòng Ông đốc xiết qua lòng đau thắt

Tuột cả Ngân Hà xuống Đất Mũi Cà Mau!


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com