Bản in của bài viết

Click vào đây để xem bài viết này ở định dạng ban đầu

hồ tĩnh tâm

đi chợ và lựa chọn của vợ tôi

alt

 

Hình ảnh ghi tại chở xã Mỹ An- huyện Mang Thít- tỉnh Vĩnh Long

 

alt

Đi chợ

 

 

Kể từ khi Vĩnh Long mọc lên các chợ siêu thị, hầu như việc đi chợ là việc của vợ tôi, bởi bả luôn có niềm tin vững chắc rằng, hàng hóa trong siêu thị là hàng hóa có nhãn mác, đảm bảo chất  lượng tiêu dùng, có người đứng ra chịu trách nhiệm, bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng. Đã vậy, vợ tôi còn có sở thích, mua nhiều được ghi phiếu tính điểm, được mua hàng giảm giá, được thưởng phiếu mua hàng không mất tiền. Tôi nói, hàng trong siêu thị cũng là hàng mua từ các nhà sản xuất, hàng nông sản thì mua từ nông dân, nhưng do siêu thị kềnh càng, việc đánh thuế hàng hóa rất cao, tiền phát thưởng rút từ tiền mua sắm của mình, chứ lấy đâu ra. Tất nhiên lời nói của tôi chỉ là nước đổ đầu vịt, cho dù tôi đã nói, việc kiểm định chất lượng sản phẩm hàng hóa cũng là do con người, mà con người thì người ta có thể mua bằng tiền. Tôi dẫn ra, việc kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hóa của những nhà máy lớn, những tập đoàn sản xuất xuyên lục địa, xem ra có vẻ nghiêm ngặt, ấy vậy mà sữa chất lượng cao cho con trẻ, vẫn có chứa chất độc hại, xe ô tô bốn chỗ giá bạc tỉ vẫn bị thu hồi… Rồi thì, ô tô có qua đăng kiểm định kỳ vẫn mất thắng lao xuống vực, Honda đang chạy thì bốc cháy, điện thoại đang nghe thì phát nổ… Vợ tôi như một tín đồ sùng bái hàng siêu thị, bà bỏ ngoài tai tất cả. Thôi thì, hàng có tem mác, cho dù nó là bó rau, con cá, cũng là hàng mình buộc phải mua mà dùng, mà ăn. Dù sao, đi chợ siêu thị cũng sạch sẽ, cũng văn minh hơn đi chợ ngoài đời. Tiến bộ thời đại, xu hướng phát triển nó là thế, đi chợ siêu thị khỏi phải mỏi miệng trả giá.

 

Nhớ chợ ngoài đời, lâu lâu tôi lại phóng xe ra ngoại ô, lang thang đi xem, đi chụp hình; hôm nào có tiền thì mua một món gì đó đem về, như mớ hến, bó rau dền. Có hôm nổi hứng, còn ngồi xổm ăn tô bún riêu cua, ăn tô cháo lòng, với cái thú là vừa ăn vừa được trò chuyện với người bán hàng.

 

Entry này xin giới thiệu với các bạn một góc chợ quê ở Mỹ An, thuộc huyện Mang Thít, cách thành phố Vĩnh Long khoảng chục cây số, khi tôi đi cùng đoàn làm phim của VTV3 từ Hà Nội vào.

 

 

Dzu

 


alt

 

nụ cười của người buôn bán hàng rau

 

alt

 

phóng viên VTV3 tác nghiệp

 

alt

 

một người buôn bán nhỏ

 

alt

 

hàng trái cây

 

alt

 

hàng có niêm yết giá nhưng bạn vẫn được quyền mặc cả

 

alt

 

ngồi trên xe vẫn mua được hàng

 

alt

 

chợ nằm sát bên đường

 

alt

 

người bán hàng cộng tác với Dzu rất nhiệt tình

 

alt

 

cô bán hàng chịu khó đội nón để Dzu ghi hình

 

alt

 

ảnh chụp từ dốc cầu Mỹ An

 

alt

 

chợ quê Nam Bộ bao giờ cũng nằm cặp theo sông

 

alt

 

thời nay giao thông phát triển, chợ quê có thêm đặc thù trên bến dưới thuyền

 

alt

 

sự phong phú chủng loại hàng hóa của chợ quê trong thời hiện đại

 

alt

 

trái cây được bày bán rất nhiều

 

alt

 

hoa tươi miệt vườn cũng có mặt

 

alt

 

xe ôm luôn sẵn sàng chở khách

 

alt

 

chợ quê không bao giờ thiếu những quán ăn bình dân

 

alt

 

và các món hàng quà nhà quê

 

alt

 

như bánh cam, bánh bò, bánh da lợn, bánh tét...

 

alt

 

hàng son hầm bà lằng các thứ

 

alt

 

cây nước cho phòng cháy chữa cháy

 

alt

 

một người bán rau

 

alt

 

một người bán hàng khô, như tôm khô, cá khô, mực khô...

 

alt

 

nơi bán cá tươi, gà, vịt thường nằm sát mé sông

 

alt

 

trên bến dưới thuyền

 

alt

 

chợ quê có đủ cả cá đồng, cá sông, cá biển

 

alt

 

ghe chở hàng

 

alt

 

người bán bao luôn việc làm sẵn tôm cá cho người mua

 

alt

 

một người bán cá

 

alt

 

đàn ông cũng tham gia buôn bán

 

alt

 

đưa hàng đến chợ

 

alt

 

vỏ bưởi khô cũng thành hàng hóa

 

alt

 

ở chợ quê người bán thường nhiều hơn người mua nên bạn cứ tha hồ mặc cả

 

alt

 

người buôn bán hàng nông sản thường là các bà xồn xồn

 

alt

 

và có rất nhiều người lớn tuổi

 

alt

 

cô bạn Dzu đi chợ cho trận nhậu buổi trưa

 

alt

 

thuận mua vừa bán

 

alt

 

phóng viên VTV3 vẫn say sưa tác nghiệp

 

alt

 

thêm một phóng sự chợ quê sắp trình làng

 

alt

 

ngồi xuống để quay cận cảnh

 

alt

 

bạn Dzu lọt vào tầm ngắm

 

alt

 

thịt sống thịt chín

 

alt

 

anh bạn vẫn miệt mài tác nghiệp

 

alt

 

nhà thơ thành người vác chân máy

 

alt

 

quần áo may sẵn rất nhiều ở chợ quê

 

alt

 

không gian chật hẹp trở nên ấm cúng

 

alt

 

đi chợ gặp bà con là chuyện bình thường ở chợ xã

 

alt

 

mua một mon hàng đôi khi chỉ là để bày tỏ tình cảm

 

alt

 

trẻ em cũng tham gia bán hàng

 

alt

 


tiệm bán đồ may mặc

Tại chợ Mỹ An, chúng tôi dừng lại trò chuyện khá lâu ở tiệm bán quần áo may sẵn, bởi đây là gia đình một người bà con gọi Thái Hồng bằng cô, nhờ vậy tôi biết, dường như cả nhà từ già đến trẻ đều tham gia vào việc bán buôn, và ai cũng thuộc giá cả từng món hàng bày bán. Thái Hồng thuộc vai cô mà khi mua cái nón đội đầu còn trả giá, dù rằng đã lựa tợ́i cả chục cái, và mua chỉ là để bày tỏ tình cảm với gia đình người cháu gái. Điều đó cho thấy, thú vui của việc đi chợ quê chính là được vô tư trả giá, đến lúc nào thuận mua vừa bán thì thôi. Đi chợ siêu thị làm sao có được cái thú vui rất dân dã này. Do vậy bạn có đi chợ quê thì cứ việc tự nhiên mặc cả, đừng có ngại gì nhen.

 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
altalt

gặp nhau tay bắt mặt mừng

Người làng đi chợ quê toàn gặp người quen, từ bà con tới láng giếng tới bà con, nên việc mặc cả chỉ là thói quen, vì đôi khi người bán chỉ kiếm lời chút đỉnh, chứ không hề chặt chém gì. Người buôn bán chủ yếu là gom nhặt từng đồng, bằng cách bán càng được nhièu hàng càng tốt, nên phải luôn tìm cách giữ khách bằng giá bán buôn vừa phải. Đi chợ quê bởi vậy rất yên tâm về giá cả, không việc gì phải lo sợ mua lầm.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt

cái hay của chợ quê

Cái hay của chợ quê là giá cả rất mềm, bởi bà con chòm xóm với nhau, chẳng lẽ lại nỡ nhẫn tâm chặt chém; mà chặt chém sao được, vì người mua mà thông tin cho nhau, thì nhất định người bán sẽ khó làm ăn, bởi người mua là người quanh quanh trong xã. Hơn nữa, lỡ khi mua mà thiếu chút đỉnh, thì vài ba hôm sau đem trả cũng chẳng sao; nhiều người tôi con thấy mua hàng thiếu chịu, có người mua hàng còn thiếu chịu đến mùa trả bằng lúa. Ở một vài nơi, tôi còn thấy,  người ăn mua sẵn hủ tiếu đem đến, chỉ mua nước sốt chan vào, cốt ăn lấy no để làm việc nặng như khuân vác hàng họ ở chợ. Có người ăn xong thì phủi đít quần đứng dậy, nói một câu, để đó cho tui, người bán cũng chẳng thèm gi vào sổ, tất cả đều là nhớ để đó.
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt
 
alt


VnVista I-Shine
© http://vnvista.com