Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

hồ tĩnh tâm

Nhà thờ họ Hồ ở Triệu Độ Triệu Phong

NHÀ THỜ HỌ HỒ Ở TRIỆU ĐỘ TRIỆU PHONG QUẢNG TRỊ

 
nhà thờ họ Hồ ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị


NHÀ THỜ HỌ HỒ Ở LÀNG TRIỆU ĐỘ CỦA TÔI
CÒN QUÁ KHIÊM TỐN

Nhưng đó là nơi lưu giữ gia phả Đệ nhị phái Cao tổ Tướng thần Nghiêm tộc tử Hồ Văn Bồng
(bà nhất Nguyễn Thị Khương, bà nhị Dương Thị Lấy)
Truyền đời cháu con nối dõi




nhà thờ họ Hồ ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

cụ thân của tôi trong nhà thờ họ




nhà thờ họ Hồ ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

Đời ông nội tôi là Hồ Đại Thăng
(bà nhất Ngô Thị Hồi, bà nhị Trần Thị Nữ)

Bà nội Ngô Thị Hồi của tôi không có con. Mệ nội tôi là Trần Thị Nữ, sanh được ba tôi là Hồ Xuân Lai, chú tôi là Hồ Văn Oanh. Chú tôi thời kháng chiến theo ba tôi lên chiến khu Ba lòng tham gia vệ quốc quân. Trong một trận đánh không cân sức, chú tôi sa vào tay lính Pháp. Đây cũng là lúc ba tôi bị Pháp bắt cầm tù lần thứ ba. Hai lần trước ba tôi đều vượt ngục thành công. Lần thứ ba này, ba tôi lại tìm cách thoát được ra ngoài. Chuyện rất dài, tôi không thể kể ra ở đây được. Chỉ xin nói rằng, bọn lính đồn ở Quảng Trị(nay là thành cổ Quảng Trị), nổi giận vì việc lại để sổng ba tôi về rừng, chúng đã dẫn chú ruột của tôi về làng Triệu Độ, trói vào cọc, xử bắn ngay trước mặt mệ nội của tôi.




nhà thờ họ Hồ ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị


 

MƯA NGUỒN CHỚP BỂ

(kính viếng hương hồn Mệ của con)
Hồ Tĩnh Tâm

Rứa mà đã hai sáu năm đằng đẵng

mệ nằm trong cát trắng Triệu Phong

mặt trời đỏ vẫn mỗi ngày đổ nắng

dẫu thác rồi đời Mệ vẫn long đong.

đêm con nằm nghe mưa nguồn chớp bể

thương dòng sông đá đổ mồ hôi

hột lúa củ khoai mần ra đâu có dễ

tóc Mệ bạc từ con vừa tuổi thôi nôi.

cha lên chiến khu, mẹ vô du kích

chú của con Tây bắn tại làng

Mệ thức trắng hằng đêm ròng tịch mịch

lắng nghe từng sợi gió thổi lang thang.

ngày tập kết con sống cùng với Mệ

cầu Hiền Lương gần mà quê thì xa

mắt Mệ đỏ suốt những chiều dâu bể

 con và chén cơm trong nỗi nhớ quê nhà.

chợ Hồ xá Mệ bán từng chiếc bánh

lo cho con được cắp sách tới trường;

con thương Mệ ròng ròng đêm thức lạnh

lắng mưa nguồn chớp bể vọng cố hương.

lý mười thương ơi lý mười thương

con thương Mệ, thương quê nghèo dội nắng

suốt một đời như là cây rau đắng

mưa nắng quê nhà ru giấc Mệ, Mệ ơi!...

HTT

sông Thạch Hãn Quảng Trị

sông Thạch Hãn




sông Thạch Hãn Quảng Trị


 

GỞI VỀ QUÊ MẸ
Hồ Tĩnh Tâm

Có bao giờ xa quê mẹ được đâu

Trong giấc ngủ cũng nhớ về Quảng Trị

Chang chang nắng ươm vàng mùa bông bí

Đá bên sông Thạch Hãn đổ mồ hôi.

Mẹ còng lưng cuốc đất ở bên đồi

Hoàng hôn nhuộm chân trời màu lửa;

Con xa quê trong niềm đau cắt cứa

Đạn bom còn rình rập dưới lòng sâu.

Các dì con mưa nắng dãi dầu

Màu tóc bạc theo đàn con tàn tật

Chiến tranh đi qua gieo nỗi đau có thật

Chất độc giết người chưa buông thả quê hương…

Héo hắt nụ cười trong muôn nỗi tơ vương

Bà con mình ngắm bờ Nam, bờ Bắc

Hai bờ sông suốt một thời đánh giặc

Những ai còn nằm dưới nắng như nung?

Sông Hiền Lương trôi trắng biển Cửa Tùng

Những linh hồn theo thuyền đi vời vợi;

Đêm thao thức con tìm về bến đợi

Chạnh lời ru bổi hổi lắm quê ơi!..    

HTT  



sông Thạch Hãn Quảng Trị
 

Nói thêm về đời ông nội của tôi.

hotinhtam

hotinhtam

Ông cố nội tôi tên là Hồ Đại Dương, sinh được ba người con trại là Hồ Đại Chút, Hồ Đại Thăng và Hồ Đại Đôn. Bác Hồ Xuân Trí là con người anh cả Hồ Đại Chút, chú Hồ Xuân Lượng(Lương Bình) là con người em út Hồ Đại Đôn.

Ông Hồ Đại Chút có hai vợ là bà Để Thị Lưu, bà Để Thị Nguyệt.
Ông nội Hồ Đại Thăng của tôi có hai vợ là bà Ngô Thị Hồi, bà Trần Thị Nữ(mệ tôi)
Ông Hồ Đại Đôn có ba vợ là Nguyễn Thị Tấn, Nguyễn Thị Liễu, Nguyễn Thị Dũng

Ông nội tôi mất khi tôi chưa ra đời, nên tôi không hề ý thức được gì về ông, chỉ biết khi nội tôi còn sống thì gia đình làm ăn rất khá, lúa gạo đầy bồ, nhưng khi ông qua đời, thì gia cảnh cứ theo thời gian mà lụn bại; đến mức về sau, hai bà nội của tôi phải dìu nhau lên Cùa, sống nương nhờ bà con ruột thịt.

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

ba tôi trong lần về sửa sang ngôi mộ ông nội tôi lần thứ hai- tất cả cho đến nay là ba lần

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

ngôi mộ ông nội tôi trong lần chỉnh trang thứ hai- lúc này tôi chỉ ở được ba ngày,vì phải vào gấp Sài Gòn họp báo do Tổng Cục Chính Trị Quân Đội Nhân dân Việt Nam mời.

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

khu Mai Cạnh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

mộ ông nội tôi sau lần chỉnh trang thứ nhất

nói thêm về bên ngoại của tôi.

hotinhtam

Tôi tiếng người Triệu Độ, nhưng theo ba mẹ bỏ làng ra Bắc từ năm 1954, nên nhìn chung tôi rất ít hiểu biết về cả hai bên nội ngoại. Những gì tôi biết được hôm nay, là do tôi lượm lặt trong những chuyến về thăm quê vội vàng.

nhà cậu Nguyễn Đức Tánh ở Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

ngôi nhà cậu Nguyễn Đức Tánh của tôi đang sống tại thôn Triệu Độ, vốn xưa là nơi tọa lạc ngôi nhà gỗ quý có tiếng cả một vùng của ông ngoại tôi, mà theo như má tôi nói, nhà toàn làm bằng thiết mộc, với các thứ gỗ có giá trị làm vật dụng, như vàng tâm, lát hoa, cẩm lai... Năm 1972, vì chiến tranh loạn lạc, cậu Tánh của tôi buộc phải bán cho một người giàu có trong Huế, lấy tiền chia cho các con, các cháu chạy loan.

Theo như bà con dòng họ ngoại kể lại, ông cố ngoại Nguyễn Công Gia của tôi, từng nhờ biết làm ăn mà giàu có tiếng, có tới ba bà vợ, với rất nhiều con cháu. Mộ của ông là mả kết, nên sau khi chôn, mãi 84 năm sau mới dám làm Lễ động thổ bốc cốt, di mộ lên vùng đất cao trong Khu Mai Cạnh.

Ông ngoại tôi là Nguyễn Công Vân, nhờ đức cha nên làm ăn cũng phát, sinh được hai dòng con cháu rất đông cùng với hai bà vợ. Con cháu sau này cũng đều làm nên ăn ra và thành đạt.

Triệu Độ Triệu Phong Quảng Trị

con đường dẫn ra khu Mai Cạnh- thành phố cõi âm rất lớn của làng Triệu Độ

góc Đông Hà Quảng Trị

một góc đường ven thành phố Đông Hà

quê tôi Triệu Phong- Quảng Trị

hotinhtam

hotinhtam
Quê tôi rẻo đất miền Trung

Núi chuyển rùng rùng xuống biển

Ai nói cái nghèo miên viễn

Nắng nôi bỏng rảy thơ tình

Tôi từ dấn bước phiêu linh

Thương từng ngọn rau cỏ liệt

Trưa nồm gió Nam thao thiết

Dòng sông đá đổ mồ hôi

Đồng làng lưỡi cày chìa vôi

Xới lên màu thương màu nhớ

Nhịp chèo hò hô duyên nợ

Vai gầy áo vá ca dao

Lũy tre oằn nỗi chênh chao

Cánh cò nghiêng nghiêng lỡ hẹn

Có bao giờ đâu trọn vẹn

Khói chiều loang tím trời xa

Nỗi buồn tha khúc dân ca

Ru nhau bồng bồng tóc rối

Trăng khuya đêm nào cũng vội

Rót thương từng sợi trắng ngần

Bài thơ cỏ rả níu chân

Gọi mùa quê thơm rơm rạ

Với ai gieo lời vàng đá

Tôi thành nỗi nhớ quê tôi

Dzu- htt

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09896.jpg

quanh cảnh bốc cốt ông cố ngoại Nguyễn Công Gia của tôi sau 84 năm

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09899.jpg

con cháu di quan ông cố ngoại của tôi vào khu Mai Cạnh

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09910.jpg

sông Thạch Hãn đoạn chảy qua làng Triệu Độ

bò ở Khu mả Mai Cạnh.

hotinhtam

  Nhiều người nói với tôi, tính ra mật độ nhà cửa(mộ phần) và mật độ dân số thành phố âm Mai Cạnh, phải lớn gấp hàng trăm lần mật độ ở làng Gia Độ của tôi. Bản thân tôi đi cũng đã đi nhiều nơi, nhưng tôi chưa thấy nơi nào, khu mồ mả lại cao ráo và rộng lớn như ở khu Mai Cạnh này. Nấm mồ chen nhau chi chít. Xế chiều trời sâm sẩm tối, bạn mà đi vào đó, coi chừng bị lạc, không biết đi đang nào mà ra, vì nhiều khu mộ xây tường rất cao, che hết cả tầm nhìn.

Dù lụt lớn cỡ nào, khu gò mả Mai Cạnh này cũng chưa bao giờ bị ngập.

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09915.jpg

mép rìa phía ngoài của khu Mai Cạnh lúc hoàng hôn

BÂY GIỜ MỜI CÁC BẠN XEM BÒ Ở MAI CẠNH NHÉ!

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09917.jpg

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09921.jpg

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09786.jpg

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09787.jpg

có cả trâu nữa

http://i337.photobucket.com/albums/n370/hotinhtamvn/DSC09788.jpg


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com