Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

hồ tĩnh tâm

tâm sự sau kì thi tuyển sinh của Dzu

tâm sự sau kì thi tuyển sinh cao đẳng của Dzu

 

alt


Ảnh chụp trong Lễ kỉ niệm 35 năm thành lập trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long

 

Trong cuộc đời dạy học, Dzu rất sợ phải ngồi coi thi, đơn giản bởi vì Dzu là con người hành động, cứ phải ngồi một chỗ suốt ba tiếng đồng hồ thì không thể nào chịu nổi; bởi vì vậy mà năm nào Dzu cũng đăng kí với Khoa, xếp cho Dzu làm việc khác, chứ đừng bắt Dzu phải coi thi, cho dù coi thi được trả tiền. Thế nhưng cứ đến mùa tuyển sinh, nhà trường phải thuê mướn giáo viên các trường về tiếp sức, thì Dzu không thể nào từ chối được, cho dù đi gác thi thì phải ngồi chết dí một chỗ, không được đọc sách hay bất cứ thứ gì khác, không được sử dụng điện thoại, máy ảnh, không được nói chuyện riêng với giám thị cùng phòng, không được… đủ thứ không được, vì đó là bắt buộc về chuyên môn của quy chế thi.

 

Thế nhưng, dù sao các giám thị vẫn có thời gian trò chuyện với nhau, đó là lúc tâp trung tại Hội đồng thi trước khi xuống phòng thi, đó là khoảng thời gian 30 phút ổn định phòng thi trước khi thi, đó là thời gian ngồi chờ giao nạp bài thi… Bởi đơn giản, là con người làm viêc chung với nhau, mà không trò chuyện đôi lời với nhau, xem ra cũng kì. Đằng này, rất nhiều giáo viên các trường về tiếp sức mùa thi cho trường Dzu đang dạy, lại nguyên là sinh viên của Dzu, không trò chuyện thăm hỏi thì quả là bất nhẫn. Chính nhờ những phút ngắn ngủi như vậy, mà Dzu biết được rằng, hầu hết sinh viên trường Dzu ra trường đi dạy, ai có thâm niên từ mười năm trở lên, đều hơn hẳn Dzu về điều kiện sống, chẳng hạn như đã xây được nhà ở khang trang, đi dạy thì có xe máy xịn, tiện nghi trong nhà chẳng thiếu thứ gì. Không phải là nhờ lương bổng đâu, lương các em làm sao hơn được lương Dzu, cái chính là nhờ các em biết bươn trải giỏi hơn Dzu trong đời, và có phần, nhờ gặp được nhiều may mắn hơn Dzu trong đời. Chẳng hạn sáng nay Dzu gác chung phòng với một cô giáo đã có thâm niên hai mươi lăm năm dạy học, cô ấy cho Dzu biết, hai vợ chồng(đều là giáo viên), nhưng đã xây được nhà lầu trong thành phố, con trai lớn đang học đại học năm thứ tư một chuyên ngành kinh tế ở Thuỵ Điển, con gái nhỏ đang học lớp năm. Dzu tưởng cháu trai học giỏi được cấp học bổng, nhưng cô ấy cho biết là cháu đi du học tự túc. Thấy Dzu quá ngạc nhiên, cô ấy nói luôn, vợ chồng em chỉ lo cho cháu chút đỉnh, còn chủ yếu là do bà con bên ấy lo cho, chứ thu nhập của tụi em, làm sao mà lo nổi cái ăn cho cháu, chứ đừng nói tới việc lo học bổng. Tất nhiên Dzu cũng muốn nói rằng, không ngờ con của giáo viên hầu hết đều học giỏi, rất nhiều người có con học kiến trúc, học y, học dược, học công nghệ thông tin… Có ông thầy, con vừa học xong lớp mười chuyên toán, mà đã ẳm huy chương vàng Olympic, được thưởng những hai mươi triệu đồng. Xem ra, Dzu chưa hề nghe thầy cô nào phải than phiền về con cái của mình cả.

 

alt

 

ảnh tư liệu về trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long của Hồ Tĩnh Tâm

alt

alt

alt

alt

alt



alt

alt

alt

alt

alt

ảnh tư liệu về trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long của Hồ Tĩnh Tâm

alt

alt

alt

alt

alt


alt

alt

alt

alt

alt

ảnh tư liệu về trường Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long của Hồ Tĩnh Tâm


alt

alt

alt

alt

alt


alt

alt

alt

alt

alt


alt

alt

alt

alt

alt

ng Cao đẳng Sư phạm Vĩnh Long của Hồ Tĩnh Tâm


alt

song ca của giáo viên

alt

tốp ca giáo viên

alt

song ca giáo viên

alt

tam ca của giáo viên

alt

tiết mục của chi đoàn giáo viên

alt

cô giá trẻ Mỹ Linh


alt

alt

cô  giáo Hải Yến

alt

bàn đầu  la giáo viên của trường

alt

tiết mục múa của sinh viên

alt

alt

cô nhiều và anh Vận thợ điện

alt

alt

alt

alt


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com